Quốc
gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Cộng
không ai khác hơn là Mỹ.
Các
sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm
Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai
thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng
cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như
gần kề. Ba sự kiện chính có thể sẽ xảy ra như là hệ quả của việc nâng cấp này
là: Một, hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết
sớm; hai, Việt Nam có thể sẽ được phép mua các loại vũ khí sát thương của Mỹ;
và ba, quan trọng nhất, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ Việt
Nam đối phó với những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Cộng trên Biển
Đông.
Nếu
tất cả các điều trên được diễn ra một cách suôn sẻ thì quả là một việc đáng
mừng cho Việt Nam .
Lý do đơn giản là Việt Nam
không thể chống cự lại Trung Cộng một cách có hiệu quả nếu không có, một, vũ
khí tối tân, và hai, sự giúp đỡ từ Mỹ.
Về
vũ khí, lâu nay Việt Nam chủ
yếu mua từ Nga, nhưng ở đây lại có vấn đề: Nga không phải chỉ bán vũ khí cho
Việt Nam
mà còn bán cho cả Trung Cộng nữa. Hậu quả là những gì Việt Nam có, Trung Cộng cũng đều có. Hơn
nữa, nhờ giàu hơn, Trung Cộng có thể mua vũ khí từ Nga với số lượng lớn hơn hẳn
Việt Nam .
Đó là chưa kể, sau mấy chục năm tập trung vào việc phát triển kỹ thuật quân sự,
vũ khí do Trung Cộng tự chế tạo cũng có trình độ kỹ thuật rất cao. Đứng về khía
cạnh vũ khí, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua từ Mỹ. Tuy
nhiên, việc mua ấy sẽ không thể thành hiện thực được nếu chính phủ Mỹ vẫn bị
ràng buộc bởi lệnh hạn chế bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam vốn kéo
dài từ mấy chục năm nay.
Về
đồng minh, lâu nay có vẻ như Việt Nam cố gắng ve vãn nhiều quốc gia nhưng thành
thực mà nói, một, không có nước nào sẵn sàng đứng bên cạnh Việt Nam và chia lửa
với Việt Nam trong trận đối đầu với Trung Cộng; và, hai, nếu muốn, họ cũng
không đủ sức. Ngay trong khối ASEAN, những nước có thể đứng về phía Việt Nam cũng rất ít
ỏi. Việt Nam chỉ có thể đi
với những quốc gia có quyền lợi xung đột với Trung Cộng như Philippines , Malaysia
và Brunei .
Nhưng cả bốn nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ với Trung Cộng. Đó là chưa
kể giữa bốn nước này, mâu thuẫn về chủ quyền trên biển và đảo vẫn khá gay gắt.
Ở châu Á, chỉ có hai quốc gia thực sự mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự là Nhật
Bản và Hàn Quốc, nhưng do những ràng buộc về pháp lý, Nhật Bản không thể đưa
quân sang giúp Việt Nam trong trường hợp có chiến tranh. Trong khi đó, Hàn
Quốc ở cái thế cũng rất bấp bênh: Trung Cộng có thể sử dụng Bắc Hàn để ngăn
chận mọi nỗ lực quân sự của Hàn Quốc trong việc chống cự lại Trung Cộng.
Bởi
vậy, dù thích hay không thích, Việt Nam
cũng nên thừa nhận một điều: quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Cộng không ai khác
hơn là Mỹ. Quan hệ đồng minh với Mỹ là con đường duy nhất để tự vệ của Việt Nam .
Lấn
cấn duy nhất của mối quan hệ ấy là quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Đối với
chính phủ Mỹ, thật ra, đó không phải là vấn đề. Tất cả các chính khách Mỹ đều
theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) và thực tế (realism). Câu châm ngôn cửa
miệng của họ là: không có bạn vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có
quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn. Do đó, chính phủ Mỹ sẵn sàng bắt tay với Việt Nam , kẻ thù cũ
của họ, để bảo vệ Biển Đông. Họ không bảo vệ Việt Nam . Họ chỉ bảo vệ Biển Đông. Và vì
Biển Đông, họ sẵn sàng xem Việt Nam
là một đồng minh chiến lược.
Nhưng
trên thế giới, quan hệ đồng minh nào cũng dựa trên hai hoặc một trong hai nền
tảng: quyền lợi và sự tin cậy.
Giữa
Việt Nam
và Mỹ hiện nay có rất nhiều điểm chung về quyền lợi: Cả hai đều cần Biển Đông.
Với Việt Nam, đó là vùng biển của Việt Nam, là một trong những nguồn lợi tức
lớn của Việt Nam về phương diện kinh tế đồng thời cũng là danh dự và lòng tự
hào dân tộc của Việt Nam về phương diện tinh thần. Với Mỹ, đó là con đường hàng
hải quan trọng vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về quân sự. Mỹ cần bảo
vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ đó trở thành khó khăn, nếu không muốn nói là
bất khả nếu Việt Nam
chấp nhận nhượng bộ hoặc đầu hàng Trung Cộng.
Tuy
nhiên, một thứ quan hệ dựa trên quyền lợi không thể kéo dài và cũng không đủ
mạnh để lôi kéo Mỹ. Nền tảng thứ hai của quan hệ đồng minh bao giờ cũng là sự
tin cậy. Sự tin cậy trong chính trị khác với sự tin cậy giữa hai cá nhân vốn
chỉ dựa vào tính cách. Trong chính trị, sự tin cậy chỉ được xây dựng trên nền
tảng của những bảng giá trị chung cả hai quốc gia đều chia sẻ. Không phải ngẫu
nhiên mà các quan hệ đồng minh sâu sắc và bền vững chỉ có thể tìm thấy giữa các
quốc gia gần gũi với nhau về văn hóa, như giữa Mỹ và Anh, Úc, Tân Tây Lan, hoặc
nhạt hơn một chút, giữa Mỹ và các quốc gia khác ở Âu châu. Cũng không phải ngẫu
nhiên mà trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lâu nay,
Mỹ luôn luôn đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện. Không phải Mỹ muốn cứu
một số cá nhân đang bị giam giữ trong nhà tù. Với chính phủ Mỹ, những cá nhân
ấy hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn thấy ở Việt Nam những sự
chia sẻ chung về các bảng giá trị văn hóa: tôn trọng quyền con người. Hơn nữa,
chính phủ Mỹ cũng muốn dân chúng Mỹ nhận thấy điều đó.
Có
thể nói trở ngại chính trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ không phải ở Trung Cộng hay bất cứ
nước nào khác mà chính là dân chúng Mỹ. Không nên quên vết thương của nhiều
người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
với 58.000 người chết vẫn chưa lành hẳn. Cái gọi là hội chứng Việt Nam trong một
số thành phần dân chúng Mỹ vẫn còn sâu đậm. Những người ấy không dễ dàng để mặc
cho chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Họ có những yêu sách của họ. Một trong
những yêu sách ấy là: Việt Nam
xứng đáng để làm bạn và để được bảo vệ. Việc tôn trọng nhân quyền là một thước
đo chính. Không có một chính trị gia nào ở Mỹ dám bất chấp yêu sách chính đáng
ấy của dân chúng Mỹ.
Chắc
chắn Việt Nam
sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng
cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề
là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi
một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt
một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước
những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy
nữa.
Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ
biến thành mây khói.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.