Một
khía cạnh đáng yêu của Hoa Kỳ
Bước
vào năm mới, giới bình luận nhắc tới hai chuyện. Một là Tổng thống Barack Obama
đã tiếp xúc và thảo luận về cách cải thiện kinh tế với giới quản trị doanh
nghiệp - thuộc thiểu số 1% giàu có xấu xa mà ông thường đả kích để hốt phiếu
dân nghèo. Hai là Chính quyền Obama nên mời một Tổng quản trị CEO vào gỡ rối
cho chương trình Obamacare đang bị khủng hoảng...
Có
chuyện thứ ba cũng nên nhắc tới, là nhiều doanh gia tỷ phú Hoa Kỳ lại là người
hằng tâm, đã bỏ thời giờ, công sức và tiền bạc cứu giúp người khác, tại Hoa Kỳ
và trên toàn thế giới. Khía cạnh hằng tâm của những người hằng sản là một đặc
tính đáng quý của xã hội Mỹ. Mở đầu một năm mới, xin nhắc tới khía cạnh tử tế
này.
Ngược
với quan niệm của nhiều người rằng kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ là "kỹ nghệ
chiến tranh" - chữ của Tổng thống Dwight Eisenhower về thủ tục ngân sách
bên trong có sự cấu kết giữa các tập đoàn kinh doanh chiến cụ và giới dân cử -
thật ra kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ chính là "từ thiện". Đó là hoạt động
thiện nguyện có tính chất vị tha và nhắm vào mục tiêu công ích. Trong hoàn cảnh
kinh tế khó khăn của toàn cầu, kể cả của nước Mỹ, số tiền hoạt động của
"kỹ nghệ từ thiện" vẫn vượt quá 300 tỷ đô la, cao hơn ngân sách viện
trợ của chính quyền liên bang và bằng 60% ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng
ngạch số ấy hoàn toàn là do tư nhân đảm nhiệm lấy, từ khi vận động tới khi sử
dụng.
Trong kỹ nghệ từ thiện, dĩ nhiên ta chú ý đến vai trò của doanh gia tỷ
phú, đã thành công xuất sắc trên doanh trường, nhưng giàu lòng hảo tâm mà cống
hiến một phần, có khi là phần lớn, tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện.
Kỹ
nghệ từ thiện này không chỉ có kim ngạch rất lớn mà còn ảnh hưởng rộng lớn
trong xã hội và nay đã ra toàn cầu. Khi nói đến "kỹ nghệ", ta để ý
đến ảnh hưởng, cách tổ chức và vận hành phức tạp trong khuôn khổ luật lệ chặt
chẽ. Vì hoạt động từ thiện được miễn thuế nên các hội thiện là đối tượng kiểm
tra kỹ lưỡng của sở thuế liên bang lẫn những tư nhân giao tiền cho họ.
Từ
khởi đầu và ở dưới lên, thì nên thấy dân Mỹ tự động chung góp rất nhiều vào
sinh hoạt trong xã hội, từ lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tôn giáo đến y tế, giáo
dục và phổ biến kiến thức. Thuần về kinh tế thì ngạch số của các hoạt động từ
thiện tại Mỹ đã vượt 1% Tổng sản lượng Nội địa GDP, trung bình thì gấp đôi Âu
Châu và đấy là một truyền thống.
Nói
về sự đóng góp tài chánh cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba
chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn
hoá, xã hội, tôn giáo, y tế hay giáo dục. Song song, họ cũng có cả ngàn "sáng
hội" hay "sáng viện", là "foundations", của nhiều gia
đình doanh gia. Nổi tiếng trong lịch sử thì có Ford Foundation, Rockefeller
Foundation, Carnegie Foundation, MacArthur Foundation, hay J. Paul Getty Trust,
v.v...
Từ
hơn chục năm nay, người ta mới để ý đến các tên tuổi trên doanh trường như ông
bà tỷ phú Bill và Melinda Gates hoặc Warren Buffet hay Georges Soros đã dành
một khoản tài sản cho các hoạt động từ thiện. Trẻ nhất trong số đó là người
sáng lập và Tổng quản trị mạng lưới xã hội Facebook, nhân vật Marc Zuckerberg,
chưa tới 30 đã làm chủ 19 tỷ đô la và đồng ý với hai vị tiền bối là Bill Gates
và Warren Buffett là trong đời mình sẽ dành ra phân nửa tài sản để tài trợ việc
công ích.
Bill và Melinda Gates
Nhìn
về nguyên thủy, chúng ta không quên rằng nước thành hình từ "thuyền
nhân", những người vượt biển qua xứ lạ để làm lại cuộc đời, đa số là để
tránh nạn bách hại tôn giáo từ Âu Châu. Đi tìm tự do, họ tin vào Thượng Đế ở
trên đầu và tình liên đới của người tỵ nạn với nhau. Hai tinh thần sùng đạo và
lân tuất là đặc tính nguyên sơ. Từ đầu thế kỷ 17, việc ba vùng đất mới được họ
lập ra, là Massachussetts , Pennsylvania
và Virginia ,
có tên là "Thịnh vượng chung" cũng hàm ý đó.
Sau
đấy, tinh thần liên đới thể hiện ở một lý tưởng rất Mỹ - không hẳn là Âu Châu -
rằng ta được sinh ra là để làm việc thiện. Việc thiện ấy có góp phần phát triển
cộng đồng và xây dựng quốc gia sau khi dân Mỹ giành được nền độc lập. Ngày nay
tinh thần ấy vẫn còn. Riêng người viết này vẫn nhớ viên Chủ tịch một doanh
nghiệp Hoa Kỳ mà mình làm việc ngày xưa có khuyên là "làm gì thì vẫn dành
ra 30% thời giờ cho việc công ích, đó là tôn chỉ của nhiều người tại Hoa
Kỳ".
Trung tâm nghiên cứu của
bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện $188,000,000 do cụ
Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt động từ thiện bí
mật.
Trong
nhiều năm hoạn nạn vừa qua, người ta nhớ đến tỷ lệ tiết kiệm trung bình của dân
Á châu là khoảng 30% lợi tức trong khi dân Mỹ xài rộng và tiết kiệm ít dần.
Thật ra, họ vẫn có một "trương mục công đức" khá dày nếu ta nói theo
lối duy tâm về 30% dành cho việc công ích.
Về
mặt tâm linh thì điều ấy có lẽ cũng đáng chú ý không kém lời phê phán tư bản
chủ nghĩa là ích kỷ và trọng lợi.
Từ
các xã hội chụp giựt, nhiều người có thể cho rằng dân Mỹ chi tiền cho hội từ thiện
là để trốn thuế. Người mắc bệnh cynic, nôm na là gian hùng vặt, thì cười khẩy
rằng làm việc thiện cũng như mua sẵn vé lên Thiên đàng sau này. Ngay trước mắt
thì được bớt thuế!
Thật
ra, những người đã là triệu phú, hoặc giàu hơn ngàn lần để thành tỷ phú, thì đã
thuê người lo chuyện thuế khóa và không mấy quan tâm đến việc đó khi chi tiền
vào hội thiện. Họ chỉ cần là làm đúng luật. Nói cho dễ hiểu hơn, khi chúng ta
vào nhà thờ hay nhà chùa mà bỏ tiền vào thùng phước sương thì có ai đợi lấy
biên lai để còn khai thuế chăng?
Vả
lại, trong cảnh kinh tế khó khăn từ năm năm nay, người ta thấy rằng giới bình
dân tại Mỹ vẫn chi tiền khá mạnh cho hoạt động từ thiện, mà họ không thuộc thành
phần có thư ký riêng hoặc sẽ chi ly gom lại từng giấy biên nhận để khai thuế.
Còn các doanh gia hay triệu tỷ phú Mỹ thì họ suy nghĩ khác khi bỏ ra cả triệu
cả tỷ cho hoạt động công ích. Đáng chú ý là họ đem cho người dưng, ở tại Mỹ và
trên thế giới, mà dành lại rất ít tài sản cho con cháu vì tin rằng con cháu sẽ
phải phấn đấu để làm giàu và khi có tiền rồi thì cũng phải san xẻ cho người
khác.
Ở
giữa quần chúng hằng tâm ở dưới và thiểu số tỷ phú ở trên, ta không quên doanh
nghiệp Mỹ cũng có ngân sách tài trợ các tổ chức vô vụ lợi. Mục tiêu có thể là
quảng cáo, là xây dựng thiện cảm với cư dân ở nơi có cơ sở hoạt động, cho nên
yếu tố giảm thuế chỉ là một phần nhỏ. Trong số các doanh gia quyết định về đối
tượng yểm trợ của doanh nghiệp tất nhiên là có nhiều triệu phú, đôi khi họ tài
trợ ngôi trường cũ và thực tế có đóng góp cho việc xây dựng hệ thống giáo dục
tư thục Mỹ.
Sau
cùng, trong thành phần quần chúng bình dân Mỹ, bỏ tiền nhiều nhất cho việc từ
thiện là giới bảo thủ và hay bỏ phiếu Cộng Hoà. Ngược lại các tỷ phú hằng tâm ở
trên lại thiên về đảng Dân Chủ. Đấy cũng là chi tiết lạ! Mà tại sao như vậy?
Dân
Mỹ theo xu hướng bảo thủ, mà người ta tưởng là ích kỷ và trục lợi, thật ra lại
góp tiền cho các hội thiện nhiều hơn dân Mỹ thiên tả mà ta cho là lý tưởng. Có
lẽ xu hướng thiên tả thì muốn nhà nước đảm nhiệm nhiều việc công ích và phó
thác chuyện đó cho nhà nước, còn phía bảo thủ thì tin rằng đó là phần vụ của
từng người dân và họ xung phong đóng góp trong tinh thần tiên phong truyền
thống của nước Mỹ. Trên cùng, thiểu số có tiền và đầy lòng hảo tâm thì có tham
vọng làm thay đổi bộ mặt của xã hội và cả thế giới bằng thiện chí và tài sản
của mình. Tinh thần "cải tạo xã hội" là đặc tính khá nổi bật của cánh
tả, của đảng Dân Chủ.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Aug
05, 2011
Khắp
nơi trên thế giới, ở đâu cũng có những người làm việc từ thiện, những người có
lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc
đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình....Nhưng ...
May
17, 2012
Còn
vùng Tây Nam thì có nhiều tổ chức khác nhưng đặc biệt nhất là Hội từ thiện Sứ
Giả Tình Yêu, hay “Messengers Of Love,” đã tổ chức "Một Ngày Cho Mẹ"
vào thứ Bảy và Chủ Nhật, 12 và 13 tháng Năm. Trong hai ngày này ...
Aug
11, 2011
Phải
cảm ơn những công việc Bill Gates đang làm với quỹ từ thiện Bill và Melinda
Gates, khi ông cho đi hàng tỷ USD của mình để chống lại sự lây lan của dịch
bệnh và phát triển nguồn lương thực cho những người cần thiết ...
May
06, 2012
Chuyến công tác thiện nguyện hai tháng liền của Messengers Of Love, hội Sứ Giả
Tình Yêu, từ Houston Texas đến Campuchia và sau đó là các vùng miền xa xôi hẻo
lánh của Việt Nam. image. Courtesy from M.O.L.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.