Thursday, January 9, 2014

Paris By Night 109

image
July 4th năm nay của tôi đặc biệt hơn những năm trước rất nhiều, vì năm nay tôi được đi xem chương trình thu hình trực tiếp của Thúy Nga Paris by Night 109 (chỉ trực tiếp thu hình, còn ca sĩ chỉ nhép miệng theo nhạc cho vui thôi).

Tôi vui lắm khi tưởng tượng ra mình sẽ được tận mắt chứng kiến một sân khấu lộng lẫy, hoành tráng trong 1 rạp hát sang trọng mà trung tâm đã phải chi trả rất nhiều tiền để thuê mướn như bác Ngạn vẫn thường nói. Nhưng tôi đã hụt hẫng hoàn toàn vì sự thật không giống trong phim ảnh, sân khấu nhỏ bé, chật hẹp, khán phòng thì rất là bình dân, vậy mới biết kỹ thuật của mấy anh Camerament cao siêu đến mức độ nào.

Giờ mở màn của chương trình trễ hơn gần 1 tiếng đồng hồ so với quảng cáo trên poster, bù lại trung tâm có cho 2 con rối ra làm trò để câu kéo thời gian, nếu không thì khán giả bỏ về hết, trung tâm phải đóng cửa thì sao?

Tiết mục mở màn là 1 bài hát với nhịp điệu sôi động được kết hợp với 1 bài mang âm hưởng dân ca tạo thành 1 liên khúc không giống ai, xem tiết mục này giống như chúng ta đang ăn Mì Ý mà chan mắm tôm vậy đó, thật bái phục ý tưởng của nhà sản xuất.

Ca khúc trữ tình Hoa Nở Về Đêm của Mạnh Phát do Hương Lan và Giang Tử trình bày cũng chỉ coi là tàm tạm. Hương Lan đã cố tình luyến láy, uốn éo giọng hát của mình khiến cho bài hát mất đi cái chân phương, giản dị của nội dung. Riêng về ca sĩ Giang Tử, tôi cũng chúc mừng ông đến cuối đời lại được gặp may. Với giọng hát thường thường bậc trung của ông nếu "tứ trụ" vẫn còn (tứ trụ: Duy Khánh * Nhật Trường * Hùng Cường (đều qua đời) * ngoại trừ ca sĩ Chế Linh vẫn còn nhưng ít khi xuất hiện) thì ông đã không được ưu ái như ngày hôm nay. Có thể coi đôi song ca này là bản sao không hoàn chỉnh của Duy Khánh và Hoàng Oanh.

Cố ca nhạc sĩ Duy Khánh lần này đã có đồng minh là cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khi cả hai ông đều phải khóc hận cho tác phẩm của mình khi "được" đôi song ca Ngọc Hạ và Quang Lê trình diễn. Cặp đôi này đã phá hỏng ca khúc Ai Ra Xứ Huế của cố ca nhạc sĩ Duy Khánh lúc trước thế nào thì lần này ca khúc Duyên Quê của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng bị họ bôi nhọ y như vậy, hai tiếng hát không thể hòa hợp nhưng không hiểu tại sao họ vẫn được dàn dựng để hát chung. Chỉ cần nghe họ cất lên câu hát đầu tiên là tôi đã than thầm, thương cho tác giả đã ngủ yên mà còn bị tra tấn...

Dương Triệu Vũ và Hương Giang trong Em Lụa Là của Lưu Thiên Hương thật mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển, chỉ có điều nếu Dương Triệu Vũ cũng khoác lên mình bộ áo dài trắng như Hương Giang thì sẽ phù hợp hơn với phong cách trình diễn đậm chất nữ tính của "anh"

image
Liên khúc Vũ Thành An do Quang Dũng và Don Hồ sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn nếu bên cạnh Quang Dũng là 1 nữ ca sĩ (có thể là Thanh Hà hoặc Ngọc Liên) chứ không phải là Don Hồ màu sắc diêm dúa. Có lẽ do Quang Dũng quá nam tính nên Don Hồ có phần "chao đảo" nên mới có cách trình diễn "lả lơi và nhí nhảnh" như vậy.

Mai Thiên Vân và Trường Vũ trong Anh Hãy Về Đi không có gì để bàn cãi nhiều vì đây vốn là giòng nhạc sở trường của họ, vẫn ngọt ngào, lắng đọng, không nặng phần trình diễn nên tiết mục tuy giản dị nhưng lại hấp dẫn người xem.

Một Thoáng Tây Hồ và Chiều Phủ Tây Hồ của Ngọc Anh và Thu Phương cũng được coi là hay vì đây là hai giọng hát rất đẹp, rất bài bản, kỹ thuật vững vàng. Tuy nhiên, nếu hai chị tiết chế cách diễn của mình lại một chút thì ca khúc sẽ sâu lắng, mênh mang hơn.

Hạ Vi và Mạnh Quỳnh với liên khúc Trót Dại và Tình Chỉ Đẹp đã làm khán giả thất vọng không ít. Tiếng hát của Mạnh Quỳnh xuống dốc nhanh quá, không còn ngọt ngào như ngày nào mà đầy mệt mỏi, chán chường. Hạ Vi thì chưa bao giờ hát hay nên tôi không nhận xét về tiếng hát của cô mà chỉ góp ý với cô một chút rằng cô cũng thuộc vào hàng "cứng cựa" rồi, đừng nũng nịu ngây thơ nữa, nhìn trái mắt lắm. Tóm lại, khán giả đã "trót dại" ngồi xem "tình không đẹp" của 2 anh chị.

Mặc dù chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng Ngọc Anh đã hoàn toàn áp đảo đàn chị Ý Lan trong liên khúc Em Ra Đi Mùa Thu và Lá Thu Vàng. Tiếng hát của Ngọc Anh là vấn đề không cần phải bàn vì đã quá hay, quá chuẩn cộng thêm cách trình diễn mực thước (rất khác bài hát chung với Thu Phương) nên sự múa may, ngả ngớn của Ý Lan càng trở nên lố bịch, kịch cỡm. Cô không biết rằng với cái tuổi xế chiều của cô, còn được hát là may mắn lắm rồi thì cô nên chăm chút cho tiếng hát của mình sẽ tốt hơn là nặng phần trình diễn. Giới trẻ người ta múa thì mềm mại như tơ liễu buông mành, còn nhìn cô múa giống như cây cổ thụ bị bật gốc. Lần sau rút kinh nghiệm nha cô.
image
Nhạc kịch Tên Sở Khanh có lẽ là tiết mục nhàm chán nhất. Để trình diễn được thể loại này, đòi hỏi người ca sĩ phải có được căn cơ vững vàng trong nhạc lý và diễn xuất. Điều này chỉ có ở Bằng Kiều, nhưng 1 mình anh không thì không tài nào vực được hai cô bạn diễn là Minh Tuyết và Kỳ Phương Uyên mà nhất là Minh Tuyết, cô đã không thể hấp dẫn được người nghe bằng giọng ca hoặc cách trình diễn thì ít ra cô cũng phải để cho khán giả mãn nhãn phần nhìn. Còn đây, nhìn cô giống như những cô gái lầu xanh lúc không trang điểm, giống 1 người dị hình dị tướng, người ta chân dài tới nách thì mới nên phô diễn ngoại hình, còn cô: nách gần tới chân mà cũng khoe chân khoe ngực thì thật là kinh hãi quá. Cái gì cũng vậy, tốt khoe xấu che, hay là quá tự tin vào khuôn miệng hô của mình mà cứ chu môi nũng nịu. Nhìn miệng cô lúc hát tôi nghĩ cô nên chọn việc "thổi kèn" thì sẽ thích hợp hơn.

Hai Người Bạn với Diễm Sương cũng không có gì để nói vì với lợi thế ngoại hình tươi trẻ, bắt mắt thì cho dù giọng ca có chưa được hay lắm cũng vẫn có thể bù đắp được đối với nhưng khán giả đa phần là dễ dãi như hiện nay. Lưu Bích với Tình Yêu Đánh Rơi thì hoàn toàn khác, cô giống một lực sĩ đô vật hay chí ít cũng là một cầu thủ đá banh hơn là một ca sĩ. Cô nhún nhảy giống như con lật đật mà chúng ta thường hay chơi khi còn bé.

Liên khúc Phạm Duy sẽ hay hơn nếu không có Thế Sơn. Thái Châu và cố ca sĩ Duy Quang dù sao cũng là những ca sĩ ngang vai ngang vế trong giọng ca, kỹ thuật xử lý bài nhạc. Thêm Thế Sơn vào khiến cho tổng thể bài hát giống như bức tranh bị mèo quào, mất giá trị.

Bướm Mơ với Lam Anh và Quỳnh Vi cũng vậy. Thứ nhất, tôi tiếc cho Lam Anh vì cô đã không được hát đúng dòng nhạc sở trường của mình. Thứ nhì, Quỳnh Vi không hiểu sao trong chương trình này cô được ưu ái một cách đặc biệt, được hát opening, được trình diễn lấn sân đồng nghiệp nhưng với giọng hát chua chát, chới với ở những note cao thì cô cũng chẳng làm được gì cho dù có được hậu thuẫn như thế nào đi nữa.

image
Hài kịch Tấm Cám Thời Hiện Đại ngoài Thuý Nga, Việt Hương, Chí Tài đem được tiếng cười đến khán giả (mặc dù tiếng cười đó có đôi chút miễn cưỡng hoặc đa phần đến từ cấu tạo ngoại hình đặc sắc của Thuý Nga và Việt Hương) thì Hoài Tâm và Hương Thủy phải nói là vô duyên quá. Không dám đặt câu hỏi về vấn đề giới tính của Hoài Tâm nhưng với cách diễn nửa nạc nửa mỡ, ông không ra ông, bà chẳng ra bà của anh (gọi tạm) thì sự xuất hiện của anh trên sân khấu chỉ góp thêm phần làm sỉ nhục khán giả. Hương Thủy lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô giống như mấy em bé thiếu iod, chậm phát triển khiến khán giả thật nhàm chán.

Phần trình diễn thời trang áo dài 3 miền với hầu hết các nữ ca sĩ cũng không có gì gọi là mới mẻ. Nhưng thôi, cũng coi đây là dịp để các cô được thỏa mình khoe thân, uốn lượn...

Trần Thái Hòa và Thanh Hà đã không phụ lòng khán giả trong phần trình diễn của họ, đơn giản nhưng sang trọng, tiếng hát của cả hai hòa quyện vào nhau giúp nhau thăng hoa, đem lại cảm xúc thoải mái dễ chịu cho người nghe, một cảm giác hiếm có kể từ đầu chương trình.

Em Phải Tin Vào Điều Đó với Như Loan và Lương Tùng Quang khiến chúng ta phải tin là họ đã hết thời để làm ca sĩ rồi. Giọng ca yếu ớt, không ấn tượng của ngày xưa nhưng được bù đắp bằng ngoại hình sáng sân khấu nên có thể tạm thời chấp nhận được nhưng ngày nay thì tất cả đã chỉ còn là dĩ vãng nhạt nhòa.

Tuấn Vũ nghèo kiết xác, Khánh Lâm nghèo mạt hạng bên Duy Trường tương đối khá giả (nhờ đút $ và tự làm mv với cd sau đó ưu tiên PBN phát hành không đòi huê hồng) trong liên khúc Nghèo. Không lẽ Tuấn Vũ muốn ăn theo Giang Tử, cứ nghĩ đem thân thể ốm o gầy mòn hoặc tuổi đời chồng chất để ăn mày lòng thương hại của khán giả? Đây là lần đầu tiên tôi nghe Khánh Lâm hát mà tôi cứ ngỡ rằng trung tâm sử dụng tiếng rao bán kẹo kéo để hòa âm cho bài hát. Duy Trường không thật đặc sắc nhưng đứng cạnh hai chàng nghèo kia thì anh thật sự nổi trội.

Tiết mục đinh của chương trình này phải kể đến liên khúc Lam Phương do Elvis Phương và Họa Mi thể hiện. Dù thời gian đã phần nào bào mòn đi giọng ca của họ nhưng họ vẫn xuất thần, lột tả được trọn vẹn tâm tư tình cảm của tác giả gửi gấm qua từng lời ca, nốt nhạc. Toàn thể khán phòng chợt như rúng động khi nghe Elvis Phương cất lên "anh đã lầm đưa em sang đây...." rồi tất cả lại bàng hoàng, xao xuyến khi Hoạ Mi chua xót "em đã lầm theo anh về đây....."

Những giọt nước mắt nghẹn ngào, lăn dài trên khoé mắt đã in dấu thời gian như cuốn trôi tâm hồn về vùng kỷ niệm xa xưa, nơi đó có người con gái đành dứt áo chia tay với người chồng để đi tìm 1 tương lai sáng lạn cho cả hai người. Trong hoài niệm hư vô, cô vẫn thầm hỏi "Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?......" Để rồi tận sâu thẳm trong con tim, cô cay đắng "em đâu ngờ có ngày đàn đứt dây tơ, một phút tim em ơ hờ, trọn kiếp em vương sầu nhớ...." Bao nhiêu cảm xúc chợt vỡ oà trong ngày gặp lại mà tưởng chừng Như Giấc Chiêm Bao, cả hai đã chấp nhận số phận trong nghẹn ngào, tiếc nuối "bây giờ mình đã xa nhau, thương anh nước mắt tuôn tràn...." Elvis Phương và Họa Mi đã quá tuyệt vời trong việc dẫn dắt khán giả đi theo câu chuyện tình thẫm đầy nước mắt, chỉ bằng lời ca của mình mà họ đã khắc hoạ cho khán giả thấy được tất cả những cung bậc tình cảm, những suy tư, trăn trở chất chứa tận sâu nơi tâm hồn của những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu. Làn hơi chắc khoẻ, vang vọng như tiếng chuông ngân của Elvis Phương kết hợp với giọng ca mỏng như tơ, mênh mang như khói của Hoạ Mi trở thành tuyệt phối.

Khánh Hà và Tuấn Ngọc luôn xứng đáng là những giọng ca hàng đầu của âm nhạc Việt Nam. Bài hát cho dù cũ hay mới, hoặc họ đã hát bao nhiêu lần rồi thì vẫn thấy hay, vẫn thấy cuốn hút mà không hề nhàm chán.

Người ca sĩ có thể coi là bị chèn ép nhất trong chương trình này phải kể đến Tóc Tiên. Ngay từ bài mở màn, không biết cô đã mắc phải sai phạm gì đối với trung tâm khiến họ đối xử với cô như vậy. Cả hai bài hát trong chương trình đều không thuộc sở trường của cô, với làn hơi ngắn mà họ lại để cho cô hát những bài hát mang âm hưởng dân ca và nhẹ nhàng truyền cảm thì quả là quá ác đối với cô. Trong những show diễn trước đây, cô thường được ưu ái giao cho hát những bài rất phù hợp với khả năng không mấy gì nổi trội của cô, nên ít nhiều gì thì những màn khoe thân của cô trong những bước nhảy sôi động cũng phần nào thỏa mãn được những khán giả "xem" nhạc. Nay những vũ điệu đó đã bị lấy mất thì cô còn lại gì, đành chơi vơi lạc lõng, gượng gạo cho qua phần trình diễn của mình. Hy vọng cô sớm tìm lại được nguồn tài trợ để lại có thể tiếp tục đóng góp 1 phần nào sức mọn, chia bớt âu lo cho trung tâm để lấy lại được vị trí con cưng như hôm nào.

Như Quỳnh quả không hổ danh là một kẻ cắp khi cô liên tiếp ăn cắp ý tưởng của người khác. Bằng chứng là cách đây ít lâu, cô đã bê nguyên xi bộ trang phục của nữ diễn viên Trung Quốc Củng Lợi, kể cả trang điểm và kiểu tóc lên sân khấu trong nhạc phẩm Tan Nửa Vầng Trăng (nếu tôi nhớ không lầm) mà theo cô quảng cáo là phần lời nhạc do chính cô viết. Lần này cô lại tiếp tục copy y chang chiếc váy mang ý tưởng và họa tiết từ những tác phẩm gốm sứ do một minh tinh Trung Quốc đã mặc để trình diễn Chút Kỷ Niệm Buồn. Nguyên nhân nào khiến cô ưu ái Trung Quốc đến như vậy?. Hay là cô muốn đem "vốn" tự có của mình qua đó để buôn bán tiếp?. Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ai mà chẳng biết đến tên cô với "trang tình sử lâm ly bi đát" mà cô đã từng có với những kẻ có danh có tiếng có chức có phận ở đây. Giờ nhan sắc đã tàn phai, nội thất cũng đã xuống cấp nên đành chuyển hướng đầu tư sang Trung Quốc để họa may kiếm được chốn nương nhờ cho ấm tấm thân.

Thiên Tôn và Đình Bảo bằng giọng hát chắc, khoẻ cộng thêm lối trình diễn sâu lắng, đậm chất nam nhi sắp đưa tiễn Bằng Kiều ngày càng nữ tính và chỉ mải mê trong việc phô trương chất giọng nam cao của mình trong ca khúc Rồi Mai Tôi Đưa Em vào dĩ vãng.

Hồ Lệ Thu có lẽ nên trở về quê buôn "bưởi" thì sẽ hợp với cô hơn. Nhìn cô trình diễn sân khấu giống như mấy con cua con còng chạy loạn xạ trên bãi biển sau từng đợt sóng. Đường nét nguệch ngoạc, quần áo tả tơi giống như cô vừa xong 1 cuộc chiến ái ân ác liệt, thật là bệ rạc quá!!!! Ca sĩ giống như cô sao mà rẻ tiền quá, tội nghiệp!!!!

Trịnh Lam cũng vẫn vậy, nhợt nhạt không chút khởi sắc. Cách trình diễn cường điệu giống như mấy đệ tử của nàng tiên nâu đang trong cơn lạc thú. Có những nhạc phẩm được giới thiệu do chính anh sáng tác nhưng thật hư ra sao thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Giống như trường hợp của anh chàng ca sĩ nọ biết ca vài câu vọng cổ đã tự nhận những bài tân cổ giao duyên mà anh trình diễn sau này do chính anh là tác giả, nhưng sự thật là anh đã mua lại bản quyền sáng tác của một tác giả bên Việt Nam. Nhân tài của trung tâm (Hải Ngoại) là như vậy đó.

Có thể gọi Nguyễn Hưng là kẻ chung tình nhất vì suốt bao nhiêu năm qua anh chỉ có 1 kiểu nhảy duy nhất. 1 lần thì thấy hay, 2 lần thì bình thường, 3 lần thì nhàm chán còn nhiều lần thì rẻ tiền. Vậy mà cũng đã có lần anh được ngồi vào vị trí giám khảo cho cuộc thi nhảy đầm của trung tâm (bắt chước theo show truyền hình ăn khách của Mỹ nhưng tiền bản quyền thì không biết có trả hay không) anh chê bai người này, nhận xét người nọ nhưng không biết trình độ chuyên môn của anh đã đạt đến đẳng cấp nào. Có lẽ anh được ưu tiên như vậy vì cả trung tâm chỉ còn có anh có khả năng nhún nhảy.... được như vậy, còn các nam ca sĩ còn lại đều đang trên con đường nữ tính hóa nên chỉ thích nằm yên mà hưởng thụ....

Lão ngoan đồng Linda Trang Đài vẫn cố gắng quay cuồng trong những bài nhạc có tiết tấu nhanh (không thể gọi là sôi động vì đây là những bài hát xưa như trái đất của ngoại quốc). Trang phục cô mặc trên người, lông tóc giả cô gắn trên đầu sẽ rất đẹp sẽ rất phù hợp nếu cô có khả năng quay ngược thời gian trở về khoảng 25 năm về trước. Còn chồng cô, lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô, cười cười bẻ sừng làm nghé, trông sao thiệt là lố bịch

Có 1 ca sĩ đặc biệt mà tôi "trân trọng" đưa xuống cuối bài, không đi theo thứ tự của chương trình là ca sĩ Anh Tú trong bài Thật Hư. Vẫn biết rằng trung tâm muốn thử đưa giòng nhạc mới đến với khán giả nhưng thật sự thì giòng nhạc này kinh dị, nghe chõi tai quá. Ca sĩ thể hiện thì ngọng ngịu như đứa trẻ lên 3 bi bô tập nói trong tiếng nhạc xập xình, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Ngoại hình anh cũng sáng sân khấu nhưng với khả năng hát như vậy thì anh chưa thể nào trở thành ca sĩ chuyên nghiệp được. Nếu khả năng kinh tế của anh dồi dào, có thể mua được cái hư danh ca sĩ thì tôi cũng không có gì để nói. Còn nếu anh phải đem thân xác ra để đánh đổi để kiếm lấy đồng tiền mà mua thì thật là đau lòng, tội nghiệp cho những bậc đã cho anh có được hình hài, vóc dáng như ngày nay.

Thu Phương cũng là người gây cho tôi rất nhiều bất ngờ trong chương trình này. Cô vốn không phải là ca sĩ được đều đặn xuất hiện trong mỗi show diễn của trung tâm, nhưng lần này cô được rất nhiều biệt đãi. Mỗi tiết mục có cô trình diễn thì tất cả các góc máy, ánh đèn dường như đều tập trung vào cô mà bỏ quên đi những người bạn đồng diễn. Nhất là trong tiết mục trình diễn thời trang áo dài (liên khúc 3 miền). Từ quần áo đến trang điểm, mỗi bước đi, dáng đứng cô đều lấn áp các nữ ca sĩ còn lại. Trông cô rất tự tin, đắc thắng, dường như các ca sĩ kia chỉ là phông nền cho phần biểu diễn của cô mà thôi. Không biết cô đã trao ra điều kiện gì để có được sự đãi ngộ đó? Sự ưu ái này thường được thấy ở cô ca sĩ "đít vịt" Minh Tuyết nhưng lần này hoàn toàn dành tặng cho cô. Hay là cô đã âm thầm bái Như Quỳnh làm thầy để được truyền dạy kỹ nghệ dùng chính "bản thân" để biến những điều không thể trở thành có thể... Có thể lắm chứ, chuyện đổi đò sang sông với ai còn có thể xa lạ nhưng đối với cô là chuyện đã từng. Những "SCANDAL" của cô đã qua đi nhưng chưa hẳn đã xóa nhòa, giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời hay ngựa quen đường cũ, chẳng chóng thì chày cô cũng sẽ trở về với "bản năng" thật của mình mà thôi. Tiếc cho một giọng hát đẹp lại tồn tại trong một tâm hồn không đẹp.

Điều cuối cùng tôi muốn góp ý với trung tâm là đừng lợi dụng ca sĩ của mình than thở trên trang cá nhân về việc trung tâm có thể đóng cửa vì không đủ kinh phí. Tôi có thể làm một bài toán vô cùng đơn giản thế này: 1 chương trình được chia thành 2 show diễn, mỗi show có 7000 khán giả (theo quảng cáo là rạp 7000 chỗ và vé đã sold out) tổng cộng là 14000 khán giả. Tính rẻ mỗi vé là 100$ thì con số cũng đã lên tới 1400000, chưa tính đến việc nếu chương trình được tổ chức tại các sòng bài thì chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều do được sòng bài tài trợ. Rồi các mạnh thường quân hám danh bỏ ra vài ngàn để mua lấy những chiếc ghế hàng đầu là chuyện bình thường. Ca sĩ trình diễn có mấy người được trả cat-xê hay đa phần ca sĩ phải trả cat-xê ngược lại cho trung tâm để có được có cơ hội biểu diễn.

Cộng thêm tiền ra DVD và tiền quảng cáo thì số tiền lợi nhuận mà trung tâm thu về sau mỗi chương trình quả là không ít. Không lẽ bác Ngạn là một nhà văn nên trình độ toán học là con số không hay do túi tham của những người điều hành trung tâm là không đáy hoặc họ quá coi thường trình độ của khán giả nên không tính ra bài toán đó mà suốt ngày ra rả kêu gọi khán giả mua băng đĩa thật để ủng hộ trung tâm. Dù là băng đĩa thật hay sao chép thì khán giả cũng đã dùng tiền thật để mua về, nhưng những sản phẩm của trung tâm đưa ra đã thật sự có chất lượng hay chưa?. Có xứng đáng với đồng tiền mà khán giả đã bỏ ra để nuôi họ hay không?. Khi nào mình đáp ứng đủ những yêu cầu cần và có của một chương trình văn nghệ thật sự thì lúc đó hãy đòi hỏi khán giả hết lòng ủng hộ...

Còn nếu cứ tiếp tục TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ như vậy thì khán giả sẽ dùng TIỀN ÂM PHỦ để ủng hộ thì chuyện đóng cửa của trung tâm chắc chắn sẽ thành hiện thực...




PT & PT

image

Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979
Phép màu giá bao nhiêu?
TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớ...
Người cô ruột của Kim Jong Un đã qua đời
Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ
Khi đảng CS: nắm chắc ngọn cờ dân chủ
Hoa Kỳ có nữ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang lần đầu...
Thông báo: Lịch Tam Tông Miếu năm 2014
Có cấm được vợ sếp nhận quà?
Ai là con nợ?
Tiếp bước cha ông
Hộ chiếu của nhà văn
Hà Thanh, đoá Hương Ca xanh ngát
Những tin đồn rùng rợn về Bắc Hàn
Thư cảnh báo: Lm Giuse Nguyễn Thanh Sơn DCCT
Thánh Lễ Cầu Nguyện và Buổi Tưởng Nhớ Việt Dzũng t...
Những ngôi nhà của một đời người
Xứ sở của Ngọc Trai Đen
Giấc mơ trăng và đá
Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014
Nhưng chim đã gãy cánh
Nhìn lại năm 2013: Buồn
Căng thẳng Mỹ-Trung làm lu mờ nỗ lực xây dựng quan...
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VIỆT DZŨNG
Lễ tưởng niệm nhạc sĩ Việt Dzũng
Những cô gái bán chim..!
Chuyện buồn người hôi bia
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng
Nhà báo Việt Dzũng
BM: Merry Christmas 2013
Truyền thống cây đàn dương cầm Steinway
Nhà sáng chế khẩu AK-47 qua đời
Cảnh báo 'rượu giả' trong mùa Giáng sinh
Việt Dzũng: Những sáng tác đầu tay tại Omaha
Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California
Từ chuyện phạt vạ của cơ quan lao động đến nạn thư...
Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?
Việt kiều bán vé số nhận được 1 triệu đô
Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng
Trung úy trẻ tuổi gốc Việt đậu Thủ Khoa tại Học vi...
Vì sao trẻ em bị bạo hành?
Tấm vé số ở VN và 'sự vô cảm'
Photos: The Pacific in WWII
Vì sao đàn ông thích nhìn và sờ ngực phụ nữ?
Ai làm cho Huế đau thương?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.