Trôi nổi trong ánh chiều ở Tahiti, Heiata Roomataroa có vẻ như bị lạc trong
trạng thái mê hoặc giữa chất sáng của ngọc trai. Lộng lẫy trên làn da, sợi dây
chuyền của kiều nữ- hai chuỗi hạt trai đen, trị giá hai trăm ngàn đô la – phản
chiếu sự kỳ diệu của vùng biển Polynesia. Loài ngọc trai, không phải là những
tặng phẩm ngẫu nhiên từ biển, mà là ‘sản phẩm’ của sự kết hợp phức tạp giữa
‘con người và loài sò’; hình thành ở những hồ nước sắc xanh da trời trên những
hòn đảo xa xôi của vùng Nam Thái Bình Dương.
Âm thanh của động cơ máy
bay khuấy động một cảnh đẹp như mơ của chuỗi đảo Tuamotus Archipelago (thuộc
Pháp), trải dài ngang vùng biển như chuỗi hạt trai sáng chói. Chuỗi đảo là
những khối san hô trên miệng của những núi lửa thời tiền sử. Dãy đảo Tuamotus
được hình thành bởi hai đảo núi và 76 vòng san hô. Mỗi vòng san hô ‘nhốt’ và
giữ lại một ‘mảng’ đại dương. Những hồ trên chuỗi đảo bảo vệ và nuôi dưỡng
giống Pinctada margaritifera, sò hạt trai môi đen.
Một tay nổi danh trong vùng này là King of Pearls- ông ‘Vua hạt trai’ Robert
Wan. Công ty của ông, Tahiti Perles là nơi sản xuất hạt trai lớn nhất ở French Polynesia. Rải rác khắp chuỗi đảo Tuamotus, những
trại nuôi trai của ông có lẽ là nơi lý tưởng nhất trên thế giới để tìm hiểu quá
trình phức tạp của công việc cấy hạt trai.
Chiếc phi cơ hạ cánh trên hòn đảo Marutea sau chuyến bay dài ba tiếng, 950 dặm
từ Tahiti. Màu nắng sáng chói đến nhức mắt
giữa trưa. Ông vua hạt trai đích thân đến đón đoàn tham khảo. Robert Wan vẻ hơi
bình dị trong cái áo thun T-shirt, quần ka-ki ngắn, và đôi dép cao su.
Dãy
đảo Tuamotus được hình thành bởi hai đảo núi và 76 vòng san hô. Mỗi vòng san hô
‘nhốt’ và giữ lại một ‘mảng’ đại dương.
“Tận cùng thế giới,” ông cười. “Mọi thứ từ máy phát điện tới nước tương xì-dầu
phải được chở về đây.” Sau đó, ông hăm hở nói chuyện về hạt trai.
“Loại sò hạt trai đen của chúng tôi,” ông nói, “lớn gấp bốn lần loại sò hạt
trai akoya của Nhật, sản xuất hầu hết tất cả những hạt trai trên thế giới.” Hạt
trai đen thì hiếm hơn, dầy hơn, và lớn hơn; phong phú hơn về nước ánh, sự phản
chiếu sắc sáng từ bên trong hạt trai. Rồi đến chuyện màu sắc – xám bạc,
obsidian, và đôi lúc có cả trắng. “Mấy viên xanh lá cây,” ông ta tươi cười,
“tôi gọi là peacocks ‘Công xanh’ chúng tôi cấy nó ở vùng nước mát hơn ở đảo
Gambier ở phía Nam.”
Trong những hồ nước, loài sò có tác dụng như cái ‘phong vũ biểu’ biểu đạt ‘tình
trạng sức khoẻ’ của môi trường xung quanh. Những con sò lệ thuộc vào môi trường
sống, khi hồ ô nhiễm thì loài sò cũng bị ảnh hưởng nặng; và cần có độ ấm
khoảng 75°F và nước trong, không bị ô nhiễm.
Gần như tất cả sò trai của
Nhật được trồng cấy, ông Wan kể, cấy giống từ trại nuôi qua sự phối hợp giữa
trứng và tinh trùng. Nhưng ở đây, trên ốc đảo Tuamotus là ‘nôi sinh’ và ‘cha mẹ
đẻ’ của những con sò trai nguyên thủy được sinh đẻ tự nhiên. Trứng và tinh
trùng trôi theo dòng nước thủy triều lên và xuống của hồ, rồi hợp lại để tạo
nên một cái ấu trùng. Đúng vậy, nơi mà ngay cả những con sò trên ốc đảo Polynesia khởi đầu một cuộc đời… lãng mạn.
Ở đầu Thế kỷ hai mươi, ngành bắt sò trai ở Pô-li-nê ‘gặt hái’ sò chỉ những gì
bên trong của cái vỏ màu ngũ sắc (mother-of-pearl). Thời ấy, một hạt trai
là “hạt báu quý giá”. Ngày nay thì gần như tất cả hạt trai trên thị trường thế
giới đều được ‘cấy’ bởi con người.
Ở trại nuôi trai khác của ông Wan, những người thăm viếng có thể kinh ngạc về
tài khéo léo của người cấy hạt trai. Họ dùng những vòng hoa bằng nhựa treo lơ
lửng trong hồ để cung cấp ‘điểm neo’ cho những ấu trùng nhỏ chỉ cỡ đầu kim.
Trong vài tháng, mỗi vòng hoa được đặc kín bởi nhiều con sò nhỏ, và chúng sẽ
dần lớn lên cỡ đồng tiền cắc. Và khi sáu tháng tuổi, những con sò được đặt
trong những cái rổ treo, ở đây sò sẽ tiếp tục phát triển thêm một năm rưỡi nữa.
Trong những hồ nước, loài
sò có tác dụng như cái ‘phong vũ biểu’ biểu đạt ‘tình trạng sức khoẻ’ của môi
trường xung quanh. Những con sò lệ thuộc vào môi trường sống, khi hồ ô nhiễm
thì loài sò cũng bị ảnh hưởng nặng; và cần có độ ấm khoảng 75 độ F và
nước trong, không bị ô nhiễm.
Và rồi những con sò mới được vớt lên, cạy miệng, từng con một. Với sự chính xác
như một cuộc tiểu giải phẫu, chuyên viên ghép mô Tsunoda Kunitoshi đang cắt một
khe hở với con dao mổ gần bộ sinh dục của sò và nhét vào một mảnh mô vỏ, rồi
đến một ‘hạt nhân’ được chiết từ vỏ của một loài nghêu nước ngọt ở Mỹ. Miếng mô
vỏ hình thành một cái túi nơi màng trai - một chất bao bọc hạt nhân để tạo
thành hạt trai - được tiết ra. Sau ‘cuộc giải phẫu’, những con sò được trả lại
hồ nước. Trong ba năm nữa, hạt trai sẽ sẵn sàng để gặt hái.
Mùa ‘gặt trai’ Tháng Năm qua, và Robert Wan đang gặt hái những thu hoạch- hàng
ngàn hạt trai đen lấp lánh trong một ‘phòng tuyển lựa’ của ông ở Marutea, mỗi
hạt trai tuyệt đẹp được ‘hái’ từ miệng của những con sò.
King of Pearls- ông ‘Vua
hạt trai’ Robert Wan đang gặt hái những thu hoạch- hàng ngàn hạt trai đen lấp
lánh trong một ‘phòng tuyển lựa’ của ông ở Marutea
Những hạt trai này sẽ được phân loại theo phẩm chất rồi đem bán ở Hoa Kỳ, Châu
Âu, và Nhật. Trong năm 1996, Frendch Polynesia đã xuất cảng một triệu hạt trai,
tổng giá 140 triệu đô-la; và hơn nửa tổng số đó xuất xứ từ trại nuôi trai của
ông Wan. Phần còn lại từ 500 trại nuôi trai khác ở khắp Polynesia.
Có những trại nuôi trai quy mô, nhưng nhiều những ‘trại’ khác thì diện tích
không lớn hơn một chiếc xuồng với vài đường dây nuôi sò, một bình hơi lặn, một
cái chòi nhỏ, và có thể là có một con chó nữa.
“Xem nè,” ông ‘vua ngọc trai’ kêu lên, rồi để một viên ngọt trai sát cặp mắt
kiếng của ông. “Viên ngọc trai lớn nhất của chúng tôi, 21 ly được ‘hái’ từ đảo
Nengonengo.” Wan cười, trong mắt ông, phản chiếu những giấc mơ của những vòng
san hô đầy hạt trai từ Thái Bình Dương…
Chuyên viên ghép mô Tsunoda
Kunitoshi đang cắt một khe hở với con dao mổ gần bộ sinh dục của sò và nhét vào
một mảnh mô vỏ.
Hoang - Dã
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.