Thông
điệp đầu năm 2014 của đảng và nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đưa ra có khác với nhiều lần trước thường được chủ tịch nước đưa ra. Có vẻ như
ông Dũng đang có quyền lực và ảnh hưởng hơn cả trong tứ trụ triều đình, khi vấn
đề nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất được dàn xếp vào lúc Đại hội XII tới gần.
Nhiều trí thức trong nước đã bình luận và nhận xét về bản thông điệp được phổ biến sáng ngày 1/1/2014 trên tất cả các báo chí và đài phát thanh chính thức. Có người cho rằng đã có vài ý kiến mới mẻ như “khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển“, “cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế“, nhưng chưa rõ làm cách nào, bằng biện pháp nào khi kinh tế quốc doanh vẫn nắm quyền chủ đạo; làm thế nào để phát triển và hiện đại hóa nông thôn khi đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân. Cũng có ý kiến cho rằng chẳng có gì mới, vì vẫn như bao nhiêu lần trước nói về dân chủ, về phát triển bền vững, về chống tham nhũng quyết liệt, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, tình hình còn xấu đi. Chúng ta hãy chờ xem, vì điều quan trọng không phải là nói hay mà là làm ra sao cho có hiệu quả.
Có lẽ điều mới mẻ và quan trọng nhất trong thông điệp đầu năm nay của ông Nguyễn Tấn Dũng là ý tưởng về thực thi dân chủ. Thủ tướng VN nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà ông đánh giá là ưu việt, còn nhấn mạnh “dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM“. Ông khẳng định: ”Chủ tịch HCM quan tâm đặc biệt xây dựng nhà nước pháp quyền“.
Ông nhấn mạnh: ”Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại“; “dân chủ là ưu thế khách quan trong quá trình phát triển xã hội loài người“; và “Đảng ta nắm chắc ngọn cờ dân chủ “.
Nhiều trí thức trong nước đã bình luận và nhận xét về bản thông điệp được phổ biến sáng ngày 1/1/2014 trên tất cả các báo chí và đài phát thanh chính thức. Có người cho rằng đã có vài ý kiến mới mẻ như “khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển“, “cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế“, nhưng chưa rõ làm cách nào, bằng biện pháp nào khi kinh tế quốc doanh vẫn nắm quyền chủ đạo; làm thế nào để phát triển và hiện đại hóa nông thôn khi đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân. Cũng có ý kiến cho rằng chẳng có gì mới, vì vẫn như bao nhiêu lần trước nói về dân chủ, về phát triển bền vững, về chống tham nhũng quyết liệt, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, tình hình còn xấu đi. Chúng ta hãy chờ xem, vì điều quan trọng không phải là nói hay mà là làm ra sao cho có hiệu quả.
Có lẽ điều mới mẻ và quan trọng nhất trong thông điệp đầu năm nay của ông Nguyễn Tấn Dũng là ý tưởng về thực thi dân chủ. Thủ tướng VN nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà ông đánh giá là ưu việt, còn nhấn mạnh “dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch HCM“. Ông khẳng định: ”Chủ tịch HCM quan tâm đặc biệt xây dựng nhà nước pháp quyền“.
Ông nhấn mạnh: ”Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại“; “dân chủ là ưu thế khách quan trong quá trình phát triển xã hội loài người“; và “Đảng ta nắm chắc ngọn cờ dân chủ “.
Ở
đâu, đã bao giờ một chế độ độc đảng, theo chế độ độc quyền đảng trị có thể thực
thi dân chủ ?
Ở
đâu, đã bao giờ có một đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất có thể có một nền pháp
quyền đúng nghĩa, với 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phân lập kiềm chế,
kiểm soát lẫn nhau?
Các
nhà lãnh đạo VN có biết hiện ở LHQ , nước ta được phân loại một cách khách quan
là nước dân chủ hay là nước không dân chủ?
Khi
cổ súy cho quyền dân chủ, ông Nguyễn Tấn Dũng có từ bỏ ý kiến cấm báo chí tự do
của công dân hay không? Ông có suy nghĩ gì khi VN bị xếp thứ 172/198 nước về tự
do báo chí?
Trong
thông điệp này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chính quyền của ông sẽ mở
rộng đối thoại với người dân, vậy ông có biết vừa qua đã có 14.785 công dân góp
ý kiến xác đáng vào bản Hiến pháp mới theo lời yêu cầu của các ông, nhưng các
ông đã không thèm chấp nhận một ý kiến nào, chỉ cốt để bảo vệ 4 cột trụ đã mọt
ruỗng là: học thuyết Mác - Lê cổ hủ, chủ nghĩa xã hội mù mờ, tên đảng CS nhơ
nhuốc vì tội ác và chế độ “sở hữu quốc doanh làm chủ đạo” từng tàn phá nền kinh
tế.
Mong ông Nguyễn Tấn Dũng và mấy trăm vị tiến sĩ, giáo sư trong Hội đồng lý luận trung ương, trong Viện Mác – Lênin cố trả lời trôi chảy cho những câu hỏi trên.
Tôi rất nghi ngờ rằng ông thủ tướng đã quá khôn ngoan, định dùng bản Thông điệp đầu năm này để lừa dối nhân dân ta về cái bánh vẽ dân chủ thơm ngon, đồng thời để phỉnh nịnh các nước trong khối hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương trong cuộc sát hạch cuối cùng sắp tới, có thể là ngay trong tháng 1/2014 này.
Mọi sự lừa dối không thể đi xa.
Độc đoán, độc tài, độc đảng là trái ngược, là phản diện của tự do, dân chủ.
Muốn tự do dân chủ phải dứt khoát từ bỏ độc đoán, độc tài, độc đảng, không thể khác được. Độc đoán độc tài đội lốt dân chủ rất dễ dàng bị lật tẩy, bị vạch mặt, bẽ bàng, trơ trẽn. Thế giới đánh giá ta không phải trên lời nói hoa mỹ, trên thông điệp ba hoa, mà chỉ trên việc làm.
Còn muốn phục thiện, vượt qua chính mình, thành tâm đi với thời đại, đi với nhân dân, đi với dân tộc, thì không có gì khó. Ngay Tết Giáp Ngọ này, hãy trả tự do cho không phải vài ba hay dăm bảy Chiến sĩ dân chủ - nhân quyền, mà là hàng trăm tù chính trị thật sự, như chính quyền quân sự Miến Điện đã làm với hàng ngàn người. Đó mới thật là bứơc đột phá hoành tráng cho những bước tiếp theo, vì dân vì nước.
Bùi
Tín
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.