Tán
thành chỉ thị của Ban Bí thư cấm tặng quà Tết cấp trên, bạn đọc cũng đòi hỏi cơ
chế giám sát, xử lý nghiêm, phải cấm cả cấp trên cũng như người thân nhận quà.
Cấm
tặng quà cấp trên không phải là quy định mới. Độc giả Huỳnh Nở đặt câu hỏi quy
định đã cũ từ lâu nhưng cơ chế kiểm soát không nghiêm nên vẫn tiếp diễn, thậm
chí có khả năng tăng dần trong mấy năm qua.
Bạn
đọc Hửu Hùng cũng tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của lệnh cấm: Mấy năm nay với quy
định nêu gương nên cấp dưới chờ mãi câu “từ chối” của cấp trên mà sao thấy lâu
quá, rồi tâm lý lây lan:
Không đi chúc Tết người ta
Người ta tự ái khó
mà an thân!
“Từ
trước đến nay chúng ta chỉ cấm có một vế, tức là cấm người biếu, còn vế thứ hai
không cấm, đó là người nhận” – bạn đọc Nguyễn Văn Pha nêu. Phải cấm cả người biếu
lẫn người nhận vì “có cầu ắt sẽ có cung”, nhất là cầu lại có quyền quyết định đến
vận mệnh của người biếu.
Có
độc giả đặt câu hỏi: “Cấm tặng quà cho sếp chứ đâu có cấm tặng vợ và người thân
của sếp?”. Độc giả Cố Nhân nêu ý kiến: “Cấm tặng quà cho cấp trên nhưng vợ, con
cái, người thân của cấp trên đều có thể nhận “quà” bằng nhiều hình thức khác
nhau”. Độc giả Văn Phong cũng cho rằng “cấm sếp nhưng đâu có cấm vợ sếp”?
Ban Bí thư, cấm tặng quà, Lê Như Tiến
“Lệ”
biếu quà cho sếp được độc giả Nguyễn Thị Hải miêu tả, cứ Tết đến là “máu chảy về
tim”, mọi người nhìn nhau và cạnh tranh trong việc biếu quà cho lãnh đạo.
Độc
giả Hải viết, làm sao phải cấm các lãnh đạo nhận quà, các lãnh đạo phải treo biển
công khai: KHÔNG NHẬN QUÀ, TIỀN, KHÔNG TIẾP KHÁCH ĐẾN BIẾU QUÀ, TIỀN tại nơi ở
và cơ quan, phải quán triệt tinh thần này đến gia đình, vợ, con… “Tuy nhiên,
làm sao cấm được giao dịch ngầm chứ?” – độc giả đồng thời nêu khó khăn trong việc
thực hiện.
Độc
giả Diễn chỉ ra, bây giờ có nhiều kiểu biếu lắm. Chẳng ai đi biếu rượu, bánh
trái đâu. Loại quà đó có lẽ là thực lòng quý nhau mới biếu. Còn các loại khác
phổ biến hơn bây giờ là biếu phong bì hoặc chuyển khoản sẽ tiện hơn nhiều.
Không biết có kiểm soát được dạng biếu xén như thế không nhỉ?
Chế
tài nào?
Độc
giả Thái Sơn thắc mắc: “Ai là người đi kiểm tra xem có ai đi tặng quà sếp và sếp
có nhận quà không. Nếu có sếp nhận, sếp không thì ai sẽ là người kỷ luật sếp
này, biểu dương sếp kia và cuối cùng, có ai đến chúc Tết sếp mà lại không biếu
quà?”.
Bạn
để bí danh “Người dân” cũng đưa ra câu hỏi: “Ai sẽ giám sát? Giám sát thế
nào?”. Theo nhận xét của độc giả Phạm Thu Hồng, để kỷ cương phép nước không bị
coi nhẹ, phải có biện pháp kiểm tra và làm cho mọi người phải tôn trọng luật
pháp.
“Quan
trọng nói vậy nhưng có làm được không!? Năm nào cũng có chỉ thị của các cấp từ
TƯ đến địa phương nhưng “cấm ai, ai cấm, bây giờ cấm ai”? Thật buồn cho các chỉ
thị, vì nó có đi kèm với chế tài đâu?” – bạn đọc Nguyễn Quang Trường nêu ý kiến.
Trên
tờ Tiền Phong, ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến cũng cho rằng, bây giờ quà trở
thành giá trị vật chất lớn. Có người ngày Tết tặng quà nhau mấy chục ngàn đô la
Mỹ, tặng chai rượu ba bốn mươi năm, trị giá hàng chục triệu đồng hoặc quà vật
chất trị giá hàng trăm triệu đồng.
Ông
lý giải: “Quà chỉ còn mang ý nghĩa vật chất, sự trả ơn cho những thứ anh đã cho
tôi như đã thăng chức, đã tạo điều kiện cho tôi làm ăn. Đấy là sự trả ơn mang
tính chất vụ lợi, là một loại lợi ích nhóm”.
Nhấn
mạnh chỉ thị của Ban Bí thư là “kịp thời”, ông Tiến nói nếu cấp trên từ chối, dứt
khoát yêu cầu mang về và “cảnh cáo” người tặng quà thì liệu có cán bộ nào dám tặng.
“Có
nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tặng quà cấp trên, nhưng cao nhất là thái độ
kiên quyết của người nhận quà”, ông Tiến phân tích.
Ban
Bí thư: Nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên
Nghiêm
cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên; không được sử dụng tiền, phương
tiện, tài sản công vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định.
Đó
chính là một trong những nội dung do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh vừa ký
ban hành trong Công văn số 178-CV/TW yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban
đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy
đơn vị sự nghiệp Trung ương thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp Tết
Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Đồng
thời, phát huy các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội; chăm lo đời sống
các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Tổ
chức thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình và người
có công với cách mạng, các vị lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân
sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ
trực Tết.
Nghiêm
cấm tặng quà sếp dưới mọi hình thức
Việc
tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội mừng Xuân Giáp Ngọ và kỷ niệm
84 năm thành lập Đảng (3/2) phải thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với văn hóa
truyền thống của dân tộc, tập quán của từng địa phương.
Ban
Bí thư nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và
xử lý nghiêm sai phạm trong tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội, không tổ chức để
lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, chúc Tết địa phương.
Việc
tặng quà Tết cho cấp trên bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tiền, phương tiện,
tài sản công bị cấm sử dụng vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định.
Cũng
theo công văn, năm nay, thời gian nghỉ Tết khá dài, các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, đoàn thể cần bố trí cán bộ, nhân viên trực hợp lý để bảo đảm các dịch vụ
công, xử lý kịp thời các công việc trong đợt nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động
thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh
của nhân dân.
Trước
đó, ngày 16/12, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ra quyết định cấm
dùng tiền ngân sách để làm quà biếu dịp Tết; chi lương, thưởng không đúng quy
định; tuyệt đối không dùng rượu ngoại để chiêu đãi, tiếp khách; không sử dụng
xe công để phục vụ các hoạt động cá nhân.
Quyết
định của Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội
đang bị hụt thu ngân sách, nợ đọng xây dựng cơ bản tăng mạnh.
Thông
tin này đã được Bộ Tài chính chỉ đích danh 40 tỉnh, thành phố không nộp đủ ngân
sách như dự toán trong đó có Hà Nội.
Bày
tỏ quan điểm trước việc nghiêm cấm tặng quà sếp dịp Tết, bà Tòng Thị Phóng, Bí
thư TƯ Đảng đã từng chia sẻ: "Chống lãng phí và thực hành tiết kiệm phải
ngay từ chuyện mua sắm ôtô, trang thiết bị, xây trụ sở, trong chi tiêu hội họp.
Việc hội họp, tặng quà, lẵng hoa chúc mừng nên tiến tới làm giản dị, phù hợp
với hoàn cảnh đất nước".
Bà
nhấn mạnh: "Riêng vấn đề nhận quà trong dịp lễ Tết, tôi nghĩ không còn
cách nào khác là bản thân lãnh đạo phải tự cảnh giác, nghiêm túc thực hiện quy
định cấm từ cấp cao xuống các địa phương. Bên cạnh đó cần phát huy hơn nữa sự
giám sát của nhân dân, cơ quan cũng cần tăng cường kiểm soát cán bộ".
Thái
Linh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.