http://www.youtube.com/watch?v=1mm9ybRO9A8
Jan
03, 2014
Hầu
hết người Việt tị nạn cộng sản trên toàn thế giới, từ Úc Châu, qua Âu Châu, đến
Mỹ Châu, ai ai cũng bàng hoàng thương tiếc khi nghe tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng
vừa đột ngột giã từ trần thế ở tuổi 55, sau một cơn trụy tim ...
Dec
31, 2013
Việt
Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng
Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất
ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng ...
Feb
14, 2012
Việt
Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng
Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất
ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng ...
Dec
27, 2013
Chúng
ta không hình dung là sẽ có thể tái diễn một đợt thuyền nhân mới, một đợt đói
kém mới để cần gửi quà cứu nguy, một đợt những người yêu nước tìm về biên giới
Thái Lan và Cam Bốt để đột nhập vũ trang nữa... image.
Dec
30, 2013
Nhạc
sĩ, ca sĩ Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng qua đời hôm thứ Sáu
20/12/2013 sau một cơn trụy tim, theo báo Người Việt đưa tin. Ông đã sáng tác
ít nhất 400 ca khúc, trong đó có những bài được biết đến ...
Dec
20, 2013
Việt
Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc được đồng bào hải ngoại yêu mến, như “Chút
Quà Cho Quê Hương,” “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về”… ... http://baomai.blogspot.com/2012/02/viet-dzung-mot-nghe-si-voi-tai-nang.html.
Dec
21, 2013
Phản
ứng về việc ông Việt Dzũng ra đi, hôm 21/12, nhạc sỹ Nam Lộc, một thành viên từ
Trung tâm Asia nhận xét ông Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm
việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân
và dân tộc'. image. Theo ông Nam Lộc, nhạc sỹ Việt Dzũng chỉ có một mục đích
sống đó ..... Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California · image ·
http://baomai.blogspot.com/2013/12/nhac-si-viet-dzung-qua-oi-tai-california.html ...
Jan
02, 2014
Tôi
định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương , Lời Kinh
Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc
tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận ...
Jan
02, 2014
Ủ
con chim thương tích trong vạt áo, tôi mong hơi ấm giúp nó hồi tỉnh nhưng thân
thể nhỏ bé của nó bỗng giật từng hồi. Tôi biết nó sắp chết. Tiếng kêu thảm
thiết của loài cu đất chợt vang động trên cao, Thì ra, con chim mất ...
Mar
08, 2012
Do
sự hưởng ứng ồ ạt và rộng khắp của đồng hương, đặc biệt của lớp trẻ quen sử
dụng kỹ thuật tin học, mỗi người một tay tập thể người Việt ở Hoa Kỳ không
những đạt mà còn vượt xa con số 25 ngàn ấy. Chúng ta có thể ...
Nhạc Sĩ đấu tranh Việt Dzũng
Từ trần ngày 20 tháng 12 năm 2013
Việt Dzũng ơi ! Sao anh ra đi quá vội ?
Bước đấu tranh còn nặng nỗi chinh yên,
Giặc cộng còn thống trị khắp ba miền,
Còn gieo rắc ách độc tài đảng trị.
Việt Dzũng ơi! Dù anh không là chiến sĩ,
Không súng gươm, không đại bác, xe tăng,
Không số quân, không hàng ngũ quân trang,
Nhưng anh lại là người tiên phương phá giặc.
Đạn của anh là lời ca khúc nhạc,
Súng của anh là khẩu lực vô biên,
Bao năm qua làm nhức nhối những con tim,
Của bè lũ, bọn cầu vinh bán nước.
Vì tức khí chúng đưa anh ra, xử trước,
Án tử hình khiếm diện khắp nhân dân,
Quả trò đùa của một lũ tà thần,
Nhưng anh vẫn hiên ngang không nao núng.
Nhạc của anh càng cất cao lời hùng dũng,
Làm xoáy tim, làm nhức nhối những kẻ thù,
Dù cho anh có đi vào cõi thiên thu,
Nhưng nhạc anh, là những lời ca bất tử.
Sẽ mãi mãi không bao giờ bị triệt thứ,
Trong con tim của hằng triệu đồng bào,
Nhìn linh cửu, tôi cúi mặt nghẹn ngào,
Xin đưa tiễn anh vào cõi Bình Yên Nước Chúa !!!
Thơ Điếu
Nhạc Sĩ đấu tranh Việt Dzũng
Từ trần ngày 20 tháng 12 năm 2013
Việt Dzũng ơi ! Sao anh ra đi quá vội ?
Bước đấu tranh còn nặng nỗi chinh yên,
Giặc cộng còn thống trị khắp ba miền,
Còn gieo rắc ách độc tài đảng trị.
Việt Dzũng ơi! Dù anh không là chiến sĩ,
Không súng gươm, không đại bác, xe tăng,
Không số quân, không hàng ngũ quân trang,
Nhưng anh lại là người tiên phương phá giặc.
Đạn của anh là lời ca khúc nhạc,
Súng của anh là khẩu lực vô biên,
Bao năm qua làm nhức nhối những con tim,
Của bè lũ, bọn cầu vinh bán nước.
Vì tức khí chúng đưa anh ra, xử trước,
Án tử hình khiếm diện khắp nhân dân,
Quả trò đùa của một lũ tà thần,
Nhưng anh vẫn hiên ngang không nao núng.
Nhạc của anh càng cất cao lời hùng dũng,
Làm xoáy tim, làm nhức nhối những kẻ thù,
Dù cho anh có đi vào cõi thiên thu,
Nhưng nhạc anh, là những lời ca bất tử.
Sẽ mãi mãi không bao giờ bị triệt thứ,
Trong con tim của hằng triệu đồng bào,
Nhìn linh cửu, tôi cúi mặt nghẹn ngào,
Xin đưa tiễn anh vào cõi Bình Yên Nước Chúa !!!
Vân Trang
Mississauga Canada
TIẾC THƯƠNG NS VIỆT
DŨNG
Tiếc thương Việt Dũng vội ra đi,
Nhạc sĩ tài ba ít kẻ bì.
Để lại trần gian nhiều luyến tiếc,
Gia đình bè bạn lệ hoen mi.
Nhiều bản nhạc hay để lại đời,
Người người cảm phục khắp muôn nơi.
Năm châu chia xẻ niềm nhung nhớ,
Nghệ sĩ ngợi khen quá tuyệt vời.
Tiếng nhạc lời ca vọng bốn phương,
M.C. nổi tiếng vượt trùng dương.
Đấu tranh chống cộng vang tên tuổi,
Đả phá Tàu phù giữ cố hương.
Ước nguyện chưa thành nỡ cách xa,
Linh thiêng phù hộ chốn quê nhà.
Nhân dân thoát khỏi vòng oan trái,
Dân chủ tự do hưởng thái hoà.
Với chút thành tâm khấn đất trời,
Hương linh Việt Dũng chóng an vui.
Từ nay thanh thản miền tiên cảnh,
Bỏ mặc chuyện đời dạo rong chơi.
Tiếc thương Việt Dũng vội ra đi,
Nhạc sĩ tài ba ít kẻ bì.
Để lại trần gian nhiều luyến tiếc,
Gia đình bè bạn lệ hoen mi.
Nhiều bản nhạc hay để lại đời,
Người người cảm phục khắp muôn nơi.
Năm châu chia xẻ niềm nhung nhớ,
Nghệ sĩ ngợi khen quá tuyệt vời.
Tiếng nhạc lời ca vọng bốn phương,
M.C. nổi tiếng vượt trùng dương.
Đấu tranh chống cộng vang tên tuổi,
Đả phá Tàu phù giữ cố hương.
Ước nguyện chưa thành nỡ cách xa,
Linh thiêng phù hộ chốn quê nhà.
Nhân dân thoát khỏi vòng oan trái,
Dân chủ tự do hưởng thái hoà.
Với chút thành tâm khấn đất trời,
Hương linh Việt Dũng chóng an vui.
Từ nay thanh thản miền tiên cảnh,
Bỏ mặc chuyện đời dạo rong chơi.
Nguyên Vũ
Bạn
Bè thương nhớ Việt Dzũng
Từ trái qua: Ngọc Hoài
Phương, Trương Trọng Trác, Việt Dzũng
Đúng
như lời nhà báo Phạm Trần đã nói: “Tạp chí Hồn Việt là một phần đời của Việt
Dzũng.” Quả như vậy, Việt Dzũng đã chính thức làm việc với tạp chí Hồn Việt từ
1989, tính đến nay, cũng đã ngót nghét một phần tư thế kỷ. Trong vai trò của
một thư ký tòa soạn, Việt Dzũng hầu như bao dàn về bài vở và layout. Tôi còn
nhớ rất rõ, hồi đó tòa soạn Hồn Việt nằm trên đường Brookhurst cùng chung với
hai tờ báo khác là tuần báo Diễm của chị Trần Thị Diễm Phúc và tuần báo Diễn
Đàn Chủ Nhật của các ông Đinh Lưu Nhã và Vũ Quang Ninh. Cả ba tờ báo đều do
Việt Dzũng chăm sóc cả về đánh máy bài vở, layout. Ngoài ra, Việt Dzũng còn
nhận thực hiện những cuốn sách cho các tác giả khác. Nói như vậy để thấy rằng,
ngay từ mấy chục năm trước, Việt Dzũng đã làm việc không ngưng nghỉ, bận rộn
suốt ngày.
Trên
hai mươi năm cùng làm việc, chúng tôi đã sát cánh bên nhau trong nhiều vấn đề,
chia xẻ biết bao ngọt bùi cay đắng, cư xử với nhau như anh em ruột thịt. Với
tôi, Việt Dzũng là một người rất thông minh và đa tài, có sức làm việc đáng
kính nể. Về nghiệp vụ báo chí, Việt Dzũng tỏ ra rất nhạy bén. Một vấn đề nào
được tôi gợi ý, Việt Dzũng nhanh nhạy nắm bắt ngay, không cần thảo luận dài
dòng. Cùng một lúc, Việt Dzũng có thể làm hai ba việc, vừa đánh máy, vừa giao
tiếp bằng điện thoại, mắt vẫn không rời màn hình, dịch tin một cách thoải mái,
tường thuật cho đài y như có mặt ngay tại hiện trường. Khả năng sáng tác âm
nhạc của Việt Dzũng gần như bẩm sinh. Chỉ cần có cảm xúc thoáng qua, Việt Dzũng
cầm đàn guitar lên, dạo một vài giai điệu, là có thể khởi lên ý nhạc, và, chừng
vài ba mươi phút, đã hoàn tất một bản nhạc. Do đam mê công việc, Việt Dzũng
không kể giờ giấc, quên cả chuyện ăn uống. Có những lần bất ngờ, Việt Dzũng gọi
phone cho tôi: “Anh đang ở đâu đó? Làm ơn mua cho em khúc bánh mì. Từ sáng tới
giờ, em chỉ có cà phê thuốc lá. Đói quá!” Nhớ có lần, trong ngày lễ Tạ Ơn, gia
đình tôi đang tụ họp ăm uống, chợt nhớ tới Việt Dzũng, nhìn đồng hồ đã trên 10
giờ đêm, tôi bấm phone gọi Dzũng: “Em đang làm gì đấy? Ăn uống gì chưa?” Câu
trả lời bên kia rất gọn: “Em đang làm việc, chưa ăn gì cả.” Tôi hỏi tiếp: “Thế
mẹ em và Bé Bé đâu?” – “Mẹ em đến nhà bác Đồng, còn Bé Bé qua anh chị Quốc Toản
ăn cơm rồi.” – “Chờ đấy! Khoảng 15 phút nữa, anh mang đồ ăn đến cho em.” Nhắc
lại chuyện nầy, để thấy, đối với Việt Dzũng, công việc và công việc là nguồn
đam mê lớn của con người đầy nhiệt huyết.
Việt
Dzũng bị bệnh tim đã lâu. Người thân trong gia đình và bằng hữu đều khuyến cáo
Dzũng nên giảm bớt công việc, dành thời gian tập trung chữa bệnh. Nhớ lại vài năm
trước đây, có lần Dzũng phải nhập viện để thông tim, mặc dù có nhiều người muốn
vào thăm, nhưng Dzũng đều từ chối, chỉ có mẹ, vợ của Dzũng và tôi vào thăm. Lý
do, Dzũng không muốn người khác đến đông, vì còn phải làm việc ngay sau khi ra
khỏi phòng hồi sức.
Sự
ra đi quá đột ngột của Việt Dzũng là một cú “sốc” lớn, không những đối với
riêng tôi mà cả với cộng đồng người Việt tị nạn. Riêng tôi, đã mất một người
bạn, người em vô cùng thân thiết suốt mấy chục năm qua. Hôm ấy, sau khi tôi
ngồi uống cà phê sáng với nhà thơ Du Tử Lê và một số bằng hữu trên đường trở về
nhà, thì được hung tin Việt Dzũng đã trút hơi thở cuối cùng ngay trên đường đưa
đến đến bệnh viện cấp cứu. Một cảm giác hụt hẫng, sửng sờ gần như tê dại đã ập
đến trong tâm thức tôi. Tiếc thương cho một người đầy nhiệt huyết và tài năng
nhưng mệnh yểu. Tôi biết, Việt Dzũng đang có nhiều dự tính cho công việc chung
và cho tác phẩm âm nhạc của mình. Sự ra đi của Việt Dzũng là một tổn thất lớn
đối với cộng đồng người Việt hải ngoại trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân
chủ tại quê nhà.
*
Ngọc Hoài Phương
Westminster ,
23.12.2013
Anh
ơi, bên đó bình an không Anh? Anh biết không, mấy hôm nay bên này không khí
ngột ngạt, ảm đạm ghê lắm. Ai cũng nhớ anh. Em không dám mở facebook và xem
news nữa. Anh biết không, mọi người quá đau đớn vì chuyện Anh đi. Những người
thân, bằng hữu, và kể cả những người chưa từng một lần gặp Anh. Vậy mà khi nghe
tin anh ra đi, mọi người bàng hoàng, thất lạc.
Nhưng em chỉ báo vậy thôi, Anh đừng bận tâm nghe, Anh đừng như anh vẫn thường như vậy, sẽ thấy thương, tội và dằng vặt nếu như vì mình mà làm đau người khác… (mà số người đau vì tin anh không còn, nhiều quá anh ơi!)
Nhưng em chỉ báo vậy thôi, Anh đừng bận tâm nghe, Anh đừng như anh vẫn thường như vậy, sẽ thấy thương, tội và dằng vặt nếu như vì mình mà làm đau người khác… (mà số người đau vì tin anh không còn, nhiều quá anh ơi!)
Em
nhớ những ngày đầu em chập chửng làm quen với sân khấu. Vì biết rõ con đường
đầy gai nhọn, Anh đã bằng mọi cách, chống đỡ, để em bớt đau được chừng nào, hay
chừng nấy. Anh đã dỗ dành, khi nó gặp điều bất ưng. Anh đã chỉ dạy tỉ mỉ, khi
nó còn ngu ngơ quá, mua cho nó thức ăn, khi nó đói meo ở phi trường sau giờ
diễn. Và kể cho nó nghe chuyện tình của anh (và của cả những người khác) trên
những chuyến bay dài, hai anh em lại cười khúc khích với nhau. Rồi khi em từ
giã sân khấu một cách đột ngột, Anh vẫn bên cạnh em, trìu mến, bao dung. Đến
ngày nó lấy chồng, nó vẫn bắt Anh lo hết mọi chuyện.
Anh
ơi, ngày Anh đi, thật khủng khiếp! Em không biết làm gì. Em có cho mình hàng
trăm câu hỏi: “Rồi chị Bebe sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho Bà? Chị Minh Phượng sẽ ra
sao, khi bên chị không còn Anh, mỗi buổi sáng? Anh Trúc Hồ sẽ đau ghê lắm! Rồi
Asia sẽ ra sao, SBTN sẽ ra sao, em sẽ ra sao…?”
Và
rồi em chợt nhận ra, em đã quá ích kỷ! Em toàn lo mọi người sẽ ra sao mà không
hề quan tâm đến anh đang thế nào? Em chỉ nghĩ đến cái đau của em khi mất, mà
không nghĩ đến anh sẽ hạnh phúc hay khổ đau khi còn và mất. Em chỉ muốn anh còn
để bình an, mà không hề nghĩ anh đi, anh sẽ bình an hơn. Giờ thì em tĩnh lại và
hiểu ra, ngay chính lúc tim Anh ngừng đập là lúc Anh có một đời sống mới, đời
sống cho riêng Anh. Cả đời, Anh đã sống cho gia đình, cho bằng hữu, cho khán
thính giả, cho quê hương, đất nước! Cuối cùng, khi tim Anh ngừng đập, là lúc
Anh được sống cho chính mình.
Anh
an tâm mà sống nghe Anh, lần này phải sống chỉ-cho-mình-anh.
Và
nó sẽ vẫn tiếp tục text cho Anh:
Cho
anh xin số phone của Bố - 714...mà anh có còn yêu em không? - Đồ quỷ! - Anh ra
sao rồi? - Anh chết rồi! - Chết rồi làm sao yêu em - Chết rồi vẫn còn yêu - Đồ
quỷ!
Orchid
Lâm Quỳnh
Từ trái qua: Trọng Nghĩa,
Mộng Lan, Việt Dzũng
Tin
Việt Dzũng đột ngột qua đời làm nhiều người choáng váng, bàng hoàng. Đồng
nghiệp, bạn bè, anh chị em nghệ sĩ, và có thể rất nhiều thính giả của Radio
Bolsa, có lẽ đều ở trong trạng thái bàng hoàng này, vào buổi sáng thứ sáu 20
tháng 12, lúc gần 11 giờ, khi anh Phú của đài Radio Bolsa loan báo tin nghệ sĩ
Việt Dzũng đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 10 giờ 35 phút tại bệnh viện
Fountain Valley, hưởng dương 55 tuổi, sau một cơn trụy tim.
Tôi
vừa pha ly cà-phê buổi sáng xong, với tay vặn radio để nghe 103.5FM trước khi
ngồi vào bàn ăn sáng, theo thói quen thường lệ. Nhưng hôm nay, không hiểu sao
tự nhiên, có điều gì đó khiến tôi lại đổi qua làn sóng 106.3FM, và đúng lúc ấy,
tôi nghe giọng anh Phú của Radio Bolsa đầy xúc động xác nhận tin Việt Dzũng đã
qua đời. Lúc ấy, tôi cũng thật sự xúc động, có cảm giác như bị ngộp thở, và tim
đập thật nhanh. Tôi tiếp tục nghe Radio Bolsa phát Việt Dzũng hát bài ca do
chính anh sáng tác: “Một chút quà cho quê hương” thêm vài phút nữa, và chạy lên
lầu cho Mộng Lan hay hung tin. Mộng Lan lúc ấy đang make-up để chuẩn bị đi làm
ở Đài SET TV. Đến phiên Mộng Lan cũng bàng hoàng và xúc động trào dâng. Mộng
Lan cứ tiếp tục hỏi tôi: “Có thật không anh? Trời ơi! Sao mau quá vậy?” Tôi
cũng không biết trả lời thế nào, chỉ bật thêm cái Radio cho Mộng Lan nghe tin
tức của Radio Bolsa…
Tôi
quen Việt Dzũng từ khi còn sống bên Montreal, Canada, và có nhiều dịp sinh hoạt
với Việt Dzũng và 1 số anh chị em khác như Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh, Đào
Trường Phúc, Khúc Minh, Khúc Lan, Huỳnh Công Ánh, Vũ Dũng, Phan Ni Tấn, Tuấn
Minh, Tuyết Mai, v…v…, khi còn sinh hoạt trong phong trào Hưng Ca. Cả nhóm đi
hát chung trong nhiều năm, qua nhiều thành phố như Montreal, Toronto, Ottawa,
San Diego, Houston, San Jose, Washington D.C. và ngay tại Nam Cali. Trong những
lúc anh em Hưng Ca tập họp trước hay sau giờ trình diễn, Việt Dzũng hay bắt tôi
chọc cười cả nhóm, vì tôi có cái biệt tài là “nhái giọng” và bắt chước điệu bộ
người này, người kia, rất giống. Tôi nhớ Việt Dzũng đã đặt cho tôi biệt hiệu là
“Cây hề Trọng Nghĩa, đến từ xứ lạnh tình nồng Canada !”…
Ngoài
ra, lúc tôi rời Montreal, Canada qua Mỹ thử thời vận, Việt Dzũng đã viết 1 bài
báo, đăng trên tuần san “Diễm” của nhà báo Trần Thị Diễm Phúc vào mùa hè năm
1988, để giới thiệu cuộn băng cassette đầu tay của tôi thực hiện tại Mỹ, mang
chủ đề: “Mùa Thu Xa Em”, do trung tâm Diễm Xưa của chị Thái Xuân sản xuất và
phát hành. Tôi có “nợ ân tình” sâu đậm với bài viết này của Việt Dzũng, vì đây
là 1 bài viết dài 2 trang, và Việt Dzũng có cho tôi biết là anh đã bỏ rất nhiều
tâm huyết và suy tư khi viết nó. Tôi vẫn còn giữ copy của tờ báo Diễm có đăng
bài viết này, và hy vọng, nếu đủ duyên, sẽ có dịp cho đăng lại trên 1 tờ báo
nào đó, để độc giả có thể thưởng ngoạn lại 1 lần nữa bài viết của Việt Dzũng…
Trong
nhiều năm sau này, Việt Dzũng và vợ chồng chúng tôi chỉ thỉnh thoảng gặp nhau
trong những buổi sinh hoạt văn nghệ, hay một vài lần đụng đầu nhau trước cửa
Đài SBTN và Đài SET, và lần gặp nhau cuối cùng của vợ chồng tôi với Việt Dzũng,
là chiều thứ Bảy 2 tháng 11, 2013 vừa qua, nhân dịp lễ Thôi Nôi ba đứa con của
vợ chồng Đỗ Tân Khoa – Hồng Ngọc.
Mới
cách đây có vài ngày, Hòa Thượng Thích Viên Lý còn gọi, mời tôi hát cho Đêm
Giao Thừa 2014, sẽ được tổ chức tại chùa Điều Ngự. Thầy Viên Lý nói: “Anh Việt
Dzũng phụ trách phần MC và mời ca sĩ, Trọng Nghĩa và Mộng Lan nhớ đến giúp cho
Thầy một tay nha!”
Nay
thì Việt Dzũng đã không còn nữa, để có thể làm MC cho bất cứ 1 chương trình văn
nghệ hay gây quỹ nào, hay để có thể tiếp tục đưa tin, và thỉnh thoảng đùa vui
trên làn sóng 106.3FM vào mỗi buổi sáng, như Dzũng đã từng làm từ mười mấy năm
qua, hoặc để sáng tác những bài ca hay bài viết làm cả chế độ Cộng Sản phải
nhức nhối, đau đầu… Cơn gió vô thường đã đến rước Dzũng đi, nhưng những gì tốt
đẹp Dzũng đã thực hiện lúc còn sanh thời, tinh thần đấu tranh bất khuất, sẽ còn
mãi đó, sẽ tồn tại lâu dài, và sẽ ở mãi trong tim những người thân, bạn bè đồng
nghiệp, anh chị em nghệ sĩ, và những người thương mến cũng như ngưỡng mộ Dzũng…
Viết
để nhớ về Việt Dzũng,
Trọng
Nghĩa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.