Trung
Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền
Hoa
Kỳ tuyên bố đòi hỏi của Trung Quốc buộc ngư dân nước ngoài đánh bắt
ở Biển Đông phải xin phép là 'khiêu khích và nguy hiểm'.
Từ
1/1, các tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài hoạt động trong vùng
biển mà Trung Quốc đặt dưới quyền quản lý của tỉnh Hải Nam phải xin
phép chính quyền tỉnh này, theo quy định mà Trung Quốc đơn phương đưa
ra.
Người
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói tại một cuộc họp báo hôm
thứ Năm 9/1: "Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động ngư
nghiệp của các quốc gia khác tại các khu vực tranh chấp của Biển
Đông là hành động khiêu khích và có khả năng nguy hiểm".
Bà
Psaki nói tiếp: "Trung Quốc chưa đưa ra giải thích nào hay cơ sở
nào theo luật quốc tế để minh chứng cho các tuyên bố chủ quyền rộng
lớn này".
Người
phát ngôn Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng lập trường lâu nay của Mỹ là
"tất cả các bên liên quan cần tránh có các hành động đơn phương
có thể làm gia tăng căng thằng và cản trở khả năng giải quyết các
khác biệt thông qua con đường ngoại giao hay bằng các biện pháp hòa
bình khác".
Trước
đó, Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố sẽ không đứng về phía nào nhưng ủng
hộ tự do hàng hải trong khu vực.
'Động
cơ bí ẩn'
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức đã phản hồi lại bình luận của phía Hoa Kỳ.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói "Chúng tôi bày tỏ sự không hài
lòng và phản đối những nhận xét của phía Hoa Kỳ.
"Mọi
người đều biết rằng Trung Quốc là một đất nước được bao quanh bởi cả đất và
biển, có bờ biển dài và một số lượng lớn các hòn đảo và rạn san hô.
"Theo
pháp luật quốc tế tương thích và công ước quốc tế phổ quát, cũng như các luật
và những quy định quốc gia, chính phủ Trung Quốc có quyền và trách nhiệm quản
lý các đảo có liên quan và các rạn san hô cũng như nguồn tài nguyên phi sinh
học.
"Trong
hơn 30 năm, luật và các quy định thủy sản có liên quan của Trung Quốc đã được
thực hiện nhất quán một cách bình thường, và chưa bao giờ gây ra bất kỳ căng
thẳng nào.
"Nếu
ai đó cảm thấy có nhu cầu nói ra rằng việc sửa đổi có tính kỹ thuật quy định
nghề cá địa phương vốn được thực hiện đã cách đây nhiều năm sẽ gây căng thẳng
trong khu vực và tạo một mối đe dọa cho sự ổn định khu vực thì tôi chỉ có thể
nói rằng nếu điều này không xuất phát từ thực tế thiếu ý thức cơ bản chung thì
hẳn phải là một động cơ bí ẩn."
'Bất
hợp pháp'
Khu
vực mà Trung Quốc đòi tàu cá nước ngoài phải xin phép mới được
hoạt động rộng tới 2 triệu km vuông, tức hơn 2/3 diện tích Biển Đông,
bao gồm không chỉ các đảo mà còn nhiều tuyến hàng hải cùng các khu
vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn.
Tàu
cá và tàu khảo sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam
quản lý sẽ phải xin phép.
Quy
định này được tỉnh Hải Nam thông qua cuối tháng 11 năm ngoái.
Giới
chức Trung Quốc dọa tàu cá nước ngoài hoạt động không phép sẽ bị
tịch thu ngư cụ, tài sản và phạt tới 500.000 Nhân dân tệ (83.000 đôla
Mỹ).
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm 8/1 nói Manila đang tìm kiếm thêm thông tin về quyết định
này.
Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Trong
khi đó, hãng Reuters dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Lương Thanh Nghị nói: "Tất cả các hoạt động của nước ngoài trong
các vùng biển [mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền] mà không có sự chấp
thuận của Việt Nam thì đều là bất hợp pháp và không có cơ sở".
Tàu
cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu
tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang
đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.
Ngư
dân Việt Nam đã nhiều lần than phiền rằng họ bị kiểm ngư Trung Quốc
sách nhiễu hoặc cản trở, thậm chí hành hung, khi đánh bắt trong ngư
trường truyền thống ở Biển Đông.
BBC
Dec
13, 2013
Trước
nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam , nhiều người nhấp nhỏm lo lắng
và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi
thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ ...
Aug
08, 2013
Cùng
với việc phục sinh một tàu sân bay cũ của Liên Xô, Trung Quốc tăng cường tuyên
bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông, nhưng lực lượng tiên phong chủ
lực nhằm thực hiện mục đích thống trị vùng nước này ...
Jan
09, 2014
BBC:
Trung Quốc với tân lãnh đạo Tập Cận Bình có thay đổi gì không về chính sách,
chiến lược mở rộng cương thổ, biển đảo của họ, đặc biệt ở Biển Đông? Nếu TQ
tiếp tục duy trì điều bị chỉ trích là não trạng 'bành trướng ...
Jun
13, 2013
Từ
tháng Giêng cho tới tháng Năm vừa qua, cuộc tranh cãi biển Đông tiếp tục đi
theo chiều hướng tiêu cực, với việc các bên, đặc biệt là Trung Quốc,
Philippines và Việt Nam, quyết giữ quan điểm riêng về chủ quyền lãnh thổ ...
Jun
10, 2013
Liên
quan đến "chứng cứ pháp lý", rất nhiều chuyên gia luật quốc tế kết
luận rằng yêu sách "danh nghĩa lịch sử" của Trung Quốc đối với Biển
Đông, hàm ý bao gồm đầy đủ chủ quyền và quyền chủ quyền cho phép các nước ...
Jul
31, 2013
Việc
Tàu Cộng hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam , kêu gọi đấu thầu trong vùng lãnh hải của
Việt Nam , cấm ngư dân Việt Nam đánh cá,
tung hàng chục ngàn tàu đánh bắt cá trên biển đông, lập thành phố Tam ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.