Hôm nay, giáo sư
toán kinh tế John Nash đã qua đời cùng
với người vợ của mình, bà Alicia Nash, trong một tai nạn giao thông kinh hoàng ở
bang New Jersey. Giáo sư Nash hưởng thọ 86 tuổi, còn vợ ông, bà Alicia Nash hưởng
thọ 82 tuổi.
John Nash là một tượng
đài trong ngành toán và kinh tế. Ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994.
John Nash là một tượng
đài trong ngành toán và kinh tế. Ông nhận giải Nobel kinh tế năm 1994 vì là người
đầu tiên mở ra ngành Game Theories (lý thuyết trò chơi, hay đúng hơn
là lý thuyết tương tác chiến lược). Game Theory ngày nay đã trở thành xương sống
của kinh tế học hiện đại, của chính trị học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học
xã hội khác. Sở dĩ như vậy là vì Game Theories mô hình hóa tất cả các tương tác
xã hội giữa con người với con người dưới dạng toán học để tìm ra các giải
pháp cân bằng (equilbrium) cho mỗi tình huống. Tên của giáo sư John Nash
được đặt cho một loại cân bằng này, gọi là Nash Equilibrium.
Nhân vật trong A Beautiful Mind tốt nghiệp tiến sĩ, lập gia đình với một cô bạn gái cùng trường, và được Bộ Quốc phòng Mỹ mời làm việc. Sau đó ông bị phát hiện có triệu chứng hoang tưởng và rối loạn thần kinh (paranoid schizophrenia), luôn cảm thấy mình là trung tâm của một vụ việc hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia, luôn bị theo dõi, đe dọa. Căn bệnh này đe dọa chính gia đình ông, cho đến khi ông phát hiện ra là người vợ mình luôn trẻ như ngày đầu mà không già đi chút nào, và hiểu rằng mình luôn bị ảo giác. Từ đó, ông tập sống và chấp nhận với ảo giác, với những nhân vật không có thật đeo bám mình, và trở lại cuộc sống bình thường của một giáo sư vào lúc tuổi đã già.
Ngoài đời thật của John Nash khác rất nhiều so với trong phim. Ông chưa bao giờ làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ mà chỉ làm cho một think tank tên là RAND (think tank này làm nhiều hợp đồng nghiên cứu cho Bộ Quốc phòng). Cuộc sống ngoài đời thật của ông cũng phức tạp hơn rất nhiều lần so với trong phim. Theo nhiều nguồn tin chính thống, John Nash từng có thời gian có khuynh hướng tình dục đồng giới (trước khi có tình yêu thật sự với Alicia và cưới).
Ông cũng có một người con trai từ lúc 25 tuổi (năm 1953) với Eleanor Stier, một y tá ở Boston, và đặt tên là John David Stier. John Nash không chịu cưới và chia tay Eleanor. Ông không mấy quan tâm đến John Stier và chỉ thi thoảng gặp. Từ khi cậu bé lên 6 tuổi, ông chủ yếu liên hệ với con trai qua thư. Sau này John Stier trở thành một y tá giống như mẹ. Sau nhiều năm vật lộn với bệnh tật và trở lại bình thường, Nash gặp lại John Stier và trách John tại sao không trở thành bác sĩ để cậu và em trai cùng bố (con của Nash và Alicia) có thể gặp nhau và giúp nhau (người con thứ hai này cũng bị bệnh rối loạn thần kinh giống John Nash).
Cuộc hôn nhân của John Nash và Alicia cũng không suôn sẻ. Ông bà lấy nhau tháng 2 năm 1957 và có con trai tên John C.M. Nash vào tháng 5 năm 1959 (cậu bé này không có tên trong gần cả một năm). Tới mùa Giáng Sinh năm 1962, Alicia đệ đơn li dị. Rõ ràng bệnh tật của Nash trong giai đoạn này đã làm Alicia không chịu đựng nổi. Hồ sơ của Alicia viết rằng Nash đổ tội cho bà đã cố tình hai lần đưa ông vào nhà thương điên. Ông chuyển sang sống ở một phòng khác trong nhà, và trong hơn 2 năm từ chối quan hệ vợ chồng với Alicia.
Sau khi li dị, Alicia lại cho phép John Nash quay lại sống cùng với mình vào năm 1970. Sự chăm sóc và sự kiên nhẫn của bà đóng vai trò vô cùng hệ trọng trong việc giúp ông dần dần khỏi bệnh loạn trí. Tuy nhiên, quan hệ của hai người giống như hai người bạn. Quan hệ tình cảm của họ chỉ sống lại vào năm 1994, sau khi John Nash được giải Nobel kinh tế. Hai người làm đám cưới trở lại vào năm 2001, 44 năm sau đám cưới đầu tiên của họ.
John Nash và Alicia
cùng qua đời vào ngày 25 tháng 5 năm 2015 trong một tai nạn giao thông ở New
Jersey như báo chí đã đưa.
Ngoài đời thật, John Nash là một thiên tài, nhưng cũng là một người lập dị, trước khi trở thành một nạn nhân của bệnh loạn trí. Phần lớn cuộc đời ông sống trong bệnh tật. Những người thân của ông cũng vì thế mà chịu nhiều khổ đau. Con trai đầu của ông bị ông ghẻ lạnh. Con trai thứ hai bị bệnh giống như ông. Vợ ông, bà Alicia cũng gần như dành cả đời mình chăm sóc cho John Nash – như một người chồng thì ít mà như một bệnh nhân thì nhiều.
Thế nhưng, đối với những người làm nghiên cứu kinh tế (và nhiều bộ môn khoa học khác sau này), đặc biệt với người nghiên cứu Game Theory, thì tài sản mà ông để lại cho họ (và cho nhân loại) quả thật vô giá.
Ngoài đời thật, John Nash là một thiên tài, nhưng cũng là một người lập dị, trước khi trở thành một nạn nhân của bệnh loạn trí. Phần lớn cuộc đời ông sống trong bệnh tật. Những người thân của ông cũng vì thế mà chịu nhiều khổ đau. Con trai đầu của ông bị ông ghẻ lạnh. Con trai thứ hai bị bệnh giống như ông. Vợ ông, bà Alicia cũng gần như dành cả đời mình chăm sóc cho John Nash – như một người chồng thì ít mà như một bệnh nhân thì nhiều.
Thế nhưng, đối với những người làm nghiên cứu kinh tế (và nhiều bộ môn khoa học khác sau này), đặc biệt với người nghiên cứu Game Theory, thì tài sản mà ông để lại cho họ (và cho nhân loại) quả thật vô giá.
Trần Vinh Dự
Jul 17, 2013
Anh Võ Đức Diên, một
cư dân người Việt của thành phố Morgan Hill, tiểu bang California ở Mỹ vừa qua
đã được vinh dự để ra đề thi tuyển học sinh giỏi toán của thế giới. Anh Võ Đức
Diên cũng đã ra hầu hết những đề thi để ...
Mar 11, 2014
MORGAN HILL,
Calif.--Anh Võ Đức Diên, một cư dân người Việt của thành phố Morgan Hill, tiểu
bang California ở Mỹ vừa qua đã được vinh dự để ra đề thi tuyển học sinh giỏi
toán của thế giới. Anh Võ Đức Diên cũng đã ra .
Apr 29, 2011
Toán Học và Những
Con Số...Mathematics & Numbers. SOLVE THE MYSTERY 64=65. HOW CAN 64 SQUARES
TURN IN to 65 squares · Is 64 = 65 ? image. Now, scroll down for the answers
image. You hang in there ...
Sep 30, 2013
Bằng tính toán của
mình, một học sinh 13 tuổi đang sinh sống tại thành phố Potsdam – Đức đã buộc
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phải thừa nhận về một nguy cơ hủy diệt trái
đất vào ngày Chủ nhật 13/4/2036, khi ...
Jun 22, 2011
Trong khi đội ngũ
làm toán của nước ta đang thiếu những người giỏi thì hơn một nửa những người
làm toán giỏi đang ở nước ngoài, trong đó phần lớn là ở Mỹ. Nước Mỹ, tất nhiên,
không chỉ thu hút nhân tài người Việt mà ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.