Thượng nghị Sĩ Jim
Webb và phu nhân cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích dự buổi lễ đánh dấu 40 năm ngày
30 tháng 4 tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh VN trong thủ đô Washington.
Tháng 4 lại về trong
nỗi buồn của những người Việt tị nạn và cả những người sống trong bầu khí của
“thiên đường XHCN” hơn 40 năm nay. Những ngày này, người ta lại nhắc nhở nhau về
cái ngày kinh hoàng hơn 40 năm trước. Người tháo chạy, kẻ hoang mang, Sài Gòn hỗn
mang trong ngày 30/04/1975.
Thế hệ tôi không chứng
kiến những cảnh ấy nhưng nhờ có lịch sử, qua những trang sách và ngày nay
nhờ có Internet nên hình dung được phần nào và thấy đau thương, ngậm ngùi cho một
chế độ đã bị cưỡng bức vì nhiều nguyên do.
Cứ ngỡ rằng sau cái
ngày được gọi là “giải phóng” thì đất nước thống nhất sẽ ngày một thăng tiến và
phát triển. Người dân có thể sống yên vui, ấm no và hạnh phúc vì theo nguyên tắc
sau chiến tranh thì hoà bình và thịnh vượng phải đến.
Thế nhưng, hơn 40 năm
nay, năm nào cũng vậy, người Việt Nam ngày một xấu xí, nước Việt Nam ngày càng
lạc hậu và kém phát triển.
Chúng ta vẫn chưa
thoát ra được tình trạng nghèo nàn để tiến bước cùng các nước phát triển
trong khi nhìn sang các nước láng giềng, thậm chí có nước từng bị chiến tranh
tàn phá nhiều hơn thì nay họ đã tiến thật xa trên xa lộ của tiến bộ và văn
minh. Nhìn trên bình diện quốc gia, tôi cho đó là một sự thất bại thảm hại và
đau thương khi mà 41 năm sau ngày thống nhất không có mặt nào từ kiến trúc thượng
tầng kinh tế, văn hoá, chính trị đến cơ sở hạ tầng đời sống người dân không một
chút tiến bộ mà hoàn toàn thụt lùi và lạc hậu.
41 năm trước, người
miền Nam tháo chạy, vượt biên trong cơn binh biến thì 41 năm sau, toàn dân Việt
Nam vẫn đang tháo chạy khỏi đất nước vì nhiều lý do:
Người có nhiều tiền,
tạm gọi là đại gia, đang tháo chạy công khai bằng các diện định cư như
EB500, EB300, đầu tư và bảo lãnh. Các cô dâu chú rể, thế hệ thanh niên đang
tháo chạy khỏi Việt Nam bằng những tờ hôn thú giả.
Các du học sinh, kho
tàng và chất xám của đất nước cũng đang tìm đường tháo chạy để tìm việc nơi xứ
người vì hầu như chẳng em nào muốn quay về.
Các gia đình đang
râm ran bàn cách cho con cái đi học để chờ ngày không xa theo con định cư nước
ngoài...
Và nếu bây giờ có một cuộc khảo sát xã hội về việc người Việt Nam muốn đi hay ở lại quê hương, tôi tin hầu hết đều sẽ trả lời là muốn ra đi.
Vì đâu nên nỗi thế?
Vì đâu mà chúng ta
phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực nơi xứ người, thay
vì ở lại trên quê hương mình để xây dựng một đời sống và tương lai tươi đẹp?
Vì
đâu mà vẫn phải quyết định ra đi khi mà người thân của mình vẫn phải oằn lưng sống
trên mảnh đất nơi mình sinh ra?
Thưa vì chúng ta thấy cái viễn cảnh tệ hại của
Đất nước khi thù trong giặc ngoài bủa vây.
Con người phải sống chung với chất độc
hàng ngày, dân nghèo thì đói khổ lầm than. Người đấu tranh cho công lý và hoà
bình thì bị áp bức. Kẻ ngông cuồng ngạo mạn thì lại được tuyên dương. Công lý
không bênh vực cho kẻ nghèo hèn mà nuông chiều kẻ có quyền và tiền.
Sống trong một đất
nước mà người dân không được bảo vệ, luật pháp không nghiêm minh, chính sách
không rõ ràng, kinh tế thì lụn bại và chính trị thì thối nát, thử hỏi có người
dân nào có còn muốn sống ở đó?
Tất cả những thứ đó
đang và sẽ là lý do chính đáng để người Việt Nam một lần nữa tìm đường vượt
biên bằng cách này hay cách khác. Là một con dân nước Việt, thật đau lòng
khi thấy cảnh đất nước bị xâm lăng và dày xéo trên mọi phương diện để những gì
gọi là tự hào quốc gia chỉ còn là những ảo tưởng nhưng người dân thì chưa bao
giờ được cảm nhận hạnh phúc, tự do và tự hào. Thành quả của nước Việt hôm nay
không phải là thành tựu này kia hay kỷ lục này nọ mà đó là nỗi u buồn của cả một
đất nước cố tình không chịu phát triển.
Hơn 40 năm hoà bình,
đất nước tuy thống nhất nhưng chưa có một ngày nào chúng ta có Độc lập...
Antoine Cuong
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.