Nghi phạm người Đài
Loan và Trung Cộng bị dẫn độ từ Kenya về Trung Cộng
Căng thẳng ngoại
giao gần đây giữa Đài Loan và Trung Cộng làm hé lộ vụ lừa đảo viễn thông khổng
lồ ở tầm quốc tế.
Vụ việc được cho là
gồm hàng ngàn kẻ lừa đảo, nhiều người trong số đó giả làm quan chức chính quyền
nhằm lấy tiền của nạn nhân.
Vụ lừa đảo khiến các
nạn nhân Trung Cộng có thể mất hàng tỷ USD và khiến một số người "tự vẫn".
Hồi đầu tháng này, một
nhóm nghi phạm, trong đó có người Đài Loan, bị dẫn độ từ Kenya về Trung Cộng, khiến
Đài Loan giận dữ.
Vụ lừa đảo lớn đến
đâu?
Nạn nhân thường được
liên hệ qua điện thoại hoặc các ứng dụng tin nhắn phổ biến
Hôm thứ Sáu, quan chức
Trung Cộng nói có 45 nghi phạm người Đài Loan sẽ phải ra tòa ở Trung Cộng, bác
bỏ yêu cầu đưa những người này về nước của Đài Loan.
Cả Trung Cộng và Đài
Loan trong nhiều năm đã truy bắt các nghi phạm trong một chiến dịch lừa đảo khổng
lồ về cả mức độ và phương diện.
Trong một bình luận
với truyền thông nhà nước, Bộ Công an Trung Cộng cho rằng những kẻ lừa đảo hoạt
động chủ yếu bên ngoài vùng Đông Nam Á, châu Phi và quần đảo Thái Bình Dương.
Ngoài trường hợp ở
Kenya cũng đã xảy ra bắt giữ ở Malaysia gần đây.
Những quan chức này
nói trong bảy năm qua ở Đông Nam Á, đã có 7.700 nghi phạm lừa đảo bị bắt giữ,
trong đó khoảng 4.600 người là người Đài Loan – kể từ khi Trung Cộng ký thỏa
thuận chính thức với Đài Loan cùng chống tội phạm.
Rất nhiều nghi phạm
khác được cho là người Trung Cộng.
Những kẻ lừa đảo thu
được số tiền khổng lồ - một trong những vụ tồi tệ nhất xảy ra với nạn nhân ở
Quý Châu, bị lừa tới 180 triệu USD hồi tháng 12 năm ngoái.
Nhiều nạn nhân là
người lớn tuổi, cùng với đó là giáo viên, nông dân, người lao động và sinh
viên. Quan chức Trung Cộng nói thêm rằng lừa đảo khiến nhiều gia đình và doanh
nghiệp phá sản, “nhiều nạn nhân” tự vẫn.
Mánh khóe
Nghi phạm lừa đảo
người Đài Loan bị dẫn về Trung Cộng
Rất khó để xác định
chắc chắn rằng liệu những kẻ lừa đảo thuộc cùng một mạng lưới hay là những tổ
chức riêng biệt, tuy kỹ xảo được sử dụng gần giống nhau.
Nạn nhân thường được
liên lạc bằng điện thoại hay qua ứng dụng phổ biến như WeChat và QQ, và phương
thức lừa đảo chính là giả vờ làm cán bộ công an, nói với nạn nhân rằng họ bị
nghi liên quan tới một vụ rửa tiền và cần phải chuyển tiền để thực hiện điều
tra.
Các cách khác được
cho là gồm có kẻ lừa đảo giả làm nhân viên công ty bảo hiểm hoặc các trang mua
bán hàng trên mạng.
Hồi tháng Hai, Bộ
Công an Trung Cộng cảnh báo với người dân về 48 kiểu lừa đảo viễn thông, trong
đó có tấn công tin tặc vào tài khoản tin nhắn của nạn nhân để lấy thông tin tài
khoản ngân hàng.
Bình luận của chính
quyền Trung Cộng cho thấy rằng trước đây, khi nghi phạm bị bắt khi phạm tội ở
nước thứ ba, cả hai phía sẽ giải quyết nghi phạm của mình một cách riêng biệt.
Nhưng nay nghi phạm
người Đài Loan bị dẫn độ tới đại lục thay vì đưa về Đài Loan.
Điều này khiến Đài
Loan giận dữ, và cáo buộc Trung Cộng “cưỡng bức trao nộp ngoài vòng pháp lý”.
Trung Cộng coi Đài
Loan là một tỉnh tự tách khỏi Trung Cộng, không phải là quốc gia độc lập.
Trung Cộng khẳng định
quyền pháp lý đối với người Đài Loan do cho rằng các nạn nhân đều là người Trung
Cộng.
Quốc gia này cũng
nói trong rất nhiều trường hợp, nghi phạm Đài Loan thường không bị chính quyền
trừng phạt và số tiền lừa đảo thường không thu lại được.
Hồi đầu tháng này, Trung
Cộng chỉ trích Đài Loan về việc cho thả một nhóm nghi phạm người Đài bị bắt giữ
ở Malaysia.
Phóng viên cho rằng
vụ tranh chấp này có thể sẽ làm mối quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp giữa hai
quốc gia tồi tệ hơn.
Động thái của Trung
Cộng cũng được coi là dấu hiệu mạnh tay sau vụ bắt cóc năm người bán sách ở
Hong Kong.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.