Vào thế kỷ 19, một
nha sĩ tại Pennsylvania tên là WH Atkinson đã bắt gặp một hội chứng nghe như từ
những cơn ác mộng.
Atkinson đã viết
trong The Dental Cosmos, một trong những tạp chí đầu tiên cho giới nha sĩ Mỹ, về
sự bùng phát của hội chứng răng phát nổ.
Ông đã phát hiện ra
hội chứng này ở ba bệnh nhân. Người đầu tiên, Đức giám mục DA từ Springfield,
đã trải qua cơn khốn khổ này vào năm 1817:
'Răng nanh bên phải
của ông bắt đầu bị đau, tới mức khiến ông trở nên phát điên. Trong cơn đau đớn,
ông chạy lồng lộn với hy vọng làm cơn đau thuyên giảm, và đôi khi còn cắm đầu
xuống đất như một con thú dữ hoặc thọc đầu qua hàng rào hoặc chạy ra suối ngụp
đầu xuống nước lạnh."
Nói sơ sơ vậy là đủ
để bạn hình dung được nỗi thống khổ mà vị giáo sĩ đã phải trải qua.
Cơn đau răng là một
nỗi đau đớn rất rùng rợn trong thời nha khoa còn chưa phát triển.
Một cuộc điều tra tại
Sussex năm 1862 đã ghi nhận một vụ trong đó người đàn ông đã tự sát vì cơn đau
răng kéo dài 5 tháng. "Người ta đã nhìn thấy ông khóc trong nhiều giờ, hết
ngày này sang ngày khác."
Vị mục sư bất hạnh
đã có một kết cục có hậu hơn:
"9 giờ sáng hôm
sau, trong khi ông đang bước đi trong tình trạng điên cuồng, bỗng nhiên một tiếng
nứt vang lên, như một tiếng súng nổ, khiến răng của ông vỡ ra nhiều mảnh nhỏ và
làm cơn đau biến mất. Ông quay sang vợ, nói "cơn đau của tôi đã hoàn toàn
biến mất".
Ông vào giường, ngủ rất ngon nguyên ngày và suốt cả đêm đó và
trở nên vô cùng tỉnh táo vào ngày hôm sau."
Mười ba năm sau sự
kiện này, điều tương tự đã xảy ra đối với một bệnh nhân có tên là Letitia D,
người sống chỉ cách đó vài dặm. Bà đã phải trải qua cơn đau răng kéo dài.
"Cơn đau đã chấm dứt sau khi răng phát nổ."
Trường hợp cuối cùng
xảy ra vào năm 1855. Bà Anna PA nói một trong các răng nanh của bà bị nứt đôi từ
trước ra sau.
Mặc dù bất thường
nhưng những câu chuyện này không phải là độc nhất. Các biên tập viên của tạp
chí chuyên ngành về nha khoa của Anh, British Dental Journal, gần đây đã đề cập
đến nội dung tài liệu cũ được in vào năm 1965, trong đó ghi lại chi tiết những
trường hợp răng bị nổ trong lịch sử.
Một trong các trường
hợp này được ghi lại vào năm 1871 bởi một nha sĩ người Mỹ, J Phelps Hibler. Ông
đã điều trị cho một bệnh nhân nữ còn trẻ. Cơn đau răng của cô chấm dứt khi một
chiếc răng hàm 'phát nổ' và khiến 'cô bị ngã'. Tiếng nổ lớn đến nỗi nữ bệnh
nhân này bị điếc tai nhiều ngày sau đó.
Mặc dù có 5-6 vụ
răng nổ xảy ra vào thế kỷ 19, không có trường hợp nào được ghi lại kể từ thời
thập niên 1920 trở lại đây.
Hugh Devlin, Giáo sư
từ Khoa Phục hồi Răng, Trường Nha Khoa thuộc Đại học Manchester, nói mặc dù việc
răng sâu bị nứt là điều dễ hiểu, ông chưa từng bao giờ nghe đến chuyện chúng bị
nổ.
Ông nhớ lại trường hợp
các nhà thám hiểm Nam Cực vào những năm 1960. Những người này đã kể về việc
răng họ bị vỡ. Dù khi đó, những trường hợp này được cho là do thời tiết quá lạnh,
nhưng ông nghĩ rằng lý do thực sự là do răng sâu, bởi họ thường ăn nhiều đường.
Vậy điều gì đã làm
nên những vụ nổ này?
Trong bài báo đăng
năm 1860, Atkinson đã đưa ra hai giả thiết. Một trong những giả thiết, đó là chất
mà ông gọi là 'calo tự do'. Loại chất này tăng dần trong răng và tạo nên áp lực
bên trong tuỷ răng.
Tuy nhiên điều này
có thể được loại trừ ngay, vì nó dựa trên một giả thiết khoa học đã lỗi thời.
Nhiều năm qua, hơi
nóng được cho là kèm theo một chất lỏng gọi là calo - và dù điều này sẽ giải
thích cho hiện tượng tăng áp lực, nhưng giờ đây chúng ta biết rằng chất lỏng
này không tồn tại.
Ban đầu, giả thiết
thứ hai của Atkinson có vẻ có bằng chứng hơn. Ông đã cho rằng tình trạng sâu răng đã
làm tăng lượng ga và khiến răng bị vỡ.
Liệu điều này có thực
sự vén được tấm màn bí ẩn? Devlin tỏ ra nghi ngờ:
"Khó có khả năng
lượng ga trong răng đủ lớn để khiến răng phát nổ. Răng có kết cấu rất chắc. Các
nha sĩ Thế kỷ 19 không hiểu về sự sâu răng - họ nghĩ rằng nó phát sinh từ bên
trong răng. Chỉ một thế kỷ qua chúng ta mới hiểu rằng sâu răng là do cách ăn
và do vi khuẩn trên bề mặt răng."
Thay vào đó, câu trả
lời có thể được tìm thấy ở các hoá chất được sử dụng làm chất trám răng vào thời
đó.
Trước năm 1830, nhiều
loại kim loại được sử dụng làm chất liệu trám răng, từ chì, thiếc, tới bạc, hay
nhôm.
Andrea Sella, Giáo
sư ngành Hoá học Vô cơ tại University College London, đã chỉ ra rằng nếu hai loại
kim loại khác nhau được sử dụng, nó sẽ tạo ra một loại điện hoá học và miệng sẽ
biến thành một dạng pin có điện thế thấp.
"Việc trộn lẫn
các loại kim loại sẽ tạo ra các dòng điện. Giả thiết mà tôi nghiêng về, đó là
khi răng được trám không kỹ và lỗ hổng vẫn còn, điều đó sẽ khiến lượng hydrogen
tích tụ trong răng."
Một chiếc răng đã yếu
sẵn sẽ có thể bị vỡ tan dưới áp lực này - và hydrogen có thể phát nổ nếu tiếp
xúc với lửa, ví dụ như khi bệnh nhân đang hút thuốc.
Sella cho rằng điều
này khó xảy ra.
"Tôi linh cảm rằng
khó có khả năng người đàn ông từ thời Victoria đã phun ra lửa."
Không may là không
có bằng chứng nào cho thấy các bệnh nhân đã trám răng.
Vì vậy, hoặc là một
quy trình chưa được biết đến nào đó đã khiến răng phát nổ, hoặc các bệnh nhân
đã nói quá về hội chứng của họ.
Cho đến nay, 'bí ẩn
về những chiếc răng phát nổ' vẫn chưa có lời giải đáp.
Thomas Morris
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.