Thính giả Phạm Thiên
Văn, Đại học Lạc Hồng, Việt Nam:
“Kính thưa bác sĩ, có
phải hiện nay nhiều người Việt Nam bị bụng bự (bụng beer) nhiều hơn so với người
miền Nam trước 1975 là do tiêu thụ đồ ăn Trung Cộng có chứa nhiều chất độc hại
phải không ạ ?
Em xin cảm ơn bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền:
"Bụng bia"
(beer belly) là do mỡ tích tụ ở bụng, làm bụng lớn ra. Chính xác hơn, chúng ta
có thể dùng từ "béo phì bụng" (abdominal obesity) hay "béo phì nột
tạng" (visceral obesity).
Bụng bia thường đi
cùng với một nhóm yếu tố cơ nguy khác của đời sống hiện nay làm cơ nguy bị bệnh
tim mạch, bệnh tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường càng lúc càng cao trong
dân chúng gọi là Hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome). Hội chứng này có thể
trở thành nguy cơ gây bệnh tim mạch số một, thay thế vị trí của thuốc lá hiện
nay. Biện pháp chính là thay đổi nếp sống, phần chính là ăn uống ít lại và vận
động cơ thể nhiều hơn.
Hội chứng chuyển hoá
(metabolic syndrome) gồm có:
•
Bụng quá lớn do mập, "bụng phệ" (abdominal obesity,"a
large waistline", having an apple shape="hình dạng như trái táo,
phình ra ở giữa, thay vì phình ra ở mông và đùi với hình dạng trái lê)
• Mỡ triglycerides trong máu quá cao (hoặc đang cần phải uống thuốc để hạ xuống)
• Cholesterol "tốt" quá thấp (HDL=High Density Lipoprotein; "good cholesterol")
• Áp huyết cao (hay đang dùng thuốc hạ áp huyết)
• Đường trong máu quá cao lúc chưa ăn sáng (fasting blood glucose)
1)
Nói chung, béo phì bụng xảy ra lúc lượng calories được cơ thể hấp thụ nhiều
hơn lượng calories được dùng trong các hoạt động khác nhau.
2)
Trong xã hội tây phương, các sinh hoạt cần đến thể lực càng ngày càng giảm
đi: di chuyển bằng xe cộ, thang máy; ngay trong các siêu thị, phi trường cũng
không cần đi bộ vì có máy cuốn đi; máy giặt, máy rửa chén. Những nhu cầu của cơ
thể như toát mồ hôi lúc trời nóng, run lúc trời lạnh để các cơ phát nhiệt lúc
trời lạnh đều không còn cần thiết vì đã điều hoà không khí. Cuộc sống gắn liền
với truyền hình, máy tính, điện thoại di động làm giảm nhu cầu di chuyển cũng
như cơ hội để di chuyển. Do đó lượng calories được dùng càng ngày càng ít, trừ
trường hợp chúng ta chủ động tập thể thao, vận động đều đặn.
3)
Xã hội các nước đang phát triển cũng đưa người dân vào cuộc sống dư thừa
calories này với xe hơi, xe gắn máy, máy điều hoà không khí, ti vi và nhu cầu
ngồi trước màn hình, hay sự thu hút của màn hình. Đối với những nơi đô thị hoá
cao, con người gần như bị nhốt trong nhà; nhất là trẻ em không được phép ra
ngoài chạy nhảy thong thả như trước đây, một phần vì phải bận rộn học hành, một
phần vì an ninh chung càng ngày càng bị đe doạ ở nơi đông đúc.
Ngoài ra ý thức người
dân về các đe doạ sức khoẻ nói trên còn mới mẻ, chưa ăn sâu vào ý thức quần
chúng như ở tây phương. Ngoài ra, cơ thể của người dân nước nghèo từng thích ứng
với cuộc sống nghèo: tiêu thụ calories nhiều vận động cơ bắp nhiều để sinh tồn
và nguồn calories từ thực phẩm tương đối thấp, do đó cơ thể đã tập thích ứng bằng
cách hoạt động hữu hiệu hơn, chuyển hoá "dè xẻn" (“thrifty
metabolism”). Cho nên đến lúc đột ngột đổi qua nếp sống đô thị hoá theo kiểu
tây phương, sự dè xẻn này lại trở nên có hại: cơ thể tiếp tục tiết kiệm, dưới
hình thức biến các calories dư thừa thành những lớp mỡ trong cơ thể quá mập
phì.
4) Béo phì bụng xảy
ra nhiều hơn với lượng fructose quá nhiều trong thức ăn. Fructose là loại đường
đơn giản monosaccharide trích ra từ mía, củ cải đường và bắp. High Fructose
Corn Syrup (HFCS) (xy-rô đường chứa một tỷ lệ fructose cao), cùng với glucose,
và dùng chế biến các thực phẩm cho ngọt. Fructose là chất đường ngọt nhất, ngọt
gấp đôi so với đường mía là sucrose (disaccharide kết hợp fructose và glucose).
Ngoài ra, dùng nhiều quá fructose (cũng như corn syrup) có thể làm cholesterol
"xấu" tăng lên, mỡ triglycerides tăng, áp huyết lên cao, bệnh gout
(phong thấp do có nhiều acid uric trong máu), kháng insulin (ínsulin
resistance, (tế bào không đáp ứng với insulin nên không tiêu thụ được đường),
tiểu đường. Các thức ăn chế biến, nhất là các thực phẩm "ăn nhanh"
như hamburger, nước ngọt soda, nước trái cây có thể chứa nhiều high fructose
corn syrup và đây là thêm một lý do không nên ăn uống quá nhiều các thức ăn
này.
Nên để ý là trái cây
tươi, mặc dù chứa fructose là chất đường chính, lại là một thức ăn tốt vì có
nhiều vitamin, sợi xơ và các hất antioxidant (chống oxy hoá). Ăn trái cây là điều
tốt, trừ trường hợp ăn thái quá, vì trái cây cũng chứa calories đáng kể (100
Cal [kilocalories] trong một trái chuối), nên cần cẩn thận nếu thật sự muốn giảm
cân.
5)
Lượng nước uống có cồn dùng tại Việt Nam đang tăng nhanh. Những người uống
bia nhiều dễ bị bụng bự (beer belly hay pot belly) vì những lý do sau đây:
●
Rượu hay bia chứa nhiều năng lượng (calories). Một chai/ly (serving) bia
(12 oz) chứa 150 Cal, nếu uống vài lon là đã có lượng calories đáng kể. Rượu
hay bia chứa cồn ethanol (trung bình 4-5%) được gan "đốt" để biến
thành năng lượng thay vì "đốt" các chất mỡ, do đó có tác dụng để dành
mỡ, và có khuynh hướng để dành trong mỡ nội tạng, chứa trong xoang bụng.
● Lúc uống rượu, nhậu, khẩu vị được kích thích, ăn ngon miệng và thường ăn những món nhiều calories và mặn (nhiều muối Natri) như pizza, gà chiên, khoai chiên.
● Ở người già nam cũng như nữ, các hormone giảm đi nhiều, làm mỡ có khuynh hướng tụ lại ở khúc giữa của cơ thể. Đồng thời, nhu cầu calories cũng giảm vì ít hoạt động, tính cường cơ (tone) các cơ vách bụng cũng giảm đi, làm bụng lại có khuynh hướng phình to ra, "phệ" ở người được cung cấp qua nhiều calories từ rượu hay những thức ăn có quá nhiều chất béo bổ.
Tóm lại, "bụng
bia" phần chính là do cơ thể quá nhiều calories dư và tích trữ năng lượng
dư này dưới hình thức mỡ, với những yếu tố (calories từ rượu, giới tính nam)
làm mỡ tích tụ trong bụng, bao quanh nội tạng (visceral obesity).
Biện pháp chính là vận
động cơ thể, thể dục thể thao, ăn uống vừa đủ, thức ăn tươi, lành mạnh, quân
bình (không quá nhiều dầu mỡ, không quá nhiều đường nhất là corn syrup) và nếu
uống rượu, bia thì uống giới hạn, để ý ăn trước rồi "nhậu" sau để
tránh ăn vặt quá nhiều lúc nhậu rượu.
Cuối cùng, nói về
trách nhiệm của người bán thức ăn trong việc gây bệnh mập nơi người tiêu thụ. Ở
Mỹ đã có rất nhiều áp lực đối với giới sản xuất thức ăn nhanh và họ đã lãnh
trách nhiệm trong một số biện pháp như: ghi rõ lượng calories và thành phần đường,
mỡ trên hộp thức ăn, ngưng dùng các mỡ trans-fat, giới hạn các ly nước ngọt quá
lớn (“super-size”). Tuy nhiên, trách nhiệm vẫn trong tay người tiêu thụ, là người
phải tự chế và quyết định món ăn thức uống của mình một cách thông minh và hiểu
biết.
Cách đây mấy năm, vài thiếu niên Mỹ đã kiện McDonald's vì đã làm cho họ mập.
Đơn kiện đã bị toà án từ chối không xét xử vì không có cơ sở. Thêm nữa, các nhà
làm luật trong 20 tiểu bang Mỹ đã quyết định cấm không cho kiện vớ vẩn
(frivolous lawsuits) các công ty thức ăn nhanh theo kiểu này. Tóm lại, khác với
trường hợp các hãng sản xuất thuốc lá bị kiện tụng và trừng phạt nặng nề vì các
hậu quả thuốc lá, cho đến nay, ở Mỹ, trách nhiệm muốn ăn hay không vẫn nằm
trong tay người ăn.
Chúc thính giả may mắn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.