Những mối quan hệ
lãng mạn thì luôn phức tạp. Quan hệ tình dục cũng vậy.
Những mối quan hệ
có thể có đầy những hiểu lầm. Hãy tưởng tượng thật khó ra sao khi bạn phải nói
ra lời với bạn tình của mình là bạn có những mong muốn tình dục, những ham muốn
khoái cảm kỳ quặc khác thường, vượt xa ra ngoài những khuôn khổ văn hóa thông
thường.
Thế nhưng có một bí
mật.
Thực hiện những
hành vi 'yêu' kỳ quặc, vượt ngoài khuôn khổ tình dục thông thường, ra ngoài giới
hạn 'đứng đắn' theo quan niệm chung trong xã hội, thực ra lại là điều khá phổ
biến trong thế giới động vật nói chung.
Thực vậy, có khá
nhiều ví dụ cho thấy độ sáng tạo trong việc 'phân vai' giữa cặp tình nhân,
hay việc mang đồ ăn vào phòng ngủ, hay tận dụng các nơi chốn bất ngờ để tăng
hưng phấn...
Và khi bạn đẩy giới
hạn vượt quá ranh giới hơn nữa, thì bạn có lẽ sẽ nhận ra rằng chẳng riêng gì
con người mà ngay trong thế giới động vật cũng tồn tại những chuyện 'yêu'
thăng hoa quá mức.
Hãy xét đến trường hợp
hươu cao cổ. Các chàng hươu đực thường ghé thăm nhiều bầy nhóm khác nhau để tìm
kiếm một cô nàng vừa ý kết đôi.
Để chọn bạn tình,
hươu đực dựa vào yếu tố khiến nó thấy hợp với mình nhất: vị nước tiểu của những
con hươu cái.
Bọn hươu cái thì tỏ
ra rất hợp tác trong nghi lễ "thử nước tiểu" này, theo các nhà nghiên
cứu David M. Pratt và Virginia H. Anderson.
"Khi con đực ngửi
mông con cái, con cái phải tiểu ra để con đực hứng được, liếm láp nếm thử,"
họ viết.
Nếu một con hươu
cái đặc biệt thích một con đực nào đó, nó sẽ đi tiểu khi con đực đó đi ngang
qua mà không cần chờ tới lúc được đụng chạm vào. Có vẻ như khoái cảm "vòi
sen vàng" - urolagnia - tức đạt hưng phấn tình dục bằng nước tiểu, không
phải là phát minh gì của riêng loài người.
Trong lúc loài hươu
cao cổ ra quyết định dựa vào nước tiểu, thì loài hà mã có vẻ như dựa vào phân.
Vai trò cũng như mục
đích của việc vấy phân ra hiện vẫn mới chỉ được tìm hiểu phần nào, theo nhà
sinh vật học Richard Despard Estes.
Điều đã rõ là những
con đực chiếm ưu thế thì thải phân ra nhằm đánh dấu lãnh thổ.
Các khoa học gia từ
Đại học Alberta, EL Karstad và RJ Hudson mô tả một con đực "khoanh
vùng" cho mình ở khu bờ sông và "thải ra rất nhiều phân, vãi phân
văng ra tới chu vi 2 mét bằng cách vẫy đuôi thật lực".
Nhưng với hà mã,
phân còn có ý nghĩa nhiều hơn là việc đánh dấu lãnh thổ thông thường.
Khi các con đực
trong vùng lãnh thổ tiến tới gần các con cái, các con cái phản ứng bằng cách được
gọi là "thải phân phục tùng". Con cái quay vòng, hạ thấp đầu và nâng
cao phần thân sau, rồi từ từ vẫy đuôi trong lúc thải phân. Trong những tình thế
như vậy, việc vẩy phân vung vãi được cho là nhằm tỏ dấu hiệu phục tùng.
Tất nhiên, khoái cảm
tình dục không chỉ được giới hạn ở phân và nước tiểu.
Một số người thích
có những cuộc yêu dữ dội, nhưng không gì có thể so sánh được với cách yêu cuồng
nhiệt của cá mập vây đen (Carcharhinus melanopterus) vùng biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Với loài này, yêu là
phải cắn!
Nhà sinh vật học
Douglas J McCauley từ Standford và các đồng nghiệp hồi năm 2010 đã mô tả cẩn
thận về thói quen giao phối của loài động vật răng sắc này.
Sau khi được một
nhóm các con đực theo đuổi ở cự ly gần, con cái sẽ bị con đực đầu đàn cắn vào
đuôi.
Cú táp vào đuôi khiến
con cái bơi chậm lại và nó tìm cách thoát ra trước khi lại bị con đực đầu đàn
cắn tiếp, lần này là cắn vào thân, nơi gần vây ngực bên phải.
Sau khi 'khống chế'
được con cái, con đực đẩy đầu con cái bơi vào bên trong đáy biển đầy cát, rồi
đưa bộ phận sinh dục có hai cái móc của mình vào bên trong bộ phận sinh dục
của con cái, bắt đầu quá trình giao hợp kéo dài 68 giây.
Khoa học gia chuyên
nghiên cứu về cá mập, David Shiffman, gần đây chỉ ra rằng việc cắn có lẽ là
điều cần thiết cho quá trình giao phối ở môi trường không gian ba chiều toàn nước,
trơn trượt.
"Nó giúp con đực
ở sát cạnh con cái, đủ sát để có thể tiến hành giao phối."
Cá mập cái thuộc
nhiều giống khác nhau có lớp da dày hơn, chắc chắn hơn so với lớp da của con đực,
có lẽ cũng là vì lý do này.
Quan hệ tình dục
tập thể có vẻ như là một chiến lược tiến hóa khác nữa.
Mỗi khi mùa xuân đến,
tại Manitoba ở miền nam, hàng chục ngàn con rắn nịt tất đỏ một bên (Thamnophis
sirtalis parietalis) lại từ những cái hang nhô lên sau một thời kỳ ngủ đông,
và quằn quại cuốn vào những "trái bóng tình" lớn.
Khi một con rắn cái
xuất hiện, nó sẽ xả ra chất pheromone làm hấp dẫn hàng trăm con đực tới bên.
Chưa hết, các khoa học
gia khám phá ra rằng một số con rắn đực tạo "chiêu" bằng cách xả ra
các chất pheromone giống như của con cái để hấp dẫn các con đực khác.
Giả thuyết khá phổ
biến được nêu ra là các con đực xả chất pheromone đó là nhằm chiếm ưu thế sinh
sản, qua việc khiến các con đực khác giảm bớt chú ý tới con cái gần đó.
Nhưng các nhà nghiên
cứu người Úc và Mỹ cho rằng điều này nhằm hướng tới một mục tiêu trần tục hơn
nhiều - các con rắn đực giả làm rắn cái để làm nóng người nhanh hơn và giảm bớt
sự lộ diện trước các kẻ thù ăn mồi rình rập xung quanh.
Loài mực nang (Sepia
plangon) thậm chí còn đi xa hơn thế. Loại động vật thân mềm này, sống trong
vùng nước ở bờ biển phía đông Australia, biết cách kiểm soát màu da của nó một
cách cực kỳ chính xác, tinh tế.
Khi con đực muốn tán
tỉnh con cái ở gần, nó "tỏ tình" bằng cách thay đổi sắc tố trên da để
tạo sự hấp dẫn, quyến rũ.
Nếu có một con đực
khác xuất hiện, nó sẽ đổi màu da ở phía gần với con đực đối thủ để trông nó giống
như một con cái.
Như thế, con cái vẫn
nhìn thấy những màu sắc tỏ tình trên mình con đực, trong khi đối thủ đến quấy rối
sẽ tưởng là có hai con cái nên sẽ bỏ rơi con cái thật, để yên cho con đực đang
chơi "chiêu trò" thẳng tiến tới cuộc tình duyên.
Xã hội loài người
chúng ta có thể coi thường một số những sở thích, đam mê tình dục như những điều
kỳ quặc, ngớ ngẩn, thậm chí ngốc nghếch.
Thế nhưng việc tìm
hiểu về những thứ tương tự ở các loài động vật khác giúp cho chúng ta soi
kính lúp, tuy có phần ít nhiều bị méo mó đi, vào những cách hành xử của con người.
Và nếu chúng ta xem
xét một cách rất nghiêm túc, chúng ta sẽ có thể nắm bắt được những sợi dây
liên hệ chung giữa loài người với những người bà con họ hàng của chúng ta
trong thế giới động vật.
Ngay cả khi những điều
đó có thể khiến ta cảm thấy chướng tai gai mắt, hay đặt ra những thách thức đối
với các chuẩn mực chung của con người.
Jason G Goldman
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.