Quyển sách tên Anh Ba
Sàm được bán trên Amazon
“Anh Ba Sàm” không
chỉ là câu chuyện về một trong những blogger có ảnh hưởng, mà còn là một hiện
tượng xuất bản của phong trào dân chủ.
Ngày 15/3/2016, cửa
hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon phát hành bản in một cuốn sách
song ngữ Việt – Anh dày 400 trang.
Chuyện chẳng có gì
đáng chú ý lắm, nếu tựa đề của nó không phải là “Anh Ba Sàm”, kèm theo hình bìa
là bức chân dung bích họa của Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) – một người được biết
đến như là nhân vật của giới đấu tranh Việt Nam trong nhiều năm qua. Số phận
pháp lý của ông bị treo suốt 22 tháng kể từ khi ông bị bắt ngày 5/5/2014, trước
khi phiên tòa xét xử ông khai mạc.
“Yêu nước bằng cả
trái tim”
Đó là những gì bà Lê
Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, viết trong bài mở đầu cuốn sách.
Bà Hà, người bạn đồng
môn của blogger Ba Sàm ở trường Sỹ quan An ninh (nay là Học viện An ninh Nhân
dân) trong những năm 70, hiện phải thường xuyên qua Đức để điều trị bệnh và
không có điều kiện gần gũi ông Vinh trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, điều đó
không ngăn bà hiểu biết sâu sắc về công việc của chồng như một người nhiệt
thành với lý tưởng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
“Chồng tôi – Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh – nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và
mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do.”
Trên thực tế, blog
Ba Sàm, được lập ra năm 2007, đã đăng hàng ngàn bài viết, khai thác những nguồn
tư liệu và nguồn tin của ông Nguyễn Hữu Vinh. Ông từng tâm sự với một người bạn:
“Tôi ở vị thế tốt
hơn bất cứ ai để làm việc này, cho nên nếu không làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.
Bài “Viết blog cho một
tương lai dân chủ” của nhà báo Phạm Đoan Trang có nói rõ ba lý do tại sao ông
nghĩ như vậy, bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách này.
Phiên tòa xử ông Nguyễn
Hữu Vinh sẽ diễn ra ngày 23/3 tại Hà Nội
Trong số 14 bài viết
của cuốn “Anh Ba Sàm” có đến 6 bài phân tích các khía cạnh pháp lý của vụ án
mang tên ông. Đối với những ai yêu thích tìm hiểu pháp luật và phân tích hồ sơ
vụ án, những bài viết trong cuốn sách này của các tác giả Hoàng Xuân Phú, Phạm Đoan
Trang, Trịnh Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long là những tư liệu tham khảo có giá trị.
Điều có thể nhận thấy
trong các phân tích này là nó cho thấy rõ tính vô nguyên tắc trong cách hành xử
của nhà nước khi chà đạp lên chính bản Hiến pháp và các đạo luật mà họ đặt ra.
Luật gia Trịnh Hữu
Long, trong bài viết “Bắt Ba Sàm là trái pháp luật” đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm
tố tụng của cơ quan điều tra, trong đó có việc bắt giữ người trái pháp luật và
việc đột nhập, sao chép tùy tiện dữ liệu thuê bao internet của ông Vinh.
Tác giả Hoàng Xuân
Phú còn phân tích những sai phạm này một cách chi tiết hơn trong bài viết
“Buộc tội vu vơ, chứng
cứ ngu ngơ”.
Bên cạnh đó, các
phân tích còn đưa ra lập luận chứng minh việc bắt giữ ông Vinh là trái với các
công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Khác với trường hợp
của blogger Điếu Cày và luật sư Lê Quốc Quân, chính quyền không dùng tội trốn
thuế để truy tố ông Vinh, mà dùng tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo
Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Trang blog Anhbasam
đã đưa nhiều thông tin bị nhà nước cho là "bi quan một chiều"
Có lẽ ngay cả những
người chắp bút soạn thảo ra Bộ luật Hình sự cũng không trả lời được hàng loạt
câu hỏi mà hai tác giả Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đưa ra trong bài “Sự
nguy hiểm của Điều 258”: tại sao việc công dân thực thi quyền của mình lại bị
cho là lợi dụng, ai có quyền xác định thế nào là lợi dụng, lợi ích nhà nước là
những gì và công bố ở đâu,…
Dĩ nhiên đây là một
cuốn sách ủng hộ ông Vinh và không đưa ra các lập luận chống lại ông Vinh. Tuy
nhiên, ngay cả khi những người phản đối ông Vinh muốn bác bỏ những lập luận
pháp lý trong cuốn sách này, họ cũng khó lòng mà làm được. Và nếu muốn làm, họ
sẽ cần những luật sư rất giỏi.
Dĩ nhiên, nhiều người
đã biết cha ông Vinh từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Đại sứ Việt Nam tại Liên
Xô, nhưng câu chuyện cá nhân của cựu nhân viên an ninh Nguyễn Hữu Vinh còn ly kỳ
hơn thế với vai trò của ông trong vụ án chính trị Võ Đại Tôn rùm beng hồi những
năm 80, được kể lại trong bài “Con đường của một sỹ quan an ninh” của tác giả
Trịnh Anh Tuấn.
Cuốn sách của sự trưởng
thành
Nhiều năm qua, chưa
từng có xuất bản phẩm nào của phong trào dân chủ Việt Nam thể hiện sự chuyên
nghiệp như vậy.
Một nhà xuất bản mới
toanh, lấy tên “nhà xuất bản Trẻ Hà Nội”, ghi trong lời giới thiệu: “Cuốn sách
đặc biệt bởi vì nó được biên tập bởi một nhóm những người hoạt động trẻ ở Hà Nội.
(…) Đây cũng là ấn phẩm đầu tiên của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội, và là tác phẩm
(song ngữ) đầu tiên về một blogger đấu tranh vì dân chủ - nhân quyền cho Việt
Nam”.
Một vài cái tên quen
thuộc trong phong trào dân chủ được liệt kê trong số những người biên tập như
Lưu Văn Minh, Hoàng Thành, Vũ Quốc Cường, Nguyễn Đình Hà (ứng cử viên đại biểu
Quốc Hội), Ngọc Duy, Triệu Hồng Minh, Trần Quang Nam, Nguyễn Thành Nhân. Hình ảnh
được sử dụng trong sách được một số tay máy như Nguyễn Lân Thắng, JB. Nguyễn Hữu
Vinh cung cấp.
Quyển sách về ông
Nguyễn Hữu Vinh lần đầu được Nhà Xuất Bản Trẻ Hà Nội thực hiện
Đặc biệt, do là sách
song ngữ, nội dung cuốn sách “Anh Ba Sàm” còn có sự góp mặt của các dịch giả
Nguyễn Huyền Trang, Trần Hà Linh và Nguyễn Đăng Cao Phong.
Nhà xuất bản độc lập
không phải là hiện tượng mới ở Việt Nam. Trước đây, Giấy Vụn là một trong những
cái tên đầu tiên gắn với những tên tuổi như Bùi Chát, Lý Đợi từ đầu những năm
2000. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một nhà xuất bản của những nhà hoạt động trẻ,
biết hướng tới độc giả nước ngoài và phát hành sách qua một kênh trực tuyến lớn
nhất thế giới như Amazon là một điều mới mẻ.
Và điều quan trọng
hơn cả, việc giam cầm ông Vinh không làm dòng chảy tri thức của những con người
dấn thân ngừng lại. Chính nhờ nỗ lực “phá vòng nô lệ” của ông trong suốt 7 năm
cho đến khi bị bắt, một thế hệ những blogger mới, nhà báo mới, nhà hoạt động mới
đã ra đời và tiếp tục những gì ông đang làm dở dang.
Việc xuất bản cuốn
sách “Anh Ba Sàm” này là thông điệp rất rõ ràng của phong trào dân chủ gửi tới
cho chính quyền: Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không.
Trần Lam
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.