Raymond Samuel
Tonlinson (1941-2016)
Đã vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi.
Có những Emails chuyên về thương mại, công việc. Có những Emails vô thưởng vô
phạt, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, hay hạnh phúc cá nhân, nhưng người
đọc mệt mỏi với loại thư điện tử này, nên thẳng tay đưa vào thùng rác (spam
mails). Có cả những bức thư tình ngắn gọn thời "dot com" của những
người đang yêu. Cả tỷ người trên thế giới thi nhau gõ keyboard, gởi, nhận thư
điện tử mỗi ngày.
Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến "cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @ vừa qua đời hôm thứ bảy, ngày 5 tháng 3 vì bệnh tim.
Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau,
Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết học thôi chả biết gì" (a nerd).
Ray thời 1970, khi
khai sinh mạng lưới email toàn cầu.
Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở
hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự
của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh
dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ
"at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ
máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với
người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở
thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.
Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với
một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo.
Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói
cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng
phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được
cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.
Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.
Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.
Dù vậy, nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York. Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên vả bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, và qua đời.
Và xin được nhắc nhở mọi người nhớ đến Ray Tomlison, người góp phần quan trọng trong việc đưa Emails đến cả tỷ người ở khắp nơi trên thế giới.
*
Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amtersdam, NewYork, ngày 23 tháng Tư năm 1941.
Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng
4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.
Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát.
Nguyễn Trần Diệu Hương
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.