Ở làng hẻo lánh
Kompong Khleang ở Campuchia, người dân từ lâu đã biết thích nghi với cuộc sống ở
các cánh đồng ngập lụt ở hồ lớn nhất Đông Nam Á.
Một biển nhà
Kompong Khleang, một
biển nhà sàn nhỏ trên cọc bằng tre 55km về phía Đông của Xiêm Riệp, là làng lớn
nhất và xa nhất ở đồng bằng ngập lụt của hồ Tonle Sap, một khu bảo tồn sinh thái của Unesco cung cấp hơn nửa số cá được tiêu thụ ở Campuchia.
Qua nhiều thế kỷ hồ
này là một phần cộng sinh của sự tồn tại, văn hoá và bản sắc của đất nước.
Một thế giới bất ổn
Nhưng cuộc sống ở
khu bảo tồn lớn lao này không dễ dàng chút nào. Những thay đổi mức nước một
cách khủng khiếp của hồ cho nó cái tên “trái tim Campuchia”. Vào mùa khô, sông
Tonle Sap đổ vào sông Mekong. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) nước hồ dâng
lên 12m và mở rộng tới khoảng 20.000km2, gấp 5 lần diện tích hồ vào mùa khô.
Cuộc
sống ở đây khó khăn về mọi mặt kể cả tài chính, thuyền và nhà luôn phải với chống
trả thiên nhiên.
Sống trên nhà sàn
Phần lớn các nhà
trong cộng đồng đánh cá là các lều bằng tre một gian được dựng trên những cọc rất
lớn. Trong mùa khô những nhà trên cọc cao chót vót trên mặt nước và người dân
leo lên nhà nhờ các thang dài.
Đi lại xung quanh
Khi làng bị ngập lụt,
việc đi lại quanh Kompong Khleang là bằng thuyền gỗ, người dân đỗ thuyền trước
các quán, trường học, phòng khám bệnh, kể cả chùa, tất cả đều dựng trên cọc.
Trò chơi của trẻ em
Kể từ lúc đứa trẻ có
thể đủ khỏe để nâng mái chèo là nó phải chèo thuyền đi học. Sông Tonle Sap là
sân chơi của chúng, chúng nhảy từ thuyền này sang thuyền khác và chơi trốn sau
các ghế của thuyền dài của gia đình chúng.
Sống chung với mực
nước
Những nhà không được
làm trên cọc thì được làm để nổi, nên khi nước lên thì nhà lên theo. Nhà nổi,thường
được làm bằng gỗ và tre, thường nhỏ hơn nhà sàn trên cọc và chiếm nhiều diện
tích nước hơn. Nhà này an toàn trong mùa khô khi mực nước thấp, nhưng nước lên
xuống mạnh trong mùa mưa khiến nhà không ổn định. Một số nhà có gắn mô tơ nhỏ,
nhưng phần lớn là trôi tự do theo hồ và di chuyển ra nơi khác khi hồ mở rộng hoặc
thu hẹp.
Tầm quan trọng của hồ
Tổng số có hơn 3 triệu
dân sống ở ven hồ, 90% trong số họ kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc làm
nông. Cá của hồ Tonle Sap cung cấp 3/4 chất đạm động vật cho người dân ở một đất
nước mà gần 40% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng trường diễn.
Mối đe dọa đối với
sông Tonle Sap
Nhưng hồ này đang phải
đối mặt với nhu cầu lớn của một đất nước đang phát triển nhanh. Với nhân khẩu
tăng mạnh thì việc đánh cá quá mức đang trở thành một vấn đề, và các đập thủy
điện được xây dựng trên sông Mekong có thể ảnh hưởng đến số lượng cá và các loài
khác. Điểm quan trọng nhất là biến đổi khí hậu gây ra thời tiết nóng hơn và khô
hơn, kéo theo nhiều lũ lớn hơn, đe dọa việc sinh sản và di chuyển của cá trên hồ
Tonle Sap.
Nhìn về tương lai
Để góp phần cứu giúp
sông Tonle Sap và những người sống dựa vào sông này, một nhóm nghiên cứu quốc tế
đã hợp tác cùng với Campuchia năm 2012. Nhà sinh thái học Roel Booumans cùng
các nhà khoa học khác thiết lập một mô hình máy tính phức tạp của hệ thống sinh
thái Tonle Sap, theo dõi mối liên kết và tác động tương hỗ giữa hoạt động của
con người (như đánh cá) với các hệ tự nhiên (nghĩa là các chu kỳ dinh dưỡng)
trong khi diễn ra những thay đổi.
Tất cả các nhà nghiên cứu cùng đối tác địa
phương hy vọng sẽ tìm ra được mô hình giúp dự đoán được tương lai của hồ. Tìm
được giải pháp có tình có lý (giữa duy trì nguồn sống và cung cấp đủ thức ăn
cho người dân) là vấn đề sống còn để đảm bảo tương lai của trái tim đang còn đập
tại Campuchia.
Angela Altus
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.