Friday, March 4, 2016

Nơi con người biết tồn tại trong hỗn loạn

image
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Ấn Độ là khoảng 20 năm trước với quyết tâm thay đổi nơi này.

Dĩ nhiên tôi không muốn thay đổi tất cả mọi thứ của Ấn Độ.

Điều mà tôi muốn thay đổi là những thứ mà tôi cảm thấy hết sức bực mình: sự tranh giành không khoan nhượng tại các bến xe buýt và nhà ga xe lửa, cách lái xe bừa bãi, cách diễn giải quá thoải mái về các cuộc hẹn đã được lên lịch, cách trả lời lưng chừng chả hiểu rốt cuộc là ‘Không’ hay ‘Có’.

Quyết tâm thay đổi tất cả những điều này, tôi tự xem mình là một nhà cải cách và tôi thực hiện ‘sứ mạng’của mình với sự hào hứng của một kẻ khờ khạo và hiểu biết sai lệch.

Thay đổi hay chấp nhận?

dancing excited guy happy dance indian
Các nhà cải cách không trụ được lâu ở Ấn Độ. Chúng ta thường thấy họ thu xếp hành lý và càu nhàu rằng Ấn Độ là một nơi ‘không thể nào chịu được’.

Trái lại, những người chấp nhận thì biết rằng nền văn minh Ấn Độ đã có từ rất lâu đời và sẽ không thay đổi chỉ vì có du khách muốn nó thay đổi.

image
Giao thông trong giờ cao điểm ở Kolkata
Tôi đến Ấn Độ với tư thế một người cải cách nhưng sau đó rời đi với tâm lý kẻ chấp nhận.
Tôi đã nhận ra rằng Ấn Độ sẽ không thay đổi mà tôi mới chính là người phải thay đổi. Nếu không, tôi sẽ phải chịu thất bại, hoặc tệ hơn nữa là sẽ sống mà không có Ấn Độ, không có những bài học đáng giá.

Bài học quan trọng nhất là nghệ thuật buông xả vốn hết sức quan trọng nhưng chưa được đánh giá đúng mức.

Điều này có nghĩa là trước hết hãy buông xả đối với những kỳ vọng.

beef mate hindu rw
Trong Kinh Bagavad Gita của đạo Hindu, Đức Krishna nói với Arjun: “Hãy làm việc với 100% sức lực nhưng chỉ đầu tư 0% vào kết quả.”

Điều này chắc chắc cực kỳ khó mà chấp nhận. Thông thường thì nếu chúng ta càng bỏ nhiều công sức thì chúng ta càng kỳ vọng nhiều và cùng với nó thì nỗi thất vọng cũng lớn hơn.

Lời khuyên của Krishna, tôi nghĩ, là điều mà các du khách đến với Ấn Độ phải lưu tâm. Đừng đến đất nước này với quá nhiều hay quá ít kỳ vọng, mà phải là không có mong đợi gì. Hãy buông xả.

Chính tôi đã có trải nghiệm này ở Kolkata mới đây.

image
Giờ nghỉ ăn trưa
Lúc đó tôi đang thực hiện nghiên cứu cho quyển sách mới nhất của mình.

Tôi có một lịch trình mà tôi nghĩ rằng mình phải tuân thủ. Tôi có một kế hoạch mà tôi cho rằng sẽ có tác dụng. Cả hai đều không duy trì được lâu.

Trước hết, đó là mùa gió mùa và điều này có nghĩa là cúp điện nhiều hơn và giao thông hỗn loạn hơn bình thường.

Khi tôi cuối cùng cũng đến được chỗ những người mà tôi cần gặp thì họ không rảnh, cho nên tôi thấy hối vô cùng.

festival hindu effigies
Người nhân viên khách sạn cảm thấy thương hại tôi và nói cho tôi biết rằng trong tiếng Hindi, từ 'ngày mai' thì giống hệt từ 'ngày hôm qua'.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi cần phải buông xả những kỳ vọng cứng nhắc của mình về thời gian và tôi cũng cần phải từ bỏ ảo tưởng sẽ kiểm soát được mọi việc.

Trật tự trong hỗn loạn

Đương nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi lẽ nó là một ảo tưởng cố hữu.

image
Sách được xếp chồng đống lên nhau trong một tiệm sách ở Ấn Độ
Chúng ta đi làm, thanh toán hóa đơn, nấu ăn và đi nghỉ mát với niềm tin rằng những việc chúng ta làm sẽ đem đến kết quả và rằng nếu chúng ta kiểm soát được công việc đầu một cách hợp lý thì công việc sau sẽ suôn sẻ và mọi thứ sẽ vào guồng.

Ấn Độ đã đánh tan ảo tưởng này. Bất kỳ nỗ lực nào để kiểm soát sự bất thường của số mệnh đều vô vọng.

Qua nhiều năm, tôi cũng học được rằng tôi cần buông xả ý niệm rằng mình ‘hiểu’ nguyên tắc vận hành của Ấn Độ.

Chẳng hạn khi bước vào một nhà sách ở Kolkata, tôi chỉ thấy sự hỗn loạn với tất cả các cuốn sách từ của Tagore cho đến Grisham nằm chất đống trên sàn cho đến trần nhà mà không theo bất cứ trật tự nào cả.

Vậy mà khi tôi hỏi về một tựa sách nào đó (một tiểu thuyết lịch sử có tựa là Those Days), người bán sách đã nhanh chóng tìm ra nó mà không mất nhiều công sức. Đó chính là anh ta đã nhìn thấy trật tự trong sự hỗn loạn.

Giờ đây tôi đã hiểu rằng toàn bộ đất nước Ấn Độ đều như thế: vừa hỗn loạn vừa trật tự.

image
Giữa những xô bồ của đường phố, người ta vẫn thong thả pha trà bên vỉa hè
Hãy xem người pha trà chế biến mọi tách trà y hệt nhau với đúng một cách pha, hay cái cách mà người lái xích lô len lỏi một cách điệu nghệ giữa dòng xe cộ.

Giống như nhà kinh tế Anh Joan Robinson đã từng có một câu nhận xét nổi tiếng: “Bất cứ điều gì mà bạn nói chính xác về Ấn Độ thì điều ngược lại cũng đúng.”

Có lẽ Robinson đã phát hiện được điều gì đó. Người ta đã nói rằng một chỉ dấu về sức khỏe tâm thần là khả năng có thể nắm bắt được hai khái niệm trái ngược nhau cùng một lúc mà không nổ tung đầu óc.

Chiếu theo quan niệm này thì Ấn Độ là nơi tỉnh táo nhất trên thế giới.

Vấn đề là Ấn Độ là một nơi du khách khó hòa nhập và chính sự khó khăn này lại làm nên sức hút của đất nước này.

animation education religion ted-ed tededucation
Tuy nhiên nếu mục đích của việc đi du lịch là để thách thức bản thân mình – để khám phá ‘một cách nhìn mới’ như Henry Miller từng nói – thì lẽ dĩ nhiên chúng ta nên khám phá những vùng đất khó nhằn nhất như Ấn Độ chẳng hạn, không phải để thay đổi nó mà là để thay đổi chính bản thân chúng ta.



Eric Weiner

win epic read road dude

Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam
Google biết tất cả những gì bạn làm trên Internet?...
Thịt chuột TC được bán ở Mỹ dưới mác thịt gà
R.I.P: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
Cựu dân biểu Cao Quang Ánh chính thức chạy đua vào...
R.I.P: Linh mục Vũ Khởi Phụng
Yếu tố nào tạo nên cú đấm hoàn hảo?
Ngủ đủ giờ, làm việc sẽ hiệu quả?
Người ăn tươi nuốt sống ở Nenets nước Nga
VTV bị khóa kênh YouTube
Những câu nói châm chọc ở Oscar
Việt Nam vô địch cách dùng xe máy
Làm sao để viết một email hoàn hảo?
Thí sinh cởi quần áo để chống quay cóp
Những ngày ngủ bên bờ hồ Yên Sở
Thuốc trị những bệnh ngu
Quy chụp chính trị Luật Biểu tình
Dược thảo bị ngưng bán ở New York
Tuổi trẻ chúng tôi sống lại ở đây
Bạn có đời sống tình dục ‘bình thường’?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.