Wednesday, March 9, 2016

Giấy nhôm không gởi trực tiếp vào thức ăn ?

cans aluminum
Zpham Hỏi: Xin G/S cho biết giấy nhôm không gởi trực tiếp vào thức ăn khi nướng hay nấu.... chỉ LÓT cái khay để hứng mỡ thôi có HẠI cho sức khỏe không ???

Subject: Stop Using Aluminum Foil.

image
Vậy mà bây giờ mới được "báo động" mong rằng chưa muộn.

Giấy Nhôm và Bệnh hoại xương, Bệnh Mất Trí Nhớ - Stop Using Aluminum Foil.

Lưu ý ..!!!

Giấy nhôm thường dùng trong nhà bếp để gói thịt sau khi nướng! bây giờ lại tìm thấy chất độc hại trong loại giấy nầy! mấy chợ vn thường dùng gói chả lụa khi còn nóng! theo bản nghiên cứu thì không nên dùng cho thức ăn nóng! ....

image 
Giấy nhôm khi dùng gói thức ăn để nướng hoặc để nấu (như chả lụa), hoặc gói hay đựng thức ăn nóng - với độ nóng chất nhôm sẽ tiết ra, thấm vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng xương & não bộ - nghiên cứu cho thấy liên quan đến chứng hoại xương osteoporosis (rỗng xương) và bệnh lãng trí Alzheimer (mất trí nhớ)!

image
HCD: Thưa anh, câu chuyện giấy nhôm nầy xưa quá rồi, nhưng hai tuần nay bỗng dưng nó sống lại qua hệ thống email tiếng Việt trong và ngoài nước. Do đó tôi lấy lại email cũ của MTC gởi các bạn đọc chơi nếu thắc mắc. Xin các bạn hãy tin chính mình, tôi chỉ thấy gì nói nấy thôi. Những gì tôi nói dưới đây tôi đều làm theo.

Thưa quí bạn tác giả bài nầy biết một mà không biết hai, chỉ nghe thấp thố rằng kim loại nhôm tích lũy nhiều trong mô óc của người bị bịnh "lú lẫn". Từ đó la làng rầm trời làm bà con tưởng cháy nhà.

physics crystal aluminum vibration
Thứ nhất nguồn đem kim loại nhôm vào cơ thể chúng ta không phải là nồi niêu bằng nhôm, không phải là lon nhôm chứa nước ngọt, không phải là giấy nhôm. 

Nếu các bạn còn nhớ bài học hóa học thời học sinh về nhôm thì biết được liền là nó bền kinh khủng. Tự bản thân nhôm ròng thì nó là chất không bền, ngay cả nước lã không có tính acid, mà vẫn ăn mòn nó trong nháy mắt. Dùng thủy ngân xát vào thanh nhôm để hủy lớp oxit che chở đi, bỏ vào nước, nó bị nước ăn sội ào ào. 

cans aluminum
Nhôm kim loại ròng cháy nhanh khi đụng không khí. Ngay như bột nhôm cũng trở thành thuốc súng. Ném một nhóm bột nhôm vào ngọn lửa nó cũng cháy cái ào như là ném thuốc pháo vào lửa.

Nhưng trong thực tế vật bằng nhôn không bị hư hại và bền lắm, nó được dùng trên máy bay nhiều vì nhẹ và bền. Sắt và nhiều kim loại khác dễ hư khi tiếp xúc với chất khác, nhôm bền hơn.

Tại sao? Thưa rằng vì nhôm nguyên chất không bền nên nó đụng vào không khí là "rỉ sét" tức khắc. Hay hơn nữa là lớp "sét" nầy chính là Ôxít nhôm, là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3

Điểm nóng chảy của oxit nhôm: 2054°C (2327 K)
Điểm sôi của oxit nhôm:            3000°C (3273 K)


Các bạn thấy điểm nóng chảy của oxit nhôm tới trên 2000 độ C

Nó bền lắm về phương diện hóa học. Nếu chúng ta lấy một cọng giây nhôm đưa vào ngọn đèn xì, nhôm chảy lỏng ở không 600 độ C, nhưng vỏ oxit nhôm bên ngoài chắc chắn và không chảy trở thành cái túi chứa nhôm lỏng bên trong, y như túi nilon chứa nước lỏng bỏng vậy.

image
Tóm lại là chúng ta không bao giờ tiếp xúc được với nhôm nguyên chất ngoài đời, vì nhôm không bền, ra không khí là oxit hóa tức thì, lớp oxit nầy che chở cho nhôm. Chúng ta chỉ tiếp xúc và nhìn thấy lớp oxit nhôm mà thôi. Nó bền lắm lắm. Giấy nhôm hay lon nhôm nồi nhôm cũng vậy. thức ăn chỉ đụng tới lớp Al2O3, mà lớp nầy tới 2000 độ C mói chảy. Bọc con cá, miếng thịt trong giấy nhôm bỏ vào lò nước bất quá chỉ nóng tới 300 độ C là cùng, nóng hơn khét nghẹt. Do vậy nhôm không có  cách chi tan vào thực phẩm  được.

image

***

Trở lại, nguồn đưa nhôm (đúng ra là muối nhôm) vào cơ thể là các thứ sau đây:

image
1. Phèn chua (thành phần chánh là muối nhôm). Nước chưa lọc, nước máy, có chứa tí ti nhôm do người ta dùng phèn chua để lắng cặn và sau đó loại bỏ muối nhôm không hết. Tí ti thôi, nằm trong tiêu chuẩn tại Mỹ. Các bạn tránh xài phèn chua càng nhiều càng tốt, đừng có nghe lời uống phèn chua bỏ vào trong khóm nướng hay phèn chua bỏ vào mật ong để trị sỏi thận. Không chết thì sẽ quên đầu quên đuôi và "quên đường về quê" theo lời Phật dạy.

image
2. Những loại mỹ phẩm dùng xức để không ra mồ hôi, loại nầy có thành phần rất cao muối kim loại nhôm.

Nhôm trong thực tế vô hại, nhưng muối kim loại nhôm thì nó vào cơ thể dễ dàng.

Còn nữa nhưng chưa nhớ ra.

Thấy bài viết không có căn bản, tôi không muốn vào chi tiết mất thì giờ vô ích, các bạn hãy tin ở chính mình, riêng tôi, tôi vẫn dùng giấy nhôm đồ nhôm, nồi niêu nhôm, thau nhôm...

image
Như từ xưa tới giờ, mà hiện giờ chỉ hơi tí ti lú lẩn thôi. Nhớ là nồi nhôm Việt Nam và Trung Cộng thì là hợp kim tạp chất của nhôm, không bền vì có kim loại "ve chai lông vịt" hỗn tạp, nấu vài lần là rỗ mặt, đó là nguồn đưa nhôm vào cơ thể lớn nhất.

image
Nếu có thể các bạn xài nồi niêu teflon (tôi vẫn xài) dù nó bị mang tiếng là gây ung thư. 

Thưa không đâu, các bạn nấu khét cháy nó mới có chuyện, còn nấu đủ chín thực phẩm  như nấu cơm nấu canh thì vô hại. Teflon bền lắm, nó là chất cần thiết giúp tạo bom nguyên tử đó. Không có teflon thì ngày xưa không tinh lọc được uranuim.

Cuối cùng xé đúng cách giấy nhôm nằm trong hộp như sau:
image

=========

Và thưa các bạn, Snopes cũng nói là chuyện khuyên Stop Using Aluminum Foil là do vịt nói.


image

image

cat counter scares foil aluminum foil

R.I.P: Raymond Samuel Tonlinson người khai sinh Em...
Những nơi bị quên lãng trên thế giới
Sự khác biệt giữa chợ Bến Thành (Sài Gòn) và chợ Đ...
Cuộc đời bà Nancy Reagan
Đánh bóng lý lịch khi xin việc thế nào?
Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?
Những phát minh 'kỳ quặc' của Bắc Hàn
Nơi con người biết tồn tại trong hỗn loạn
Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam
Google biết tất cả những gì bạn làm trên Internet?...
Thịt chuột TC được bán ở Mỹ dưới mác thịt gà
R.I.P: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
Cựu dân biểu Cao Quang Ánh chính thức chạy đua vào...
R.I.P: Linh mục Vũ Khởi Phụng
Yếu tố nào tạo nên cú đấm hoàn hảo?
Ngủ đủ giờ, làm việc sẽ hiệu quả?
Người ăn tươi nuốt sống ở Nenets nước Nga
VTV bị khóa kênh YouTube
Những câu nói châm chọc ở Oscar
Việt Nam vô địch cách dùng xe máy

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.