Có nhiều học trò giỏi
các môn như toán học, nhưng học sinh Việt Nam nói chung còn thiếu nhiều kỹ
năng, từ làm việc nhóm, các kỹ năng mềm cho tới tư duy phản biện, theo một nhà
xã hội học người Mỹ từ Đại học Thành thị Hong Kong.
TS Jonathan London cho rằng Việt Nam có nhiều chính sách cho giáo dục, nhưng việc thực hiện như thế nào mới là quan trọng.
Bên cạnh đó, giáo dục
Việt Nam có rất nhiều chính sách 'hay', nhưng việc thực hiện chúng như thế nào
lại là một khâu khác cần quan tâm, vẫn theo ý kiến này.
Bên lề một cuộc hội
thảo về giáo dục gần đây tại Anh, TS. Jonathan London nói về học sinh Việt
Nam và một công trình nghiên cứu giáo dục mà ông và một nhóm nghiên cứu dự định
tiến hành ở Việt Nam.
"Ở Việt Nam, dù
rất giỏi về một số môn, như toán chẳng hạn, hay những môn khác, hiện nay ở Việt
Nam còn chưa có những kỹ năng cần có trên thế giới hiện đại như có khả năng suy
nghĩ một cách phản biện, hoặc làm việc một cách hiệu quả trong một nhóm v.v...,
những kỹ năng mềm chưa đào tạo được.
"Nên công trình
nghiên cứu này không chỉ đánh giá hiệu quả của vấn đề đó mà cũng đề cập vấn đề
bộ máy, tức là quá trình thực hiện những chính sách này thì sẽ diễn ra như thế
nào.
"Bởi vì hiện
nay ở Việt Nam, có thể có chính sách khá hay, nhưng vấn đề thực hiện chính sách
thì hết sức phức tạp bởi vì sự tổ chức chính trị, hành chính của nhà nước ở Việt
Nam, nên nghiên cứu này nếu được làm sẽ cố gắng đề nghị kéo dài khoảng 6 năm ở
trong phạm vi cả nước.
"Hy vọng cũng
là một đóng góp ít nhất là xây dựng cho nền giáo dục của Việt Nam, điều đó là
lý do tôi sang London để thảo luận với một số lãnh đạo của một số tổ chức đang
tài trợ nghiên cứu này."
Tạo ra thảo luận
Nhà xã hội học nhân
dịp này cũng chia sẻ thêm về một mục đích nữa của đề tài nghiên cứu mà ông đã lựa
chọn và đề nghị tiến hành ở Việt Nam.
TS. Jonathan London
nói:
Phát triển giáo dục
và đào tạo được nhà nước Việt Nam xếp như một quốc sách được ưu tiên hàng đầu.
"Hy vọng là nếu
được làm nghiên cứu về chủ đề này, thì không chỉ là một nghiên cứu khoa học, mà
nó sẽ là một quá trình để tạo ra một thảo luận quy mô quốc gia về sự phát triển
của nền giáo dục của Việt Nam...
"Trong thời
gian gần đây tôi nói rất nhiều về vấn đề chính trị, vấn đề Biển Đông, tôi cũng
quan tâm đến những vấn đề đó, tôi là người học về xã hội học chính trị, tôi
quan tâm về rất nhiều chủ đề khác nhau.
"Nhưng cái tôi
quan tâm ở Việt Nam thì không chỉ là chính trị hoặc là ngoại giao, mà chính là
điều kiện sinh sống của người dân ở Việt Nam và làm sao để Việt Nam cũng có một
quá trình phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh hơn để cho phép Việt Nam đạt được
tiềm năng khá lớn trong tương lai gần."
Được biết, Việt Nam
trong thời gian các năm gần đây đã liên tục tiến hành các cải cách giáo dục và
đào tạo.
Việt Nam có nhiều học
sinh giỏi học ở các trường chuyên phổ thông đạt thành tích cao và rất cao ở nhiều cuộc
thi quốc tế và khu vực.
Năm ngoái, Việt Nam
được xếp hạng đứng thứ 12 trên một bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu của Tổ chức
OECD và được cho là vượt cả Anh, Mỹ và nhiều nền giáo dục khác ở quốc tế, theo
truyền thông Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.