Monday, March 14, 2016

Làm người tử tế có khó không?

song joong ki nice guy chaeki the innocent man moon chae woon
Người ta nói rằng những người có lòng độ lượng thường hạnh phúc và khoẻ mạnh hơn. Nhưng trớ trêu thay, khi cố gắng làm việc tử tế, ta luôn bị nghi ngờ và khiến người khác coi thường. Tại sao lại thế, và liệu xã hội có trở nên tồi tệ hơn vì điều đó?

Sandi Mann dắt con đi ăn sáng ở quán cafe quen thuộc gần nhà. Bọn trẻ vẫn thường thích ăn bữa sáng không mấy tốn kém nhưng vui vẻ ở đó trước khi đi học.

Đứa út không thích uống cà phê phục vụ kèm suất bánh mỳ nướng, nên Sandi nghĩ bà nên đi một vòng trong quán, xem có ai muốn uống cốc cà phê miễn phí này không.

image
Điều đó có gì sai? “Tôi nghĩ mọi người sẽ rất vui – rằng mọi thứ sẽ ấm áp và nhẹ nhàng,” bà nói.

“Thay vào đó, tôi chỉ nhận được những cái nhìn chằm chằm đầy nghi hoặc. Có lẽ người ta nghi ngờ sao đó: Liệu tôi đã nhổ nước bọt vào ly chưa? Liệu trong đó có độc dược?”

Cuối cùng, bà cảm thấy mình đã sai, trong khi thực lòng bà chỉ muốn tặng người khác một món uống miễn phí.

Hiện tượng ‘cho đi’

Lẽ ra mọi thứ không nên như vậy. Sandi Mann, nhà tâm lý học tại Đại học Central Lancashire, vừa khởi động một dự án nhằm khám phá hiện tượng “cho đi” – một trạng thái tâm lý phổ biến của việc tỏ ra hào phóng với người lạ, với mong muốn họ sẽ truyền sự tử tế cho người khác.

“Ý tưởng này muốn tạo ra một dây chuyền – một hội chứng domino,” Mann giải thích.

Bà muốn tự bản thân thử bỏ thời gian vài tuần làm việc tốt và quan sát cách mọi người phản ứng.

Rốt cuộc thì hầu như ai cũng muốn cố gắng tử tế hơn, nhưng ta lại cảm thấy khó có thể ráng sức làm được điều này.

Vậy tại sao lại quá khó khăn với cả hành vi cho và nhận, với sự tử tế? Và liệu trong thế giới thực hành vi tử tế có được đáp trả xứng đáng không? Hay là chúng ta đã quá hoài nghi trong xã hội ngày nay?

Mann ghi nhận sự vui mừng, sự bối rối, của hành trình đó trong cuốn sách mới nhất của bà – “Vay trả: Cách một tách cà phê thay đổi thế giới". (Nhuận bút từ quyển sách sẽ được chuyển tặng một quỹ từ thiện cho bệnh nhân rối loạn dưỡng cơ bắp).

Giống nhiều người khác, mối quan tâm của Mann đối với hành động tử tế mỗi ngày bắt đầu từ một nội dung đáng quý trên Facebook mà bà đọc được.

Người bạn Mỹ của bà, tên Debbie tạt qua một quán cà phê phục vụ kiểu ngồi trên xe ghé quán mua đồ mang đi, và nhận ra người lái chiếc xe phía trước đã trả tiền cà phê cho bà.

“Cô ấy rất cực kỳ phấn khởi, nó khiến cô ấy vui cả ngày hôm đó,” Mann nói.

image
Ngay lập tức, bà bị thu hút bởi tiềm năng tâm lý học trong sự việc này. Ý tưởng về một hành động tử tế bé nhỏ có thể “tạo ra hiệu ứng gián tiếp, như hiệu ứng cánh bướm” – đưa những lan toả của điều tốt lành đi khắp thế giới.

Khi bắt đầu đọc để tìm hiểu về chủ đề, Mann phát hiện nguyên tắc này có một lịch sử sâu xa.
Ở Ý, những công dân Naples giàu có đã có truyền thống lâu đời thường sẽ mua thêm một cốc cà phê gọi là “caffe sospeso” – cùng với ly họ uống, trả sẵn tiền, để dành cho ai khó có đủ tiền mua món uống xa xỉ này.

Benjamin Franklin là một trong những người nổi tiếng ủng hộ cho ý tưởng này.

Khi cho một người bạn vay tiền, ông giải thích: “Tôi không giả vờ là mình đang làm điều tử tế, tôi chỉ cho anh mượn thôi; khi anh gặp một người trung thực khác cũng đang gặp khó khăn tương tự, anh phải trả cho tôi bằng cách cho người ấy mượn số tiền đó,” ông viết. “Đây là mánh của tôi để làm được điều tốt chỉ với một ít tiền.”

Ngày nay sự “cho đi” đã trở thành một trào lưu phổ biến và có sức lan toả.

Nó thậm chí đã tạo cảm hứng cho một quyển tiểu thuyết và phim. Hãy thử tìm kiếm trên Google với cụm từ 'paying it forward', bạn sẽ đọc được những câu chuyện ấm áp về những hành động vĩ đại về điều thiện – chẳng hạn như những nhà hảo tâm vô danh gọi tới bệnh viện và nhận chi trả cho những ca mổ đắt tiền mà không chờ đợi được đáp trả gì dù chỉ là một lời cảm ơn đơn giản.

Nhưng thông thường, những hành động nhỏ lại dễ gây xúc động nhất.

Mann kể về trường hợp của Josh Brown, một cậu bé 12 tuổi tìm thấy chiếc điện thoại bị mất của người lạ trên tàu. Người chủ điện thoại quá vui mừng, bà muốn gửi tặng cậu bé một ít tiền để thưởng cho hành động tử tế của cậu.

Thay vì nhận tiền, cậu gửi lại chiếc điện thoại với mảnh giấy đính kèm: “Đừng lo lắng về số tiền, hãy làm điều gì đó tốt cho ai đó khác.”

Những điều vị tha hàng ngày như thế này không phải lúc nào cũng lập tức được đáp trả (bên cạnh “hào quang của người ban ơn”), nhưng những người như Brown thường được phần thưởng là có cuộc sống thanh thản, vừa lòng.

Michael Norton ở Trường Kinh tế Harvard đã từng đưa ra một số bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy những người tiêu phần lớn tiền kiếm được cho người khác về mặt dài hạn thường cảm thấy hạnh phúc hơn những người đa phần chỉ tiêu tiền cho bản thân.

Điều quan trọng đáng nói ở đây là đây không chỉ là kết quả từ đời sống khá giả ở phương Tây.
Norton đã làm phép thử ý tưởng này với dữ liệu thu thập ở 130 quốc gia, từ Hoa Kỳ đến Uganda.

“Ở tất cả các nước, dù giàu hay nghèo, và ở tất cả các lục địa, người cho nhiều thường là người hạnh phúc hơn,” ông nói.

Vì lý do này, ông nghĩ niềm hạnh phúc của sự cho đi có vẻ là “tâm lý phổ quát” – một đặc điểm nằm trong cốt lõi bản chất tự nhiên con người, hoàn toàn độc lập với nền văn hoá bên ngoài.

Mann cho biết dành thời gian giúp người khác thậm chí còn có thể giúp bạn tránh bệnh tật.

Qua một nghiên cứu về lứa tuổi 30, những phụ nữ tình nguyện làm từ thiện thường có tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo thấp hơn 16% so với mức thông thường ở lứa tuổi này; có lẽ vì việc làm từ thiện giúp giảm stress, và từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

Có rất nhiều khả năng giải thích việc hành động vị tha có thể làm dịu cơ thể và tinh thần theo nhiều cách.

Hành động cho đi có thể giúp bạn tăng kết nối xã hội (ai lại không tỏ ra biết ơn sau khi nhận một món quà dễ thương chứ?) và giúp bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Bạn cảm thấy bạn tạo ra khác biệt, và có một mục đích để thức dậy mỗi sáng.

Norton nói con người là loài động vật xã hội, đây có thể là phần tiến hoá của giống loài chúng ta. Cũng giống như việc chúng ta thèm đường hay chất béo, có lẽ con người đều nuôi dưỡng một khát vọng sâu kín muốn giúp đỡ người khác, ông nói.

Cơn hưng phấn việc tốt

Ít nhất, đó là lý thuyết. Nhưng Mann tìm ra rằng “cơn hưng phấn việc tốt” rất khó đạt được.
Đọc nhiều nghiên cứu, bà quyết định thử làm những hành động hào phóng nhưng giản dị trong hai tuần hai tuần. “Tôi quyết tâm làm những việc tốt nào đó nhưng việc đó phải không gây tốn kém,” bà giải thích. “Vì thế tôi đặt mục tiêu cho mình là làm những việc tốt mà không tốn quá một bảng Anh.”

image
Nhiệm vụ đầu tiên khá đơn giản. Một bối cảnh quen thuộc – tại quán cà phê gần nhà – và bà đang ngồi với những đứa con.

Tất cả những gì bà muốn làm là tặng lại người khách cốc cà phê mà đứa con bảy tuổi của bà không muốn uống. Nhưng khi đi xung quanh các bàn, bà chỉ gặp ánh nhìn nghi hoặc thay vì thái độ biết ơn. “Tôi cảm thấy như mình đang cố nói: Tôi chỉ cố làm điều gì tốt thôi mà.”

Chỉ tới khi bà thay đổi cách làm khiến cho hành động của bà trông hợp lý hơn, ít làm người ta cảm thấy có sự vị tha hơn, thì thái độ mọi người mới thay đổi.

“Đột nhiên mọi chuyện bỗng khác hẳn – nghe hoàn toàn hợp lý khi tôi giải thích tôi mời là bởi con tôi không uống cà phê.”

Người ta vẫn từ chối, nhưng “sự ngờ vực tan biến, họ mỉm cười và nói cảm ơn”. Cuối cùng tách cà phê cũng được một phụ nữ tên Rochel đón nhận. Người này sau đó trong tuần cũng tìm cách đối xử tốt với một người khác.

Nỗi sợ người lạ

Sự không tin tưởng ban đầu đó chính là mẫu số chung của 13 ngày thử nghiệm kế tiếp.
Bà thử cho người lạ một cây dù (ô) khi trời mưa, trả tiền đậu xe cho ai đó, cho phép ai đó ở phía sau đang xếp hàng tính tiền vượt lên trước bà. “Nghi ngờ là phản ứng mạnh mẽ nhất trong tất cả,” bà nói.

Mỗi lần, chỉ đến khi bà đưa ra một giải thích hợp lý – như bà đang đợi ai đó ở quầy tính tiền – thì mọi người mới đón nhận sự giúp đỡ.

Nhìn lại tất cả, Mann giải thích sự ngờ vực đó đó đến từ “Sự nguy hiểm từ người lạ”. “Chúng ta được dạy từ bé người lạ sẽ lừa mình,” bà giải thích.

Nhưng cũng có những khoảnh khắc sự chân thành của bà chạm được vào người khác. “Một người đàn ông nhận thanh chocolate, và nói rằng thật tuyệt khi chia sẻ tình yêu thay vì sự thù hận,” Mann kể.

“Khi bạn biết bạn vừa giúp nâng tinh thần ai đó lên và tạo ra sự khác biệt, thì không có gì có thể so được với cảm giác đó.”

Mann thậm chí đã có được một người bạn tốt từ việc thử nghiệm 'làm người tốt'. Bà vẫn thường liên lạc với Rochel, người phụ nữ đã nhận ly cà phê bà mời vào ngày đầu tiên.

Nếu có gì đó, thì phản ứng không tốt thỉnh thoảng xảy ra lại càng làm Mann quyết tâm và bền lòng hơn.

image
Bà chỉ ra nghiên cứu cho thấy người ta đã trở nên cá nhân hơn trong vài thập niên vừa qua, và được chấm điểm thấp hơn 40% trong bài kiểm tra về lòng cảm thông so với những người được sinh ra trong thập niên 1970. Có lẽ chúng ta ít quen với làm việc tỏ ra tử tế và đón nhận điều tốt người khác dành cho mình.

Mann nhận định: “Thật buồn nếu đây là cách xã hội chúng ta phát triển.”

“Có quá nhiều sự thù hận, tiêu cực, và ngờ vực, và với chủ nghĩa cá nhân của từng người, ta cảm thấy mình đang phải chiến đấu chỉ vì bản thân, nhưng chúng ta cần phải chống lại việc này và bắt đầu một phong trào tử tế. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng tôi nghĩ rằng đó là điều chúng ta cần.”

Điều xấu cũng lây lan?

Những người chỉ trích thuyết “cho đi” có thể tấn công vào tính nhân tạo của nó. Thậm chí họ còn thấy nó có vẻ cưỡng bách, đẩy người khác vào hành vi từ thiện khiến họ bực mình.
Họ có thể chỉ ra những bằng chứng cho thấy việc tốt không lan toả nhanh như những người ủng hộ thuyết này tin vào.

Chẳng hạn như nghiên cứu của riêng Norton cho thấy sự thù hằn và tham lam có xu hướng lan toả trong cộng đồng nhanh hơn sự rộng lượng.

“Nếu một ai đó keo kiệt, chúng ta có xu hướng lan truyền hành vi tiêu cực đó vào người kế tiếp,” ông giải thích.

Nhưng bạn cũng có thể lập luận rằng đó chỉ là một lý do nữa khiến chúng ta phải tử tế hơn một chút trong thế giới này – đó là để cân bằng lại những điều xấu.

Mặc dù những hành động tử tế bất ngờ này có vẻ nhân tạo khi bắt đầu, nhưng có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể thay đổi bạn mãi mãi, khiến bạn tốt lên, và rồi sự tử tế sẽ trở thành lẽ tự nhiên, bình thường trong con người bạn.

image
“Bạn có thể gieo thói quen đức hạnh,” David Rand ở Đại học Yale cho biết. Ông đã tìm ra những người được khuyến khích thực hiện việc tốt có xu hướng tử tế sau đó, một sự “lan toả tâm lý”.

Thêm vào đó, ông nghĩ ngay cả những hành động vị tha đáng kinh ngạc nhất, như những hành động anh hùng trong cuộc xả súng Paris, tất cả đều bắt nguồn từ những hạt giống của lòng tốt chủ động, cuối cùng đã phát triển thành khao khát giúp đỡ người khác một cách hết sức tự nhiên.

Sự tử tế chữa lành bệnh tật?

Với Mann, bà bị thuyết phục với ý nghĩ rằng chúng ta đều có thể thay đổi để trở thành người tốt hơn.

Là một nhà tâm lý học lâm sàng, bà thậm chí đã bắt đầu tư vấn cho các bệnh nhân bị trầm cảm thử áp dụng việc có những hành động hào hiệp nho nhỏ, kết hợp sử tự tế vào liệu pháp điều trị.

“Những người bị trầm cảm cho rằng họ không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, họ không thấy có giá trị,” Mann cho biết.

Bà nhấn mạnh đây không phải là “cách chữa lành”, bởi những phương pháp trị liệu khác vẫn rất quan trọng.

“Nhưng đây là một cách để đóng góp lại cho xã hội và àm bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, họ cảm thấy mình có ích hơn.”

Nếu bạn được tạo cảm hứng bắt đầu, bà đề nghị đầu tiên bạn phải học cách 'rắn mặt' trước đã.

“Bạn cần phải có nghị lực và kiên quyết,” bà nói. Với lý do này, bà đưa ra lời khuyên hãy đặt mục tiêu ban đầu ở mức thấp thôi.

“Tôi không khuyên bạn bắt đầu bằng cách ra đường đứng và mời kẹo chocolate miễn phí. Hãy bắt đầu với việc gì trong phạm vi bạn cảm thấy an toàn, thoải mái nhất. Có thể chỉ là cười với ai đó trên đường, hay nói chuyện tử tế với người bán hàng.”

Việc đối xử nhã nhặn với những người bà gặp mỗi ngày hoá ra lại là điều dễ làm nhất, và được đón nhận ấm áp nhất trong số các hành động tử tế.

Cuối cùng, bà hy vọng cuốn sách bà viết sẽ nhắc nhở chúng ta rằng đôi khi sự tử tế tự nó đã là một phần thưởng. “Đó là quan điểm mà tôi muốn mọi người thay đổi. Việc có hành động tử tế của ai đó không nhất thiết phải là bởi có động cơ gì đằng sau. Bạn có thể tử tế chỉ vì muốn tử tế.”



David Robson

ryan gosling cheers russell crowe the nice guys

Cô dâu Việt thành đại gia nhờ bán phở xứ Hàn
Học trò VN 'còn thiếu nhiều kỹ năng'
Có nên xấu hổ khi mang quốc tịch Việt Nam?
Biển hồ Tonle Sap và vấn đề sống còn
Giấy nhôm không gởi trực tiếp vào thức ăn ?
R.I.P: Raymond Samuel Tonlinson người khai sinh Em...
Những nơi bị quên lãng trên thế giới
Sự khác biệt giữa chợ Bến Thành (Sài Gòn) và chợ Đ...
Cuộc đời bà Nancy Reagan
Đánh bóng lý lịch khi xin việc thế nào?
Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?
Những phát minh 'kỳ quặc' của Bắc Hàn
Nơi con người biết tồn tại trong hỗn loạn
Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam
Google biết tất cả những gì bạn làm trên Internet?...
Thịt chuột TC được bán ở Mỹ dưới mác thịt gà
R.I.P: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
Cựu dân biểu Cao Quang Ánh chính thức chạy đua vào...
R.I.P: Linh mục Vũ Khởi Phụng
Yếu tố nào tạo nên cú đấm hoàn hảo?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.