Ít chế độ độc tài
nào có thể tồn tại bền vững, thế nhưng vì sao ngay ở châu Âu, phong cách cai quản độc đoán lại vẫn tạo được hiệu quả trong công việc?
Bạn có thể nhìn thấy
điều này ở một lãnh đạo tại một hãng luật ở châu Âu, người đã tiến bước trên bậc
thang sự nghiệp bằng cách đe doạ người khác, hay từ một chủ một quỹ đầu tư ở
Anh, người buộc các quản lý của mình phải đánh giá các đồng nghiệp của họ sau một
cuộc họp nội bộ.
Bạn cũng có thể thấy
điều này từ một quản lý trong ngành công nghiệp vũ trụ ở Pháp, người luôn muốn
tận dụng mọi cơ hội để chứng minh nhân viên của mình rằng họ đã làm sai.
Cả ba loại sếp nói
trên đều không khác gì những cơn ác mộng. Cách quản lý của họ: Thống trị bằng
cách gieo rắc nỗi sợ hãi nhằm tìm cách mang lại kết quả.
"Sự sợ hãi là cảm
xúc cơ bản nhất mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng nó một cách bừa bãi,"
Joan Kingsley, một nhà trị liệu tâm lý ở London, nói.
Đôi lúc, các nhà quản
lý dùng những kỹ năng gieo rắc sự sợ hãi nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Rốt
cuộc điều sẽ giúp họ được thăng chức.
Tuy nhiên ở một số
trường hợp, việc gieo rắc nỗi sợ hãi sẽ chỉ phản tác dụng.
Rất ít người có thể
trụ vững dưới một chế độ độc tài và điều này cũng thường kéo theo sự mệt mỏi,
căng thẳng. Thế nhưng vì sao việc gieo rắc nỗi sợ hãi lại giúp hoàn thành công
việc một cách hiệu quả như vậy?
Khác với môi trường
hoang dã, nơi mà sự sợ hãi có thể quyết định vấn đề sống còn, sự sợ hãi ở chốn
văn phòng làm dấy lên sự lo lắng về cách mà chúng ta được nhìn nhận. Điều đó
khiến chúng ta dễ bị thao túng hoặc khiến chúng ta dễ chịu đựng sự bất công
hơn.
"Chương trình mặc
định của con người, đó là luôn tỏ ra mình ổn, tránh làm mất hình ảnh,"
David Cunningham, một chuyên gia về giao tiếp tại Philadelphia, nói.
Tuy nhiên trên thực
tế, việc đạt được kết quả tốt lại dễ dàng hơn nếu các nhà quản lý không kích hoạt
bản năng sinh tồn.
Nếu không phải đối mặt
với sự sợ hãi, bạn sẽ tạo nên một môi trường nơi mà chuyện ai đó đặt nghi vấn
về ý kiến của số đông hoặc bày tỏ sự nghi ngờ về hướng đi sắp tới là điều được
chấp nhận, Cunningham nói.
"Khi có sự đồng
thuận, những sự tương tác, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của bạn có thể được định
hình bởi quyết tâm làm việc của bạn, thay vì sự cố gắng tạo dựng hình ảnh tốt,"
ông nói.
Vì sao các nhà quản
lý tận dụng tâm lý sợ hãi?
Dù nó có thể hiệu quả
về ngắn hạn, các chuyên gia lại cho rằng nó không hữu hiệu về dài hạn.
Một trong các lý do
đó là vì những lãnh đạo gieo rắc sự sợ hãi là những người khiến nhân viên cảm
thấy rất khó gần.
Điều này khiến việc
thảo luận với họ về những gì đang thực sự xảy ra trong bộ máy kinh doanh trở
nên rất khó. Hậu quả của việc này, đó là những đánh giá sai lầm về công việc
kinh doanh.
Có lẽ chính bản thân
những người này cũng đang chìm trong sự sợ hãi hoặc thiếu tự tin? Hoặc có lẽ họ
từ bé đã nghiệm ra rằng chỉ những kẻ độc tài mới đạt được mục tiêu như ý?
Anne Tucker, một
thành viên cao cấp giữ vai trò quản lý tại hãng chuyên tư vấn về vai trò lãnh đạo
Grey Matter Partners, đóng tại Washington, Hoa Kỳ, nói nhiều lãnh đạo không tự
nhận ra rằng họ đang gieo rắc sự sợ hãi.
"Mỗi người đều
tự cho mình là người hùng trong câu chuyện của chính họ. Nếu bạn nhìn nhận ai
đó là hành xử như một nhân vật phản diện hay giống như là họ có động cơ xấu thì
trên thực tế, bản thân họ không nghĩ vậy. Chỉ là góc nhìn của họ khác bạn."
"Sự sợ hãi đến
từ cảm giác mông lung, không hiểu rõ. Khi bạn không hiểu người khác, bạn không
thể dự đoán hành động của họ, và điều này tạo nên cảm giác sợ hãi. Hầu hết các
trường hợp, con người ta không sử dụng nỗi sợ hãi một cách có chủ ý. Người ta
chỉ đang tìm cách giải quyết các vấn đề, nhưng cách họ làm lại khiến người khác
cảm thấy họ rất mập mờ."
Ghi chép lại và chờ
đợi
Hãy ghi lại chi tiết
những gì đang xảy ra, bao gồm ngày, tháng, nơi chốn, nội dung hội thoại và tên
những người liên quan, vì bạn sẽ cần thông tin này để chứng minh rằng tình trạng
đàn áp đang xảy ra, Kingsley nói.
Tốt nhất là nên viết
vào một cuốn sổ tay nào đó thay vì các thiết bị điện tử để tránh làm lộ những
đoạn ghi chép này. Những đoạn ghi chép này có thể giúp bạn nhớ lại những gì đã
xảy ra và báo cáo với phòng nhân sự khi cần thiết.
Tại hãng luật ở châu
Âu nơi nữ quản lý gieo rắc nỗi sợ hãi lên đội của mình vì những sai lầm họ mắc
phải, không có một phòng nhân sự để trình bày khiếu nại. Vấn đề là phòng nhân sự
chỉ phục vụ lợi ích của các luật sư thành viên thay vì các luật sư là nhân
viên hay những đối tượng khác. Người phụ nữ liên quan đến câu chuyện này đành
phải chịu đựng người sếp của mình.
"Bạn luôn cảm
giác có một mối đe doạ tiềm ẩn. Bạn không bao giờ biết được khi bà ấy nói 'chào
buổi sáng', bà ấy có thật lòng hay không," người phụ nữ nói với điều kiện ẩn
danh.
Cuối cùng, phương
pháp quản lý này cũng bị phát hiện khi có một lãnh đạo mới được bổ nhiệm và
phát hiện ra đội ngũ nhân viên phải kiểm tra những thứ nhỏ nhặt hai đến ba lần
để đảm bảo là họ không phạm phải lỗi gì.
"Ban đầu, ông
không hiểu được vì sao người ta lại hành xử như vậy, nhưng sau đó ông nhận ra tất
cả đều đang sống dưới sự sợ hãi và lo lắng," người phụ nữ này nói.
Ngay cả khi nhóm
nhân viên này đã bỏ đi, bà sếp nữ của họ vẫn còn ở lại hãng luật và được thăng
chức vì mang về nhiều khách hàng cũng như tạo dựng được một hình ảnh nhất định
cho công ty.
Chiến lược rút lui
Đôi khi việc rời khỏi
một môi trường văn hoá độc hại, đầy sự sợ hãi lại là cách tốt nhất, Kingsley
nói, nhất là khi bạn không có giải pháp nào qua những kênh xử lý chính thức.
Kingsley là tác giả
của cuốn The Fear-Free Organization: Vital Insights from Neuroscience to
Transform your Business Culture.
Ông kể về câu chuyện của người quản lý quỹ đầu tư ở London, người yêu cầu các
đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau.
Khách hàng của bà,
người đã làm việc tại quỹ đầu tư này ba năm, nói ông đã bị sốc và cảm thấy bị
xúc phạm khi bị yêu cầu đánh giá các đồng nghiệp sau mỗi cuộc họp, và khi bản
thân ông cũng bị đánh giá bởi những người khác.
"Tất cả mọi người
mang iPad đến các cuộc họp và đánh giá về hiệu suất làm việc của những người
khác," Kingsley nói.
"Bạn cảm giác
như bị đẩy vào bầu không khí bầy đàn. Nếu người ta cảm nhận rằng lãnh đạo đang
không hài lòng với ai đó, họ sẽ nói ra những điều mà lãnh đạo muốn nghe."
Khách hàng của
Kingsley cuối cùng cũng phải rời công ty.
"Ông lẽ ra đã
tìm việc mới, nhưng sau đó đã phải bỏ ra một năm đi điều trị về tâm lý để lấy lại
sự tự tin về bản thân," bà nói.
Cười cho qua
Một trong những cách
để đối phó với những kẻ gieo rắc sự sợ hãi: Cười cho qua chuyện hoặc báo cáo với
sếp lớn. Đó là sự lựa chọn của người phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp vũ
trụ ở miền nam nước Pháp.
"Ông ta liên tục
gây áp lực nặng nề, buộc mọi người phải làm việc hiệu quả," người phụ nữ
này nói với điều kiện ẩn danh.
"Ông ta được sếp
mình yêu mến và đã buộc các nhận viên phải đạt được kết quả tốt."
Người phụ nữ này đã
bỏ qua hành động này bởi bà có kinh nghiệm với những cá nhân có tính cách như thế.
"Ngay khi vị quản
lý này thường xuyên tìm cách bắt nạt tôi, chứng minh là tôi sai và cáo buộc tôi
nói dối, tôi chỉ nhìn ông ta và nghĩ 'thật là một người bệnh hoạn đáng thương.
Nếu ông phải tạo ra một môi trường đáng sợ như vậy, có lẽ là câu chuyện về bản
thân ông ấy cũng thật đáng thương'.
Rhea Wessel
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.