Tham nhũng đã trở
thành thủ tục không hay song không thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày của
người dân Mexico. Trong phóng sự điều tra, Katy Watson cho biết người ta rất dễ
bị cuốn vào phong trào hối lộ hay đút lót mà không biết điều gì đang xảy ra.
Cách đây không lâu,
tôi và người bạn đời lái xe xuống phía nam thành phố Mexico City. Anh ấy lái
xe, còn tôi ngồi đọc bản đồ.
Không lâu sau khi khởi
hành, thiết bị định vị hướng dẫn đi vào làn đường tôi nghĩ dành riêng cho xe
buýt.
Chúng tôi đã ở thành
phố Mexico City đủ lâu để biết một luật lệ giao thông quan trọng nhất ở đây
– dù bất cứ giá nào cũng không được đi vào làn đường xe buýt.
Thế nên chúng tôi đã
không đi trên làn đường đó, mà chỉ nhanh chóng rẽ ngang qua.
Thành thực mà nói,
chúng tôi nhìn có vẻ thận trọng hơn là lạc đường. Tuy nhiên tôi nghĩ mình đã
tránh được rắc rối to.
Nhưng chúng tôi đã
nhầm. Chỉ một vài giây sau, một chiếc xe tuần tra giao thông đuổi theo chúng
tôi.
“Hai người có biết
mình đã làm gì không? Các bạn đã đi vào làn đường xe buýt,” nữ cảnh sát nói với
chúng tôi khi lái xe lại gần.
“Xin chào,” tôi trả
lời. “Tôi rất xin lỗi, nhưng chúng tôi thực sự đã không đi trong làn đường đó,
chúng tôi chỉ rẽ ngang qua thôi”.
Chúng tôi nghĩ sẽ
nhận được một nụ cười thân thiện và một câu nói đại khái là, “Ừ thôi đừng
tái phạm nhé. Các bạn đi đi.”
Nhưng thay vào đó,
câu nói chúng tôi nhận được là: “Vi phạm này bị phạt 2800 peso (tương đương
160 đôla hay 110 bảng Anh), yêu cầu dừng xe ở góc đường sắp tới.”
Chúng tôi đỗ xe lại.
Và lúc đó chúng tôi
có hai lựa chọn – một là xe sẽ bị tịch thu và chúng tôi phải trả tiền phạt ở
trạm giao thông khi đến lấy xe. Hai là chúng tôi có thể trả tiền phạt ngay bây
giờ và tiếp tục cuộc hành trình.
Vậy thì lựa chọn thứ
hai là quá logic, phải không?
Họa vô đơn chí, lúc
đó chúng tôi nhận ra là mình không mang theo đủ tiền.
Vậy nên người cảnh
sát đề nghị chở chúng tôi đến máy rút tiền. Đấy là lúc tôi thấy hơi nghi ngờ!
Cảnh sát sẽ chở
chúng tôi đến một cái hộp trên tường để lấy tiền. Tôi chắc chắn là việc này
sẽ không xảy ra ở quê nhà.
Nhưng đây là lần đầu
tiên tôi có vấn đề với pháp luật nước sở tại. Và thực tế là họ làm việc này rất
đỗi chuyên nghiệp đến mức chúng tôi không nghĩ đây là hối lộ.
Tiền đã được rút, bạn
trai tôi đưa cho cảnh sát và yêu cầu nhận biên lai. “Máy rút tiền bị hỏng chức
năng đó rồi,” họ nói.
Chúng tôi băn khoăn,
“Liệu mình có vừa trả một khoản hối lộ?”
“Bằng lái sạch rồi
thưa ông,” người nữ cảnh sát niềm nở nói với bạn trai của tôi, sau khi kiểm tra
màn hình máy tính cô ta. Thật là trớ trêu, chúng tôi nghĩ thầm: “Bằng sạch, cảnh
sát bẩn.”
Sau đó chúng tôi có
trình báo sự việc này tại đồn cảnh sát. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên là họ
chả làm gì nhiều.
Toàn bộ trải nhiệm
này đã làm chúng tôi vừa tức giận vừa cảm thấy bất khả kháng.
Thử hỏi có bao nhiêu
người dân Mexico bất lực trong những tình huống còn tồi tệ hơn? Đây là đất nước
mà 98% các vụ giết người vẫn không được giải quyết. Văn hóa miễn phạt tài phán ở
đây quả thật khủng khiếp.
Tham nhũng là mối đe
dọa chủ yếu đến chức năng tài phán của quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 15 trên
thế giới này. Theo một số thống kê, tham nhũng nuốt lấy 1 phần mười GDP của
Mexico.
“Người dân Mexico
không hề tôn trọng quy định luật pháp,” Maria Amparo Casar nói. Cô làm cho
một cơ quan chống tham nhũng. “Tham nhũng lan tràn, không chỉ trong khu vực
hành chính công mà cả trong lĩnh vực tư nhân, và giữa những người dân thường.”
Một nhóm tri thức
bao gồm giảng viên đại học và nhiều người khác đang cố gắng giải quyết vấn đề
này bằng cách đưa ra chiến dich “3 thuộc 3”.
Họ muốn thay đổi
luật chống tham nhũng và yêu cầu chính trị gia có trách nhiệm giải trình.
Theo đó, các nhà chính trị phải kê khai ba thứ – tài sản cá nhân, lãi suất và mức
thuế họ trả.
Chiến dịch này là
một thành công lớn khi thu thập được 300.000 chữ ký. Việc này đồng nghĩa với
việc Thượng viện Mexico nay buộc phải thảo luận bản kiến nghị này.
Những người này miêu
tả tham nhũng là một phần văn hóa của Mexico.
Donald Trump có thể
không sai khi nói người Mexico tham nhũng. Ngay cả Tổng thống Mexico, ông
Enrique Pena Nieto đã ghi nhận tham nhũng là một vấn nạn văn hóa.
Nhưng Enrique
Cardenas Sanchez, một thành viên chiến dịch 3 thuộc 3, không đồng tình với điều
này:
“Tôi không nghĩ đây
là một vấn đề văn hóa. Có hàng triệu người Mexico vượt sang biên giới Hoa Kỳ
và họ không tham nhũng. Lý do là thể chế cơ quan và chế tài luật pháp, ngoài
ra ở Mỹ cũng không có cơ hội tham nhũng với ai,” anh giải thích cho tôi.
Tôi đến gặp Juan
Pardinas là người điều hành Viện Tính Cạnh Tranh Mexico.
Khi nói về vấn nạn
tham nhũng của Mexico, tôi so sánh với scandal chi tiêu Nghị viện tại Vương quốc
Anh.
“Vâng,” Pardinas
nói. “Tôi có theo dõi câu chuyện đó. Người Mexico chúng tôi nghĩ đó là điều
hài hước. Ý tôi là, một chính trị gia người Anh có thể yêu cầu trả tiền cho
chương trình tivi vệ tinh tại nhà. Còn chính trị gia ở Mexico có thể đòi cả
căn nhà cho ông ta luôn,” Pardinas cười nói.
Nhưng sau đó ông
nghiêm túc nói. “Những vấn đề lớn mà Mexico đang phải đối mặt hiện nay là
tội phạm có tổ chức, bạo lực, đói nghèo, và kinh tế chậm phát triển.”
“Những vấn đề này
liên quan trực tiếp đến sự yếu kém của nhà nước trong việc trừng phạt lực lượng
cảnh sát và chính trị gia đã bị băng nhóm tội phạm hối lộ. Nếu chúng tôi
không đối mặt với vấn nạn tham nhũng, Mexico sẽ không bao giờ giải quyết được
những vấn đề khác.”
răng sứ không kim loại
ReplyDelete