Sunday, April 24, 2016

Facebook là nghĩa địa của tương lai

image
Dù người thân đã ra đi, họ vẫn "sống" trên Facebook
Ngày dì tôi qua đời, tôi nhận được bà đã viết cho tôi một đoạn dễ thương trên trang đầu của tuyển tập Shakespeare mà bà tặng tôi.

"Dì biết những chữ viết này quan trọng với con," bà viết. "Đây là món quà dì tặng con."
"Với tất cả tình yêu dành cho con"
"Dì Jackie"

Vô cùng xúc động, tôi mở máy tính ra và vào trang Facebook của bà. Tôi nghĩ mình sẽ được an ủi đôi chút khi xem ảnh của dì, đọc một vài câu dí dỏm của dì trong các bài đã đăng, và tưởng tượng dì đang nói bằng âm giọng vang vang, rõ ràng âm điệu vùng Baltimore.

Trên đầu trang Facebook của dì là một video do người anh họ tôi đăng, với hai con voi đang nghịch nước. (Dì tôi rất yêu voi. Bà có hàng ngàn món đồ về voi chưng khắp nhà.) Bên dưới đó là những lời thương tiếc của sinh viên cũ, và bài cáo phó mà người chị chồng bà đăng lên.

Tôi tiếp tục kéo xuống.

Theo Facebook, dì Jackie học ngành Sư phạm Tiếng Anh ở Đại học Bang Frostburg. Bà từng là trưởng ban tiếng Anh của Trường Baltimore City, và bà đang sống ở Baltimore, bang Maryland.

"Đang sống à?" tôi nghĩ.

Bà đâu còn sống ở đâu nữa. Bà đã qua đời rồi.

Nhưng nếu bạn chỉ lướt qua Facebook của bà và không kéo xuống phần cáo phó, bạn có thể không biết bà đã mất.

Bà vẫn ở đó, theo cách nào đó, còn sống. Bà sẽ... ở đây. Trên Facebook.

Tôi nhớ lại cái đêm gia đình tôi đứng quanh dì Jackie, cả người nối đầy những dây nhợ bệnh viện, và chúng tôi nhìn dì qua đời.

image
Quan sát hiện tượng đó là một điều kỳ lạ. Dì ở đó, người thân yêu của bạn - bạn đang nói chuyện với dì, nắm chặt tay dì, nhìn đường điện tâm đồ màu xanh chậm dần, chậm dần - và rồi dì không còn nữa.

Một cái máy khác, trong khi đó, vẫn đang duy trì sự sống của dì: Một cái máy chủ ở xa xôi đâu đó vẫn giữ lại ý nghĩ của dì, ký ức và cả các mối quan hệ của dì.

image
Rõ ràng là một người không còn sau khi cơ thể họ đã chết đi, nhưng nhìn theo một cách khác thì họ vẫn tồn tại trong thế giới ảo kỹ thuật số. Mọi người vẫn thấy là người đó còn sống, còn tiếp tục online trên mạng.

Việc chúng ta tiếp tục hiện diện trong thế giới ảo đã thay đổi cách ta chết đi thế nào? Với những người đã khóc thương trong ngày ta chết đi, điều này có ý nghĩa gì?

Tài khoản Facebook của những người đã chết

Số người chết trên Facebook đang tăng nhanh.

image
Những dữ liệu của người chết vẫn hiện diện trên mạng xã hội
Vào năm 2012, tám năm sau khi mạng xã hội này ra đời, có 30 triệu người dùng có tài khoản Facebook đã chết. Con số đó vẫn tiếp tục tăng lên. Một số ước tính cho biết mỗi ngày có hơn 8.000 người dùng Facebook từ trần.

Đến một lúc nào đó, trên Facebook sẽ có nhiều người chết hơn người sống. Facebook đã trở thành một nghĩa địa liên tục mở rộng và đông đúc thêm.

Rất nhiều tài khoản Facebook công bố người chủ sở hữu đã qua đời, họ được "tưởng nhớ".

Tài khoản của họ được gắn một nhãn với từ "Tưởng nhớ" và các tài khoản này sẽ không còn xuất hiện ở nhiều vị trí thường thấy như "Người bạn có thể biết" hay trong lời nhắc chúc mừng sinh nhật nữa.

Nhưng không phải mọi người dùng Facebook qua đời đều được tưởng nhớ.

image
Kerry, một trong những bạn chung ký túc xá của tôi thời đại học, tự tử cách đây vài năm. Vợ anh, gia đình và bạn bè vẫn tiếp tục đăng tải cập nhật trên tường nhà anh. Và khi họ làm vậy, tên Kerry vẫn tiếp tục xuất hiện trên tường Facebook nhà tôi.

Cả Kerry lẫn dì Jackie của tôi đều không được tưởng nhớ.

Nghĩa là, dù cho với lý do hay mục đích gì, sự ra đi của họ vẫn không được Facebook công nhận. Danh tính trên mạng của họ vẫn tiếp tục tồn tại.

Di sản để lại

Mạng xã hội đã dạy cho ta hiểu về sức mạnh của khoảnh khắc - kết nối và tiếp cận dễ dàng với mọi người vòng quanh thế giới. Nhưng giờ đây, có lẽ đã đến lúc để xem xét cuối cùng điều còn lại là gì: di sản của chúng ta.

Trước đây, chỉ có những người nổi bật mới có di sản, thường bởi vì họ có để lại những ghi chép cho các tiền bối, hay bởi vì những người thế hệ sau tò mò ghi chép lại cho họ. Nhưng thời đại kỹ thuật số đã thay đổi điều đó. Giờ đây, mỗi chúng ta đều dành nhiều giờ mỗi tuần, thường là hơn 12 tiếng, theo một khảo sát gần đây, để viết tiểu sử của chính mình.

image
Tôi nói với mẹ tôi là các cháu của tôi có lẽ sẽ biết thêm về bà bằng cách xem Facebook của bà.

Nếu như mạng xã hội này tồn tại dài lâu, lũ trẻ sẽ không chỉ biết về những sự kiện quan trọng trong đời vốn được ghi trong tiểu sử chính thức của mẹ tôi.

Chúng sẽ còn được biết thêm những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày của bà: những cái hình meme khiến bà cười, các bức ảnh lan truyền mà bà chia sẻ, nhà hàng nào bà và cha tôi thích đi ăn cùng nhau, câu châm ngôn tôn giáo hài hước nào mà bà thích.

Và tất nhiên, sẽ có rất nhiều ảnh cho các cháu xem cùng với sự kiện. Bằng cách xem những thông tin này, các cháu của tôi có thể biết về bà cố của chúng.

Chúng ta có thể cho rằng những dữ liệu trên mạng xã hội mà ta đăng công khai cũng giống như những linh hồn kỹ thuật số: bởi ai đọc Facebook tôi có thể biết niềm tin tôn giáo của tôi là gì, quan điểm chính trị của tôi ra sao, biết về người yêu của tôi, về cách hành văn của tôi.

Nếu ngày mai tôi có chết đi, linh hồn kỹ thuật số của tôi vẫn tiếp tục tồn tại.

image
Từ một "không gian khác", thế hệ tương lai của chúng ta có thể đối thoại với người đã chết?

Thay đổi để thích nghi với thời kỹ thuật số

Vậy thì, nếu cuối cùng một người thân yêu của ta tiếp tục được sống, thì điều đó sẽ thay đổi sự thương tiếc vì mất người thân ra sao?

Một trong những văn bản tiên phong từ năm 1969 của tác giả Elisabeth Kubler-Ross nói về sự thương tiếc trong quyển "Về cái chết và sự chết đi". Quyển sách của bà chia quá trình thương tiếc thành năm bước: từ chối, giận dữ, thỏa hiệp, tuyệt vọng, chấp nhận.

image
Từ khi quyển sách được xuất bản, những chuyên gia hiện đại đã đặt câu hỏi và phê phán nội dung cốt lõi của nó, chủ yếu là để hiểu về quá trình người còn sống sẽ đau khổ và thương tiếc, sau đó chấp nhận sự thật người mất ra đi và họ sống tiếp.

Ngày nay, rất nhiều nhà tư vấn giúp người chịu tang nhận ra người thân yêu của họ vẫn tiếp tục ở bên họ, theo một cách nào đó, dù người ấy đã chết đi.

Tuy nhiên, một phần của quá trình thương tiếc bắt buộc phải diễn ra, và thật vậy, là sẽ phải có sự quên đi, theo một cách nào đó. Không phải là ta phải quên đi người thân yêu của mình đã từng tồn tại, mà là quên đi cách họ hiện diện với ta trong cuộc sống này.

Đó là điều mới trong thế giới của chúng ta: Dữ liệu số không cho phép ta quên đi.

page obama michelle funeral obama eulogy
Trong tác phẩm xuất bản vào năm 2009 có tựa: "Nút xoá (Delete): Đức hạnh của việc lãng quên trên thế giới số", tác giả Viktor Mayer-Schonberger tranh luận mạnh mẽ rằng cốt lõi của con người là khả năng lãng quên.

Khả năng này cho phép chúng ta "hành động trong hiện tại, dù hiểu biết về quá khứ nhưng không bị kìm kẹp bởi nó." Ông viết, lãng quên cho phép chúng ta "sống và hành động vững vàng trong hiện tại".

image
Mayer-Schonberger đề cập đến truyện ngắn "Funes, người cường ức" của nhà văn Jorge Luis Borges với nhân vật trung tâm mất khả năng lãng quên sau một tai nạn xe hơi thảm khốc. Funes có khả năng đọc lại đầy đủ mọi quyển sách mà anh từng đọc, và có thể nhắc lại từng chi tiết rõ nét về mỗi ngày anh từng trải qua.

sad veil annabella sciorra crying funeral
Kết nối với bộ nhớ không hề phai nhòa của máy tính khiến những người chết như vẫn hiện diện.

Nhưng khả năng này cũng trở thành một lời nguyền với Funes: trí nhớ của mình, như anh thừa nhận, "giống như một bãi rác".

Tên của nhân vật là Funes, dịch ra có nghĩa là "xấu số", là một chỉ dấu cho thấy Borges thương xót cho nhân vật của ông, người mà, như Donna Miller Watts nhận định, là một "kẻ tàng trữ cưỡng bách, một gã đồng nát của tâm trí".

Cuối cùng, anh lạc lối trong những từ ngữ trong đầu, không thể tổng hợp hay phác họa điều gì bởi "nghĩ là bỏ qua (hoặc quên đi) sự khác biệt".

image
Với Watts, tình trạng tâm trí của Funes gợi lại việc "hàng loạt thông tin" đã từng "được đưa lên thế giới kỹ thuật số" cũng không bao giờ bị quên lãng.

Mayer-Schonberger viết, bài học là "một sự gợi nhớ quá hoàn hảo có thể dẫn chúng ta đến tình trạng bị mắc kẹt trong ký ức, không thể bỏ quá khứ lại sau lưng."

Kỹ thuật số buộc chúng ta phải nhớ về người đã chết. Như nhà xã hội học Jean Baudrillard cảnh báo, sự trả đũa của họ chính là việc chúng ta bị ám ảnh về sự vắng mặt của chính họ.

facebook social media stick figure art animation
Trong quá khứ, việc tưởng nhớ người đã khuất là đi kèm với một hành động thực sự. Bạn phải đi đến nơi nào đó để tưởng nhớ người thân, như là nghĩa trang, nhà thờ, đến nơi tưởng niệm. Hoặc bạn phải lấy hộp ảnh cũ, album ảnh hay những video quay trong lễ tang ra xem. Bạn phải tốn thời gian để có thể hồi tưởng quá khứ, về lịch sử của mình, thời gian mình trải qua với người đó.

Nhưng trên Facebook, mọi nơi mọi chốn đều hiện diện còn mọi thời điểm đều là ở thời hiện tại. Dì Jackies của tôi vẫn tồn tại trên mạng xã hội, hệt như tôi.

Theo cách nào đó, tôi vẫn sẽ sống tiếp từng ngày với dì, với với hàng triệu người đã chết trên Facebook.

internet facebook drawing graffiti extension
Dự cảm lặp lại xuất hiện khi ta xem lại hình ảnh của những người thân đã chết trên mạng xã hội.

Một trong những câu chuyện kinh dị nhất tôi từng nghe do một chú hề ở rạp xiếc tên là Dooby kể. Trước khi anh lên sân khấu diễn, anh nghe một đoạn thư thoại từ người ông đang hấp hối. Ông nói ông yêu anh và rằng họ sẽ nói chuyện sau. Thời điểm Dooby nghe đoạn thư thoại, ông của anh đã qua đời.

Một chú hề nghe giọng nói của người đã chết - đó có lẽ là cách duy nhất tôi có thể mô tả giống với cảm giác khi xem Facebook của dì Jackie của tôi. Dì đang ở cùng không gian tôi hiện diện, mà tôi biết dì đã qua đời.

Cheezburger facebook social media fails too
Có một từ để nói về cảm giác ta biết điều gì đó tồi tệ đang xảy ra, đó là dự cảm, cũng có hàm nghĩa là "cảnh báo".

Xem Facebook của một người đã chết không khác gì cảm giác đó, nhưng có một điều khác biệt quan trọng: Chúng ta đã biết có điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra vào lúc nào. Chúng ta có thể gọi cảm giác này là dự cảm lặp lại, như thế đó là lời nhắc nhở mà ta đã được cảnh báo.

Dĩ nhiên là, chẳng có giải pháp nào tốt cho các dữ liệu đã chết, hay các con ma kỹ thuật số. 

Hy vọng duy nhất là đến một lúc nào đó, trí nhớ của internet rồi cũng sẽ phai mờ.

"Sự thật là" nhà văn Borges viết, "chúng ta sống tiếp bằng cách bỏ mọi thứ lại sau lưng".



Brandon Ambrosino

haydiroket

Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!
Bắt nhiều người Đài Loan giả làm công an VN để lừa...
Vụ lừa đảo khổng lồ khiến Trung - Đài bất đồng
Ban nhạc Viet Cong chính thức đổi tên vì phản ứng ...
Quán mì nào ngon nhất tại Nhật Bản?
Độc quyền quyền lực và vấn đề đạo đức
Những lợi thế sức khỏe của tuổi già
Lại bàn về lòng yêu nước
Prince: Gia tài để lại
Tiền nước nào có in chữ “tình dục”?
Vì sao nhiều người nổi tiếng qua đời năm 2016?
R.I.P: Prince Rogers Nelson
Mười năm qua gió thổi đồi tây
Ngoại giao Mỹ nói gì với sinh viên VN?
Nhà hàng 'Uncle Ho': 2 tuần phải đổi tên 3 lần
John Doe: nạn nhân của Minh Béo công khai tin nhắn...
Chuyện tình báo trong The Sympathizer
Đừng sợ hãi người tị nạn
Giải mã sự tụt hậu của Việt Nam
Những nhận thức cần cho một xã hội dân chủ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.