Pages

Wednesday, July 19, 2017

Từ võ đến đời: Vị đắng của ngày hôm qua

image
Tác giả muốn thấy trên võ đài, quây quần xung quanh là những học trò của cả hai phái trong trang phục nghiêm trang.

Trận tỷ thí giữa các đấu thủ Việt nam Đoàn Bảo Châu, Trần Lê Hoàng Linh và đấu thủ Pierre Francois Flores đến từ Canada để lại không ít cay đắng. Nó không dừng ở những trận tỷ thí cá nhân, những lời thách, những ‘lời khen để cho mày chết’.

image

Ông Hoàng Vĩnh Giang, người làng võ, nhận xét: “Thực ra tôi thấy rằng võ sư này (P.F.Flores) cũng bình thường thôi, không có gì là cao thủ hay cao siêu gì. Ở Việt Nam có nhiều người có thể đánh bại được anh ta”. Ông Giang là Chủ tịch Liên Đoàn võ Cổ truyền Việt Nam, nhiều lần dẫn các đoàn thể thao nước nhà dự các cuộc thi Olympics, uy tín lâu rồi, trước thời Internet, không cần nghi ngờ.

Nói về người thắng như vậy thì hiểu sao về người thua? Võ học Việt Nam ở trình độ, vị trí nào? Phải chăng, không biết mình, biết người, ngủ quên trên quê hương, nghĩ rằng cứ ở nhà thì mới là dân tộc, mới là chân truyền?

Xem võ sĩ Việt Nam đánh mà cay đắng. Cay đắng về cách giáp chiến, cay đắng về trình độ, cay đắng về cách giải quyết trận đấu, cay đắng cách tổ chức trận đấu, cay đắng về việc coi mạng sống như một lời chém gió vô trách nhiệm, …

Thua trên sân nhà

image

Trước đó, giới hữu trách đã lên tiếng phản đối và tuyên bố cấm cuộc chân tay này. Tại sao cứ phải cấm đoán, phải đánh chui, phải có những lời nói khích ?

Một dân tộc võ học như Việt Nam sao không có một võ đường đàng hoàng, có những cuộc tranh tài quốc tế để cứ gọi là làm tiền đi hay để bạn bè đến thi đấu, để học nhau cái mạnh, để biết mình, biết giới hạn mình và để vươn lên?

Vớ vẩn, nếu đâu cũng chỉ thấy cấm, đâu cũng chỉ đánh đấm nhau vì tức khí, vì ‘cái tôi’ và tệ hơn nữa là để ‘cúng phây’ (Facebook)?

Tôi muốn nhìn thấy trên võ đài, quây quần xung quanh là những học trò của cả hai phái trong trang phục nghiêm trang của võ học, có những trọng tài biết can thiệp đúng lúc, có lời cúi chào và tạ từ, có tình yêu và tôn trọng, có tinh thần hiếu học và trau dồi.

Nó thiếu vắng ở đây, mảnh đất mà Vovinam, Vịnh Xuân, Võ Bình Định đã thành cái Việt Nam yêu quý và ngưỡng mộ ở châu Âu, châu Mỹ…

Thua trên sân nhà thì không bao giờ dễ chịu. Nhất là tám năm trước đó, người nằm xuống đất hai lần trước Tuấn ‘hạc’ cũng là P.F.Flores. Tám năm là một đường đời, là cái để phải trả, là cái ngã xuống và học cách đứng lên. Flores đã làm được điều ấy. Các võ sư Việt nam, hãy nuốt cay đắng hôm nay và nhìn lại mình.

image
Hoàng Hường (vợ Đoàn Bảo Châu) đưa ảnh nói Flores tặng tranh cho chồng 'mắt tím như gấu trúc'.

Các anh chưa hạ được gấu đã bán da gấu. Nhìn những bức ảnh trên Facebook của các anh chị toát nên cái chủ quan ấy. Đoàn Bảo Châu tiếp khách trong nhà cởi trần kể như cho đối thủ thấy cơ bắp? Anh đã chọn cường lực, thay vì tinh tế, tôn trọng bạn? Một chọn lựa sai với cái bé hạt tiêu, bỏ những miếng nhập nội, dứt điểm gọn.

image

Cách đánh của anh không thuyết phục, bộ chân và các cú ra đòn dễ hóa giải và thiếu chính xác đến kỳ lạ, thiếu tỉnh táo của một người thách đấu. Tâm lý thi đấu của anh cũng là điểm cần phân tích.

Đòn của Flores không hiểm về xung lực, biến hóa thế chân. Tuấn ‘hạc’ thoát khỏi cái bẫy đó. Nhưng là câu chuyện ‘tình mười năm’ trước.

image

Điều có vẻ như đang được Flores quan tâm là việc muốn ' vạch mặt những cái giả dối ' của ‘Võ sư nhân điện’ Huỳnh Tấn Kiệt.

Cần phải biết điểm dừng

Flores đã rất hữu tình khi Đoàn Bảo Châu ngã lần thứ hai bằng cách vỗ vào vai hỏi thăm có cần nên tiếp tục. Nếu trận đấu dừng thời điểm đó sẽ là đúng lúc. 

Trọng tài có nghề, có tâm cũng nên hiểu chuyện đời và quyết định không cho tiếp tục. Tôi xem nhiều trận đấu võ sĩ châu Âu thách đấu võ sĩ Thái. Trọng tài đã gạt không cho trận đấu tiếp tục, tránh kết cục buồn. Họ biết đọc trận đấu.

Năm tháng trôi, nghệ thuật Việt nam luôn là nghệ thuật chiến tranh, không phải nghệ thuật hòa bình.

Nhận xét của Giáo sư Ngô Bảo Châu trên Facebook cá nhân, (nhận 16 ngàn likes) còn làm tôi suy nghĩ hơn.

“Khi ngã xuống trên võ đài ngày hôm qua, anh Đoàn Bảo Châu đã làm được một việc to lớn. Chúng ta, vốn chỉ thích những kẻ có sức mạnh, những kẻ thắng cuộc, chợt nhận ra rằng kẻ yếu, người thua cuộc, nhưng đến phút cuối cùng vẫn hiên ngang, hoá ra đáng yêu, đáng nể hơn nhiều so với người thắng cuộc..., Giáo sư Ngô Bảo Châu viết.

image

Không, ngàn lần không, chúng ta không cần cái ‘chợt nhận’ đó. Cần là ‘biết người, biết ta’, cần lựa chọn cho mình cách sống hay nói như người Pháp ‘biết sống’.

Ngô Bảo Châu viết tiếp: ‘Người ta chỉ hơn nhau ở thái độ hiên ngang khi phải đối mặt với cái chết được báo trước.’

Tại sao lại phải cần tỏ thái độ, hay ưỡn ngực trước làn đạn để có một ‘tiếng khen ho hen cả đời’. Chính Ngô Bảo Châu đã nói không lâu vào dịp ngày sinh cụ Hồ Chí Minh "có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta".

Nhìn vào thất bại, nhìn vào thua kém thẳng thắn và nghiêm khắc. Đó là điều kiện cần và đủ trong toán học, cũng như đường đời.

Tôi thích Flores, yêu anh, vì đã không hạ độc thủ. Tôi giận Đoàn Bảo Châu cũng vì yêu anh, yêu những tâm tư của anh, yêu những bức ảnh của anh. Nhưng tôi giận, chắc anh hiểu vì sao.

image

Chúng ta đã lừa dối nhau, tự lừa dối mình trong bao nhiêu thập niên, điều đó chưa đủ sao? Cần tỉnh lại và học lại từ cái thua này, học không ngủ quên vì vinh quang xưa cũ. Học tôn trọng đối thủ, học nhìn xuống đôi chân của mình.

Các anh hãy bước ra khỏi giấc ngủ say của những điều ngộ nhận, bước ra khỏi những câu lạc bộ ngàn likes, bước ra khỏi cái ảo… Chắc rất khó, như tìm lại mình trong cái tôi đánh mất ở ngôi nhà chung cư, nơi các ô cửa giống nhau đến quái dị, muốn tìm cửa sổ căn phòng người yêu ở đâu là điều không dễ, khi đã trót thành quen, khi sống lâu thành nếp.

Thảm bại này không đáng có. Tôi viết để tránh cho mình cái tội không cứu giúp người lâm nạn. Và trích ở đây lời nhà văn Pháp Jules Roy :

image

‘Đối với công dân bình thường, tội ấy bị pháp luật trừng trị. Khi một dân tộc phạm tội, nó dẫn đến sự đào nhiệm tập thể. Một dân tộc khó có thể gượng dậy nổi sau tình trạng đó và một ngày kia sẽ trả giá bằng sự diệt vong của chính mình.’

Jules Roy viết những dòng này ở Việt Nam, về thất bại của nước Pháp. Họ đã đứng dậy, mãnh mẽ và kiên cường. Chúng ta cũng sẽ thế?




Phạm Cao Phong

image

Lưu Hiểu Ba có 'chết vô ích'?
Võ sư Flores 'sẵn sàng giao đấu với Cung Lê'
Vì sao CS ghét người Thiên Chúa Giáo?
Võ sư Đoàn Bảo Châu bị võ sư Flores hạ đo ván
Mỹ trục xuất sư ‘hổ mang’ về Thái
Không chấp nhận ý kiến đối lập sẽ dẫn tới thất bại...
GS Ngô Bảo Châu 'có quan điểm trái với sự giáo điề...
Người tài thường không ham tiền?
Tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương
Thế giới sẽ ra sao nếu quyết định không ăn thịt
Thế giới có nên ăn giống người Quảng Đông?
Cô gái một thời huy hoàng của thể thao VN
Cuộc đại chiến Trump & Truyền Thông
Vợ Chồng già: Ai cũng vậy mà thôi
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Tìm thấy phim 'nô lệ tình dục' cho lính Nhật
20 phát minh tuyệt vời của Nhật Bản
Linh Mục cũng là người
Người Thái bán dâm kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Khuynh hướng tình dục có là thước đo đạo đức không...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.