Pages

Sunday, September 10, 2017

Trận bão bí ẩn ở Hà Lan vào cuối thế kỷ 17

image

Nó xảy ra trong chỉ chưa đầy 15 phút. Một cơn bão mạnh, dữ dội nhưng ngắn ngủi quét qua khu vực tây bắc châu Âu vào một tối mùa hè gần 350 năm trước.

Cơn bão đã để lại dấu tích về mặt xã hội và kiến trúc ở thành phố Utrecht mà cho tới ngày nay người ta vẫn còn cảm nhận được.

Trận cuồng phong dữ dội

Cuối thế kỷ 17 là thời kỳ khó khăn cho Hà Lan. Nước này bị mắc vào cuộc chiến tranh chống lại một số thế lực ngoại bang, trong đó có Pháp và Anh.

Năm 1672 là một năm khét tiếng trong lịch sử Hà Lan. Nó được biết đến với tên gọi "Năm Thảm họa" bởi Cộng hòa Hà Lan bị các lực lượng từ Pháp, Anh và khu vực nay là nước Đức, tới xâm chiếm.

"Người Pháp vơ vét hết số tiền có sẵn. Utrecht không còn lại một cắc bạc," ông Gerard van der Schrier thuộc Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan ở De Bilt, cho biết.

Do đó mà thành phố không có điều kiện để ứng phó nếu như có thảm họa thiên nhiên lớn xảy ra.
Bất hạnh thay, hai năm sau đó một trận thiên tai ghê gớm đã xảy ra.

image

Thứ Tư ngày 1/8/1674 là một ngày hè nóng ẩm đặc trưng ở tây bắc châu Âu. Vào cuối ngày, cuồng phong bắt đầu nổi lên, mà lạ lùng thay, đây không phải là hiện tượng thời tiết thường gặp trong một ngày hè nóng ẩm.

Tuy nhiên trận cuồng phong ngày một lớn. Cho đến 6 giờ chiều, một cơn bão có sức công phá lớn bắt đầu tàn phá suốt một dải ở phía bắc khu vực, để lại một khung cảnh đổ nát ở quy mô lớn.

Hàng chục lời kể của nhân chứng đã giúp ghi nhận lại quanh cảnh vào lúc đó.

Một tờ báo tường thuật: "Ở Brussels, những cục mưa đá to như hòn sỏi trút xuống. Nhiều cây cối bật gốc và một số căn nhà bị xé toang mặt tiền… Còn ở Strassbourg, có những cục mưa đá to như đầu em bé rơi xuống."

image
Nhà thờ sau cơn bão

Một thương gia Hà Lan có tên là Gerrit Jansz Kooch đã làm bài thơ về cơn bão. Bài thơ mô tả cảnh những con tàu ở Amsterdam bị thổi bay khỏi mặt nước băng qua một vài cánh đồng trước khi rơi xuống đất tan tành. Kooch cũng kể lại câu chuyện của một nông dân không thể nhận ra được cánh đồng của mình sau khi cơn bão đi qua. 

Những cái cây ngoài rìa cánh đồng không còn nữa. Những tháp chuông nhà thờ ở các ngôi làng lân cận cũng cùng chung số phận.

Thành phố Utrecht dường như chịu thiệt hại nặng nề nhất. Thậm chí đến ngày nay người ta vẫn có thể thấy thiệt hại mà cơn bão gây ra.

image

"Nhà thờ Dom là dấu vết rõ rệt của cơn bão," van der Schrier nói. Phần chính giữa giáo thờ bị bão san bằng. "Ngày nay có một lỗ hổng lớn giữa tháp chuông và chỗ đứng của dàn đồng ca."

Nhiều nhà thờ ở Utrecht cũng bị hư hại. "Một số nhà thờ không còn tháp chuông nữa. Đó là điều không bình thường. Một nhà thờ khởi thủy có hai tháp chuông. Giờ đây nó vẫn còn nhưng phần chóp tháp bị bão thổi bay nên hai ngọn tháp giờ không nhìn giống nhau nữa."

Điểm kỳ lạ

Tuy nhiên những lời kể của nhân chứng cũng nói rất rõ hai điểm.

Một là sự tàn phá chỉ xảy ra ở một nơi nào đó mà thôi. Trên một con đường, các ngôi nhà đều bị san phẳng trong khi những căn nhà ở con đường bên cạnh thì hầu như không bị thiệt hại gì đáng kể.

Điểm thứ hai là cơn bão chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi.

image

"Có một số lời kể của nông dân đi tìm chỗ trú khi nhìn thấy đám mây mù mịt kéo tới đen kịt," van der Schrier nói. "Họ kể lại cơn bão quét qua chỉ trong vòng 15 phút. Sau đó, khi họ đứng dậy thì bầu trời hoàn toàn trong xanh trở lại."

Vào năm 1980, các nhà khí tượng học khi đó kết luận rằng những tàn phá ở Utrecht chắc hẳn là do hậu quả của một cơn lốc xoáy vốn có thể quét qua một khu vực rất nhanh và để lại một vệt tàn phá ở một chỗ nhất định.
Tuy nhiên van der Schrier và đồng nghiệp của ông, Rob Groenland, cho rằng có một cách giải thích cho trận bão năm 1674. Họ ghi rõ lại nghiên cứu của mình trong tạp chí Natural Hazards and Earth System Sciences.

Vấn đề là lốc xoáy chỉ quét ra một khu vực hạn chế cho nên không thể nào gây ra tất cả các thiệt hại mà chúng ta nhìn thấy ở Utrecht. Nó có thể gây ra thiệt hại ở một khu vực nhất định trong thành phố, tuy nhiên không thể giải thích lại có một số điểm bão càn quét mạnh trên một khu vực rộng lớn ở tây bắc châu Âu.

Sóng dội cánh cung

Tuy nhiên một dạng bão đặc thù được gọi là "sóng dội hình cánh cung" thì hoàn toàn có thể gây tác động như vậy.

"Sóng dội cánh cung" là một hiện tượng tương đối mới đối với các nhà khí tượng. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu vào khoảng 40 năm trước và nhờ vào việc các radar thời tiết đã được sử dụng rộng rãi, người ta đã dễ dàng phát hiện và nghiên cứu "Sóng dội cánh cung".

image 
Những hình vẽ minh họa cảnh sinh hoạt đồng tính nam tại Utrecht

"Sóng dội cánh cung" là những luồng khí rộng có hình cánh cung và có chiều dài từ hàng chục đến hàng trăm cây số. Chúng quét qua một khu vực chỉ trong vòng tối đa có vài tiếng đồng hồ. Chúng gây ra những cơn lốc dữ dội ở phạm vi hẹp.

Những cơn lốc có liên quan đến dòng khí đứng - những cơn gió thổi theo chiều thẳng đứng xuống mặt đất với tốc độ cao. Trong trường hợp "Sóng dội cánh cung" thì gió thổi song song với mặt đất một khi nó chạm tới mặt đất.

image

"Chúng ta có thể tái hiện được hình dạng bề mặt của hiện tượng này bằng cách dùng các quan sát đã ghi nhận được trong lịch sử," van der Schrier nói.

Chẳng hạn như các nhân chứng kể rằng phần ở giữa của mặt trước sóng này tràn qua Utrecht hơi sớm hơn một chút so với hai bên cánh, và điều này phù hợp với lý thuyết theo đó cho rằng phần trước của sóng hơi cong thành hình cánh cung.

Đối với những dòng khí đứng, khác biệt nhỏ trong sức gió có thể gây ra những cơn lốc xoáy nhỏ. Phù hợp với lý thuyết này, có những bằng chứng cho thấy có lốc xoáy ở Utrecht.

image

Những bức vẽ mô tả cảnh tàn phá cho thấy lòng nhà thờ Dom và một số tháp chuông bị ngã theo hướng bắc - hướng di chuyển của 'sóng dội cánh cung' - trong khi một số tháp chuông khác ngã về hướng tây, tức vuông góc với hướng của 'sóng dội cánh cung'. Chúng chỉ có thể bị kéo đổ bởi những cơn lốc xoáy thổi mạnh về hướng tây.
"Cho đến nay tất cả những gì mà chúng tôi có từ lời tường thuật của các nhân chứng đều phù hợp với giả thiết là đã xảy ra 'sóng dội cánh cung'," van der Schrier giải thích.

Công trình nghiên cứu như thế này có thể rất có giá trị đối với chính quyền Hà Lan, van der Schrier nói. Họ rất muốn đảm bảo rằng các tòa nhà và các công trình khác đủ mạnh để chống đỡ những cơn bão khắc nghiệt mặc dù hiếm khi xảy ra.

image
Dom Tower of Utrecht

Hiểu chính xác trận bão năm 1674 đã hình thành như thế nào và ghi lại cẩn thận những thiệt hại mà nó gây ra có thể sẽ rất có ích trong việc thiết kế và xây dựng những công trình đủ kiên cố để có thể trụ vững trong những cơn bão tương tự.

Trận bão xảy ra chỉ hai năm sau "Năm Thảm họa". Lúc đó chính quyền không có tiền để chi trả cho hoạt động dọn dẹp. Nhà thờ Dom chỉ còn là đống đổ nát trong hàng chục năm. "Đống đổ nát đó trở thành chỗ để người đồng tính gặp gỡ," ông van der Schrier nói.

image

"Do đó mà đồng tính được cho là đến từ thành phố Utrecht," ông nói thêm. Từ 'Utrechtenaar' trong tiếng Hà Lan có nghĩa là 'đồng tính'.

"Ngày nay vẫn là như vậy và nó có liên quan đến trận bão kia. Mặc dù không nhiều người biết điều đó."




Colin Barras

image

Trump ban bố tình trạng thảm họa ở Florida
Người Việt giữa tâm bão Irma
Bão Irma để lại cảnh tàn phá ở Cuba
Sóng Thần nuốt chửng tàu thuyền trên đại dương
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học qu...
Những nhà thơ chỉ có một bài thơ
Bão Irma đang di chuyển tới Florida với sức gió 25...
Irma’s status on Friday morning Sept 8-2017
Động đất kỷ lục ở Mexico 2017
Lý do tại sao một số người lại thường bị muỗi cắn
Bão Irma Caribbean 6-9-2017
Chửi đổng: "Tiên sư cha thằng già khốn nạn"
Bão Irma tiếp tục hoành hành tại Caribbean
VNCH: thuộc địa kiểu mới hay quốc gia có chủ quyền...
Texas: nước lũ rút, bệnh phát sinh
Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ
Phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vi...
Bão Irma với sức gió mạnh 185 Miles (296 km/giờ)
Phóng sự: Một tuần sau bão Harvey
The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.