Pages

Tuesday, October 3, 2017

Đồng bằng sông Cửu Long không thể giàu nếu cứ trồng lúa?

https://baomai.blogspot.com/
Rivenbarks in Vietnam Mekong delta

Chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long của chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi căn bản theo hướng giải quyết vùng đất này biến thành an ninh lương thực để tạo cơ hội phát triển các ngành nông nghiệp khác có thể giúp nông dân làm giàu, một nhà khoa học vừa tham gia hội nghị phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cho biết. Ông còn nói không nên quá lo lắng về tác động của biển đổi khí hậu và nước biển dâng đối với vùng đồng bằng trọng yếu này, mà hãy để các thế hệ sau giải quyết.

https://baomai.blogspot.com/

Hội nghị về phát triển đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vào cuối tháng 9 tại Cần Thơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về ĐBSCL. Hội nghị tập hợp các lãnh đạo, các nhà quản lý từ trung ương đến các tỉnh thành với các chuyên gia và các nhà khoa học để tìm giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long cũng như ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với tầm nhìn đến năm 2100.

"Chúng ta không hoảng hốt mà cần tìm ra lối đi, cách làm tốt nhất, khoa học nhất, phù hợp nhất, trong đó đổi mới tư duy...nhằm mang lại tốt hơn cho cuộc sống gần 20 triệu người dân. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một khu vực giàu có của Việt Nam gần 100 triệu dân," ông Phúc được VnExpress dẫn lời nói tại phiên khai mạc hội nghị.

Báo chí trong nước đưa tin Thủ tướng Phúc dịp này loan báo chính phủ sẽ dành 1 tỷ đô la Mỹ từ nay đến năm 2020, để xây dựng các công trình ứng phó với các nguy cơ của biến đổi khí hậu.

https://baomai.blogspot.com/

Đồng bằng sông Cửu Long vừa là vựa lúa, vựa cây ăn trái và vựa nuôi trồng thủy sản có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100 triệu người dân Việt Nam và đảm bảo Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vùng đất này chiếm hơn phân nửa sản lượng lúa gạo và 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy với kinh tế đất nước nhưng vùng đồng bằng này vẫn là một trong những khu vực kém phát triển nhất Việt Nam, và đa phần nông dân ở đây vẫn nghèo. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, tình trạng thiếu nước ngọt canh tác, sạt lở trên diện rộng, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, quy luật mùa lũ thay đổi cùng với các đập thủy điện chặn dòng chảy ở thượng nguồn, đang đặt ra những thách thức to lớn đối với vùng đất này.

Hội nghị vừa rồi đã có bước chuyển hướng chiến lược “rất đáng mừng”, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nông học có nhiều năm gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long.

https://baomai.blogspot.com/
ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam

Gs Võ Tòng Xuân:

“Trước đây chúng ta quá thiên về an ninh lương thực, nhưng Nhà nước hiện nay đã thay đổi tư duy theo hướng có lợi nhiều hơn cho người nông dân,” ông nói.

“Chủ trương hiện nay chúng ta không cần đứng số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo nữa, vì như thế là có tiếng mà không có miếng,” ông nói thêm, “Người nông dân vẫn nghèo, các công ty xuất khẩu gạo vẫn lỗ.”

Giáo sư Xuân nêu ra một nghịch lý, là sau 42 năm hòa bình, người nông dân sản xuất ra của cải để Việt Nam đứng nhất, đứng nhì thế giới đó, vẫn là “những người nghèo nhất”. Ông cho rằng hàng chục triệu nông dân Việt Nam “đã có sự hy sinh” để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực nhưng bản thân họ lại “không hưởng được gì”.

“Chúng ta không nên lấy sản lượng lúa (ở mỗi địa phương) làm tiêu chuẩn đề bạt cán bộ mà phải lấy người nông dân làm trung tâm, phải đặt mục tiêu làm cho người nông dân giàu lên,” ông đề xuất thay đổi tư duy về quản lý.

Giáo sư Xuân cho biết tại hội nghị, giới hữu trách từ các Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Văn phòng Chính phủ đã nhất trí về sự cần thiết phải thay đổi chiến lược phát triển là phải giúp cho người nông dân giàu hơn. Chỉ riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì “chưa hoàn toàn đồng ý”.

Ông cho rằng sắp tới vùng đồng bằng này nên chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp hay nuôi tôm – những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với cây lúa.

https://baomai.blogspot.com/

“Chẳng hạn như ở những vùng xâm nhập mặn nông dân thu hoạch một vụ lúa rồi nuôi một vụ tôm thì sẽ có thu hoạch cao gấp năm lần những nông dân trồng hai vụ lúa,” ông nói. “Nhưng một số nông dân muốn nuôi tôm lại không dám nuôi (vì chủ trương địa phương không cho chuyển đổi đất trồng lúa).”

“Qua hội nghị vừa qua thì sắp tới sẽ không bắt buộc người nông dân phải trồng lúa nữa.”

Về mục tiêu an ninh lương thực trong điều kiện dân số Việt Nam đang ngày một đông, Giáo sư Xuân cho rằng “không có gì phải lo lắng” vì Việt Nam hiện nay “mỗi năm dư 10 triệu tấn lúa” và sau khoảng 2,5 cho đến 3 tháng là lại thu hoạch vụ lúa mới.

Ông cho rằng để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam nên tiếp tục canh tác loại lúa cao sản ngắn ngày chứ không cần thiết phải cạnh tranh với Thái Lan sản xuất loại gạo chất lượng cao vì giống lúa đó cho sản lượng thấp mà chu kỳ sản xuất lại lâu hơn.

https://baomai.blogspot.com/
ĐBSCL ngày càng ít tôm cá thiên nhiên

Tuy nhiên theo Giáo sư Xuân, đi kèm với thay đổi chiến lược đó là phải có thay đổi trong cách làm: phải tổ chức cho người nông dân sản xuất chứ không để họ “tự bơi như trước”.

Ông cho rằng sự chuyển đổi sang mô hình mới cần sự tham gia của doanh nghiệp trong vai trò ‘bà đỡ’ cho nông dân. Doanh nghiệp tìm đầu ra sau đó mới về địa phương thuyết phục nông dân tham gia, tổ chức cho họ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho họ.

Nếu không tổ chức cho nông dân sản xuất thì người nông dân sẽ tự bón phân, tự dùng thuốc trừ sâu dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

“Doanh nghiệp đầu tư sản xuất có sự tham gia của khoa học thì sản phẩm sẽ có thương hiệu, có nguồn gốc và do đó có giá trị cao hơn và dễ xuất khẩu hơn. Chứ để thương lái tự thu gom như hiện nay thì sản phẩm sẽ không đồng đều, không rõ nguồn gốc và không kiểm soát được dư lượng hóa chất,” ông giải thích.

Hiện nay mặc dù chủ trương chuyển đổi mô hình đã được cấp thủ tướng và bộ trưởng đồng lòng ủng hộ nhưng ông Xuân cho rằng thách thức lớn nhất là phải thuyết phục được người nông dân thay đổi tư duy, và quá trình này “sẽ mất một thời gian”.

https://baomai.blogspot.com/

Ông dẫn ra một ví dụ là mặc dù chủ trương “dồn điền đổi thửa” để thay đổi cách làm nông manh mún có năng suất cao hơn, nhưng lâu nay vẫn không triển khai được rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long do người dân ở đây vẫn “không cho ai đụng đến một tấc đất của mình cả”.

“Phải chỉ cho bà con thấy là làm ăn theo kiểu cũ thì không thể nào khá lên được,” ông nói. “Chỗ nào trồng lúa chắc ăn thì trồng còn chỗ nào trồng lúa bấp bênh, tốn chi phí và sử dụng nước, phân bón nhiều thì thuyết phục họ chuyển sang làm cái khác.”

https://baomai.blogspot.com/
Miền Tây gánh chịu hạn mặn nhiều hơn

Riêng về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Giáo sư Xuân cho rằng vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ xa xưa từng bị nước biển ngập hoàn toàn với đường bờ biển đến tận biên giới Campuchia.

“Phải trải qua mấy lần nước biển dâng và nước biển xuống – mỗi lần như thế hàng mấy trăm năm – chúng ta mới có vùng Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay,” ông giải thích và cho rằng nếu lúc này tập trung tiền của để ứng phó cái mà 100 năm nữa mới xảy ra thì có thể lãng phì vì “lúc đó con cháu chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ra cách làm tốt hơn”.

Thay vào đó, ông đề xuất Đồng bằng sông Cửu Long nên tìm cách thích nghi với những thay đổi về khí hậu, chẳng hạn như tình trạng thiếu nước ngọt và xâm ngập mặn.

“Nên bố trí những cây trồng không đòi hỏi lượng nước quá cao, nhưng lại cần lượng CO2 cao để quang hợp đồng thời chịu nước mặn như cây mía, cây bo bo (sorghum),” ông đề xuất.

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài ra, Giáo sư Xuân còn đề xuất một số phương pháp để trữ nước ngọt trong mùa mưa để dành sử dụng trong mùa khô như tận dụng các hố bom B52 làm đìa chứa nước, đào đất tại chỗ làm nền nhà thay vì lấy cát từ lòng sông và chỗ đào có thể tận dụng trữ nước ngọt hay đào mương lên liếp trồng cây ăn trái để khi nước dâng vào mương trong mùa mưa thì đóng đê lại để giữ nước cho mùa khô.




Ngọc Lễ

***

Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long

Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?


***

Dec 16, 2013
Phát biểu bên bờ sông ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Ngoại trưởng Kerry nói tài nguyên của sông Mekong phải 'làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất ...

Oct 08, 2012
Trung cộng có cơ hội nắm lây sự điều khiển nguồn nước của con sông Mekong, xem nó như một thứ vũ khí lợi hại để đe doạ và khống chế đảng CSVN, vì VN chịu sự tác hại nhiều nhất khi dòng sông cạn kiệt hay lũ lụt.

Aug 02, 2011
Ông Osborne nói: “Sự bành trướng liên tục của Trung Quốc về mặt kinh tế rõ ràng là một mối quan ngại cho Hoa Kỳ và đây là một trong số những quan ngại ngại đó, chương trình sông Mekong là một trong nhiều cách mà ...

Apr 22, 2011
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Apr 13, 2012
Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong/ Lower Mekong Basin và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ...


https://baomai.blogspot.com/

NỐI LẠI TÌNH XƯA
Tác giả trẻ gốc Việt thắng giải thơ Anh quô...
Chào hay không chào Quốc Kỳ?
Những người thầm lặng giải cứu Apollo 13
Michelle Võ nạn nhân vụ xả súng Las Vegas
Cảnh sát lần ra ‘bạn gái của nghi phạm xả súng’
Marilou Danley: Las Vegas Sheriff as a “person of ...
Lai lịch nghi can xả súng ở Las Vegas
Stephen Paddock là ai?
Catalonia và lá cờ vàng bốn sọc đỏ
Xả súng ở Las Vegas 1-10-2017
Tâm "Bồ Dao Găm"
Đảo Spinalonga dành cho những người bệnh phong cù...
Chín điểm so sánh chính giữa Bắc Hàn và Nam Hàn
Đường hầm qua eo biển chưa bao giờ được xây
PBS: Phim "Cuộc Chiến Việt Nam" _ Phụ đề tiếng Việ...
Điều bí ẩn của di tích Stonehenge
Người La Mã cổ đại nghĩ ra hệ thống nhà vệ sinh cô...
Thị trấn ở nước Áo đúc chuông cho tám tôn giáo
Hacker không cần phải thông minh?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.