Pages

Sunday, January 14, 2018

Mì Cao lầu Hội An


https://baomai.blogspot.com/

Cao lầu là tên một món mì ở Hội An. Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.

https://baomai.blogspot.com/

Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mì udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

https://baomai.blogspot.com/

Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km.

https://baomai.blogspot.com/

Khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh.

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

 Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần làm như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

https://baomai.blogspot.com/
Giếng cổ Bá Lễ

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước.

https://baomai.blogspot.com/

Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

https://baomai.blogspot.com/

Nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, nhưng tất cả đều thất bại. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

https://baomai.blogspot.com/

Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay cao lầu có ở Pháp, Anh, Úc hay Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn nhưng nhiều người ăn vào vẫn thấy như không phải.

https://baomai.blogspot.com/

Thậm chí cao lầu được làm ở Hội An, gửi máy bay đến các nơi nhưng dường như ăn ở Hội An thì mới đúng điệu cao lầu.

https://baomai.blogspot.com/

Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn ?
Mạng xã hội: tạo cái nhìn sai lệch về cuộc sống?
Thiếu nữ Nhật: trang phục truyền thống Kimono tron...
Bánh mì bán mắc, Loblaws đền $25 thẻ quà tặng
Chuyện xứ (Mỹ) của Tôi
Cuối năm đóng thuế, đầu năm gặp bác sĩ
Lịch sử đĩa hát ở Việt Nam thời thuộc địa
Adaptor chuyển data từ cell phone
Nước mắm Vị Quê: Sản xuất tại Hoa Kỳ
Những người Hàn, họ Lý, gốc Việt
Singapore đi đêm với VN trong vụ Vũ Nhôm như thế n...
Tuổi già và chuyện lái xe
Việt Nam xếp hạng thứ 18 về đàn áp tín đồ Công giá...
Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Cơm tình thương Sài Gòn
Bức tượng đầu Phật 700 năm tuổi ẩn mình trong rễ c...
Đốt sách giết trò: từ Tần Thủy Hoàng đến Mao
Răng trắng chưa chắc đã là răng khỏe?
Việt Nam tăng cường ‘bảo vệ Tổ quốc và Đảng’ trên ...
Em ơi, đừng ‘hám’ Việt kiều…

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.