Pages

Wednesday, January 24, 2018

Rượu bia có làm tăng thêm kỹ năng ngoại ngữ?

https://baomai.blogspot.com/
Trong khi rượu làm giảm sự tập trung, kỹ năng nhận thức và kỹ năng vận động, nó đồng thời lại làm giảm sự kiềm chế

Nói bằng ngôn ngữ thứ hai để người khác hiểu được mình thì cần phải không ngại ngần gì, theo Joseph Pearson.

Nếu người ta không hiểu khi bạn nói bằng ngôn ngữ khác trong mùa lễ hội này thì một giọt 'can đảm Hà Lan' (tức rượu) có thể không phải là một ý kiến tồi.

https://baomai.blogspot.com/

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Maastricht cho thấy một đồ uống có cồn, và sự tự tin gia tăng nhờ nó, thực sự có thể cải thiện hiệu suất của ngôn ngữ thứ hai của bạn.

Nói lắp bắp?

Một nhóm năm mươi sinh viên trao đổi Đức học ở Hà Lan đã được cấp cho uống hoặc là một cốc nước chanh có vodka hoặc là một cốc nước. Khi hàm lượng cồn trong máu lên tới đỉnh điểm (ở mức ngang với khi uống nửa lít bia mạnh 5%), họ được yêu cầu tranh luận, ủng hộ hay phản đối việc làm thí nghiệm trên động vật ở Hà Lan, trong vài phút với một người làm thử nghiệm. Cuộc hội thoại được thu âm và cách nói năng của họ được phân tích bởi những người gốc Hà Lan.

https://baomai.blogspot.com/

Các kết quả đã gây ngạc nhiên cho nhóm Maastricht: Họ cho thấy những người có uống chút rượu được xếp hạng cao hơn khi tranh luận bằng tiếng nước ngoài so với những người uống nước.

https://baomai.blogspot.com/

"Chúng tôi bắt đầu làm nghiên cứu này với suy đoán là người ta chỉ nhận thức một cách chủ quan rằng họ sẽ nói tiếng nước ngoài giỏi hơn, và số liệu khách quan sẽ cho họ thấy là không phải thế," Jessica Werthmann, đồng tác giả của nghiên cứu, nói. "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi kết quả là hoàn toàn ngược lại".

https://baomai.blogspot.com/
Một nghiên cứu tương tự trong những năm 1970 đã yêu cầu người nói tiếng Anh thực hiện một thử nghiệm phát âm tiếng Thái sau khi uống rượu

Kết quả này nhấn mạnh điều mà nhiều nhân viên người nước ngoài biết từ kinh nghiệm của họ với các đồng nghiệp. Như Kate Price, một người Anh sống ở Berlin, giải thích về việc nói tiếng Đức: "Rõ ràng là có đường parabol, một chén rượu, thấy tự tin hơn; hai chén, cảm thấy lưu loát; nhưng ba chén, chắc chắn bắt đầu trượt dốc sang phía bên kia của đường cong".

Tuy nhiên các tác giả của nghiên cứu này vẫn thận trọng để đưa ra những kết luận bao quát. 
Đây là một nghiên cứu nhỏ, những phát hiện của nó cần được lập lại. Werthmann đặt câu hỏi liệu họ có được kết quả tương tự với các ngôn ngữ không liên quan chặt chẽ như tiếng Hà Lan và Đức.

"Điều mà chúng tôi tìm thấy là rượu có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc phát âm," bà giải thích.

"Chúng tôi đã nói đùa ... có thể người Đức say nói lại giống như người Hà Lan hơn".

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng một cuộc thí nghiệm tương tự được thực hiện vào những năm 1970 đã yêu cầu người Anh thực hiện một bài kiểm tra phát âm bằng tiếng Thái, một ngôn ngữ mà họ không có kinh nghiệm. Kết quả cũng nhấn mạnh rằng một đồ uống có cồn có thể dẫn đến việc phát âm tốt hơn với ngôn ngữ thứ hai.

Sự lo ngại

Trong khi rượu làm giảm sự tập trung, kỹ năng nhận thức và kỹ năng vận động, nó đồng thời lại làm giảm sự kiềm chế. Và sự lo ngại thường là điều làm nhiều người líu (bị chặn) lưỡi khi định nói tiếng nước ngoài.

https://baomai.blogspot.com/

"Một khả năng là kết quả của chúng tôi là do tác dụng giảm căng thẳng của rượu," Fritz Renner, một đồng tác giả của nghiên cứu Maastricht, nói. "Người ta có thể thoải mái hơn một chút khi nói tiếng nước ngoài và cảm thấy ít lo lắng hơn".

Antje Rebecchi, một giảng viên tiếng Đức tại Đại học New York Berlin, đã dạy cho sinh viên nước ngoài ở thủ đô Đức trong mười bốn năm. Bà tin rằng sự lo lắng đóng một vai trò quyết định.

https://baomai.blogspot.com/

"Sự lo lắng là khó khăn lớn nhất mà những người học ngoại ngữ phải đối mặt," bà nói. "Người ta không muốn bị mất kiểm soát, mắc lỗi, và phải xấu hổ. Đó là một vấn đề mất an toàn. Nhiều người nghĩ rằng những âm thanh kỳ lạ mà họ phát ra bằng tiếng nước ngoài làm cho họ cảm thấy ngớ ngẩn. Nếu bạn tạo ra một bầu không khí thoải mái trong lớp học, nơi bạn có thể cười chính mình- thông qua ca hát, chơi trò chơi, hoặc vui đùa - thì việc học ngoại ngữ sẽ tiến nhanh. Và bạn có thể có được cách vui vẻ đó mà không cần tới cồn!"

https://baomai.blogspot.com/
Rượu làm thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh, tức các thể truyền tin gửi tín hiệu đến cơ thể mà nó kiểm soát quá trình nghĩ, hành vi và cảm xúc

Như vậy, rượu làm giảm lo lắng một chút, nhưng nó có làm cho bạn dũng cảm hơn không? Nghiên cứu Maastricht rốt cuộc xem xét "lòng dũng cảm Hà Lan". Renner nói rằng rượu, đáng ngạc nhiên, không làm tăng tự tin.

Trước khi uống rượu, nhóm học sinh được yêu cầu tự đánh giá mức độ tự tin, và những người say rượu không nói rằng họ cảm thấy dũng cảm hơn. Họ có lẽ chỉ cảm thấy bớt lo lắng hơn.
"Chúng tôi bắt đầu với ý tưởng rằng người ta chỉ nghĩ rằng họ khá hơn nhưng thực ra là họ kém đi," Renner nói. "Cuối cùng, chúng tôi đã đặt vấn đề nghi ngờ 'lòng dũng cảm Hà Lan'.

Nghiên cứu không cho thấy người ta có được lòng dũng cảm Hà Lan, mà là ngược lại. Sự tự nhận thức của họ không bị ảnh hưởng bởi việc uống rượu."

Nói cách khác? Việc nói ngoại ngữ được cải thiện, có lẽ là do sự giảm mức độ lo lắng, nhưng mức độ tự tin, ngạc nhiên thay, lại không tăng.

Không phải là một yếu tố tăng hiệu quả

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu Hà Lan nói ngay rằng rượu không nên coi là yếu tố làm tăng kết quả thực hiện. Đó là điều mà Jonathan Howland, giáo sư y khoa cấp cứu tại Trung tâm Y khoa Đại học Boston, tác giả của hàng chục nghiên cứu về rượu tại nơi làm việc, đồng ý.

https://baomai.blogspot.com/

Nghiên cứu của Howland đã xem xét tác động của sự nhiễm độc đối với kết quả làm việc. Một nghiên cứu đã xem xét cách sinh viên hàng hải điều khiển con tàu biển mô phỏng khi chịu ảnh hưởng của rượu. Howland cho rằng chữ "lòng dũng cảm Hà Lan" đồng nghĩa với tự lừa mình.

"Trong nghiên cứu với các sinh viên hàng hải, có hai điều xảy ra," ông nói. "Một là họ đã làm kém hơn nhiều khi có rượu so với những người dùng giả dược (không rượu). Hai là, những người đã dùng rượu thực tế nghĩ rằng họ làm tốt hơn trước đó. 'Lòng dũng cảm Hà Lan' là như vậy đấy . 'Lòng dũng cảm Hà Lan' nghĩa là, theo tôi nghĩ, rượu làm cho ta tưởng ta làm tốt hơn điều ta đang làm."

https://baomai.blogspot.com/
Các giáo viên nói rằng sự lo lắng có thể là rào cản lớn nhất để nói thông thạo ngôn ngữ thứ hai vì sinh viên lo lắng những âm thanh lạ làm cho họ cảm thấy mình ngớ ngẩn

Renner, ở nghiên cứu này của Maastricht, lại không muốn đi sâu quá nhiều về mối liên quan giữa rượu và hiệu quả công việc. "Chúng tôi không muốn đánh giá thấp tác động tiêu cực đã được thiết lập của việc dùng rượu," ông nói. "Những tác động nói trên chắc chắn lớn hơn bất kỳ tác động ngắn hạn có tiềm năng tích cực nào mà chúng ta tìm thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thông điệp không phải là rượu là một chất tăng cường hiệu năng cho một ngôn ngữ. Tốt hơn nhiều là nên học tập chăm chỉ, đi ra ngoài và nói chuyện với người dân địa phương trong quán bar, uống rượu hoặc không."




Joseph Pearson

https://baomai.blogspot.com/

Con mang một nửa dòng máu Việt
VN cần trình giấy phép mua vi cá mập ở Chile
Đón xe bus, đi đánh bài...
Mò sò vi cá vỗ mông
Tình yêu tuyệt vọng
Không chỉ có vi cá mập, mò sò, vỗ mông...
Có nên kỳ vọng vào con cái?
Vi cá mập trên mái Tòa Đại Sứ CSVN ở Chile
Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại với dự luật chi tiêu t...
Người về từ đại dương
Đầu năm Chó nói chuyện Chồn
Đầu năm chó Bác chúc xuân
Đài Loan phanh phui đường dây trộm cắp của người V...
Văn công Bắc Triều Tiên và ngoại giao văn nghệ
Phản đối thái độ của TĐS_VC tổ chức Tết Mậu Tuất t...
Chín người… một ý
Nội Mông: Có thể chín người… một ý không?
Facebook gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam?
Nơi sản sinh ra máy bay không người lái
Những cuốn sách về chủ đề hoàn thiện bản thân

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.