Pages

Monday, April 22, 2019

Thỏa thuận thương mại sẽ không kết thúc cạnh tranh Mỹ-Trung?

BM
Hai tổng thống lãnh đạo hai mô hình kinh tế rất khác biệt

Một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, nếu đạt được, cũng khó có thể chấm dứt sự cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ kinh tế.

Cả hai bên trong năm qua đã chiến đấu trong một cuộc chiến thương mại với những hậu quả tai hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng nhiều người cho rằng tranh chấp của họ vượt xa lãnh vực thương mại - nó đại diện cho một cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai quan điểm thế giới rất khác nhau.

Đạt được thỏa thuận hay không, cạnh tranh hai bên được dự kiến sẽ chỉ mở rộng hơn và trở nên khó giải quyết hơn.

"Chúng ta đã bước vào một tình trạng bình thường mới, trong đó cạnh tranh địa chính trị Mỹ và Trung cộng đã tăng cường và trở nên rõ ràng hơn". Ông Michael Hirson, giám đốc châu Á tại công ty tư vấn Eurasia Group nhận định.

"Thỏa thuận thương mại sẽ kiểm kiềm chế một giai đoạn của cuộc đấu tranh quyền lực Mỹ - Trung, nhưng chỉ là tạm thời và có hiệu lực hạn chế."

BM
  
Theo giới phân tích, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng có thể sẽ diễn ra tiếp theo trong những lĩnh vực công nghệ quan trọng, khi cả hai bên cùng đang cố gắng biến mình thành nhà lãnh đạo công nghệ của thế giới.

Các vấn đề xoay quanh chuyển giao công nghệ là chìa khóa trong cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những tháng gần đây.

"Hiện mỗi quốc gia đang nhận ra một cách chính xác rằng sự thịnh vượng, giàu có, an ninh kinh tế, an ninh quân sự của họ sẽ liên quan đến việc giữ được lợi thế công nghệ", Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu tại Tổ chức tư vấn thương mại toàn cầu Hinrich Foundation nói.

Cuộc chiến công nghệ

BM

Nhiều người nói rằng cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đã diễn ra - và người khổng lồ công nghệ Trung cộng Huawei đang ở tâm điểm cuộc chiến này.

Huawei gần đây là trọng tâm của sự giám sát mạnh mẽ của quốc tế, với việc Mỹ và các quốc gia khác lên tiếng cảnh báo mối lo ngại ngày càng gia tăng về an ninh đối với các sản phẩm của công ty.

Hoa Kỳ đã hạn chế các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của Huawei và đã khuyến khích các đồng minh xa lánh Huawei.

Úc và New Zealand đều đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng 5G thế hệ tiếp theo.

BM
Hoa Kỳ cáo buộc Huawei hoạt động gián điệp trong khi Huawei nói công ty độc lập với chính phủ Trung cộng

Nhưng Huawei nói rằng họ hoạt động độc lập với chính phủ Trung cộng. Người sáng lập ra Huawei, Ren Zhengfei nói với BBC vào tháng Hai rằng công ty của ông sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ hoạt động gián điệp nào.

Tranh chấp đã gây sốt với vụ bắt giữ con gái của người sáng lập vào tháng 12 và gần đây là vụ kiện của Huawei chống lại chính phủ Mỹ.

Huawei cũng đã phát động một cuộc tấn công về mặt quan hệ cộng đồng, đặt một quảng cáo toàn trang trên tờ Wall Street Journal nói với người Mỹ rằng đừng "tin tất cả những gì bạn nghe".

"Cụm từ 'chiến tranh lạnh' được sử dụng quá mức trong bối cảnh căng thẳng chung giữa Mỹ và Trung cộng, nhưng những từ này ngày càng chính xác trong việc mô tả sự cạnh tranh công nghệ của họ," ông Hirson nói.

Tranh chấp về Huawei là "triệu chứng của cuộc cạnh tranh địa chính trị tăng cường này", ông nói thêm.

"Sự cạnh tranh này khó giải quyết hơn nhiều so với các vấn đề thương mại thuần túy."

Đầu đuôi câu chuyện

BM
  
Lo ngại của Mỹ về Trung cộng gia tăng trong những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng ngày càng lên của Trung cộng trên toàn thế giới.

Sáng kiến khổng lồ Vành đai và Con đường của Trung cộng, các kế hoạch Made in China 2025 và tầm quan trọng ngày càng tăng của các công ty như Huawei và Alibaba đã góp phần vào những nỗi quan tâm đó.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã tóm tắt tâm trạng này trong một bài phát biểu vào tháng 10, nói rằng Trung cộng đã chọn "xâm lược kinh tế", thay vì "quan hệ đối tác lớn hơn" khi nước này mở cửa nền kinh tế.

Hy vọng Trung cộng sẽ nắm lấy một mô hình giống phương Tây hơn đã nhường chỗ cho một thừa nhận rằng nền kinh tế Trung cộng đã bùng nổ cùng với một hệ thống do nhà nước điều hành, chứ không phải là mặc dù vậy.

"Trung cộng đã tỏ lộ tham vọng của họ rõ ràng hơn nhiều trong vài năm qua," Andrew Gilholm, cố vấn giám đốc phân tích về Trung cộng tại cơ quan Control Risks.

"Do đó, không ai tưởng tượng rằng Trung cộng sẽ theo mô hình dân chủ tự do phương Tây, hoặc hội tụ hướng tới nền kinh tế thị trường theo cách mà mọi người hy vọng vài năm trước."

BM
Xuất khẩu Trung cộng gia tăng mạnh mẽ trong hai thập niên

Một số nhà phân tích nghĩ rằng một sự tách biệt giữa hai bên là điều không thể tránh khỏi.

Hệ thống khác nhau của hai quốc gia luôn khiến họ trở nên lúng túng trong nền kinh tế toàn cầu, trong khi xung đột giữa các nước hiện đang là cường quốc và các nước đang trỗi dậy rất phổ biến trong lịch sử.

"Những gì chúng ta đang phải đối diện ở đây là sung khắc giữa kinh tế thị trường tự do truyền thống, kinh tế thương mại tự do, nguyên tắc đồng thuận của Washington so với - lần đầu tiên - một nền kinh tế lớn, tinh vi về công nghệ, được quản lý tập trung và theo một bộ quy tắc khác," ông Olson nói.

Chuyện gì sẽ xảy ra?

BM
  
Khi cuộc đua công nghệ tăng thêm tốc độ, giới phân tích hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp phi thuế quan để đẩy lùi Trung cộng.

Hạn chế đầu tư của Trung cộng vào Mỹ, hạn chế khả năng các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ sang Trung cộng và tạo áp lực hơn nữa với các công ty Trung cộng là tất cả các công cụ có thể được sử dụng, họ nói.

"Các biện pháp phi thuế quan không nhận được sự chú ý từ thị trường như biện pháp áp thuế, một phần vì tác động của chúng khó định lượng hơn, nhưng biện pháp áp thuế có thể gây tác động sâu rộng", ông Hirson nói.

Một luật mới của Mỹ được thông qua năm ngoái có thể tạo điều kiện cho việc đẩy lùi này.

BM

Luật này tăng cường sức mạnh cứu xét của chính phủ - và có khả năng ngăn chặn - các thỏa thuận kinh doanh liên quan đến các công ty nước ngoài bằng cách mở rộng loại thỏa thuận có thể được xem xét bởi Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS).

Ủy ban sẽ cứu xét các khoản đầu tư nước ngoài xem liệu chúng có gây rủi ro cho an ninh quốc gia hay không.

Năm ngoái, ngay cả trước khi luật mới được thông qua, một thỏa thuận cao cấp liên quan đến việc bán công ty chuyển tiền MoneyGram có trụ sở tại Hoa Kỳ cho công ty thanh toán kỹ thuật số Ant Financial của Alibaba đã sụp đổ khi các công ty không nhận được sự chấp thuận cần phải có từ CFIUS.

Một tương quan Mỹ-Trung mới?

Quan hệ Mỹ-Trung từ đây sẽ phát triển ra sao phụ thuộc một phần vào loại thỏa thuận thương mại mà họ đi đến.

Cùng phải đối phó với gánh nặng của tình trạng thuế quan ăn miếng trả miếng, cả hai bên tỏ ra sẵn sàng nói chuyện kể từ khi đồng ý thỏa thuận đình chiến vào tháng 12.

BM
Tổng thống Trump có những tuyên bố mạnh mẽ về chiến tranh thương mại với Trung cộng

Nhưng giới phân tích cho rằng mối quan hệ giữa hai gã khổng lồ có lẽ sẽ khác đi trong tương lai bất kể mọi thỏa thuận thương mại nào hai bên sẽ đạt được.

Họ có thể có "một mối quan hệ hoàn toàn hợp tác, hưng thịnh, cùng có lợi" trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng đặt ra những rào cản ở những lãnh vực khác trong những gì ông Olson mô tả là "sự tách rời có chọn lọc".

Một số khu vực có thể được rào lại sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là những khu vực liên quan đến công nghệ, ông nói.

"Huawei sẽ có bao giờ có thể tham gia vào việc xây dựng mạng 5G ở Hoa Kỳ ở một tầm vóc quan trọng không? Có vẻ đó là điều không thể."



Ana Nicolaci da Costa

BM

Thủ phạm là một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Sri Lanka
Chuyện thường ngày ở Mỹ
Tỷ phú Đan Mạch mất 3 người con vì đánh bom ở Sri Lanka
Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?
Đi du lịch, hưởng thụ quá nhiều sẽ thấy chán?
Hơn 200 người thiệt mạng ở Sri Lanka
Vì sao không nên dùng len cashmere, đồ nỉ và vải cotton
TC và VN gần chạm đáy 180 nước về tự do báo chí của RSF
Mỹ nhân trong phim "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà Paris"
Bộ phim về giới đấu tranh thảm họa Formosa “Sợ???”
Làm sao để không 'mù loà' trong cảm xúc vì ấn tượng ban đầu
Báo cáo Mueller cuối cùng đã công bố. Chuyện gì kế tiếp?
Notre Dame de Paris, khi một linh hồn vĩnh viễn ra đi
Nhà thờ Đức Bà Paris đứng vững, các bảo vật vẫn an toàn
Các tỷ phú Pháp góp 450 triệu Mỹ kim sửa chữa Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà ở Paris ý nghĩa thế nào với người Pháp?
Vụ hỏa hoạn Notre Dame Paris
Cháy lớn ở Nhà thờ Đức Bà Paris
Trung tá Elizabeth Phạm _ nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18
Vở kịch 'Saigon' về Việt Kiều tại Pháp gây tiếng vang

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.