Pages

Thursday, August 15, 2019

Quy định lãnh trợ cấp không được thẻ xanh gây tranh cãi

BM
Các nhà bảo thủ từ lâu bày tỏ quan ngại về việc dân nhập cư được tiếp cận những phúc lợi công cộng dành cho công dân Mỹ vì họ cho rằng việc này làm cạn kiệt nguồn lực và là gánh nặng lên vai người thọ thuế Mỹ.

Chính quyền Mỹ đầu tuần này loan báo chính sách mới không cho phép di dân đang cư trú tại Mỹ nhận thẻ xanh nếu họ không hội đủ tiêu chuẩn về thu nhập hoặc lãnh phúc lợi xã hội như bảo hiểm sức khỏe, tem phiếu thực phẩm, hay tiền hỗ trợ nhà ở.

Kế hoạch chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10 tới đây nhằm ngăn chặn những người nước ngoài có thể trở thành ‘gánh nặng xã hội’ kéo đến Mỹ, lưu lại và trở thành thường trú nhân vĩnh viễn.

BM

Những người ủng hộ nói quy định mới đảm bảo rằng những người nhập cư có khả năng tự túc, không phụ thuộc vào nguồn lực chính phủ mà dựa vào khả năng bản thân cũng như nguồn lực của các thành viên gia đình, người bảo lãnh, hay các tổ chức tư nhân trong khi giới hoạt động cho rằng chính sách mới nhắm mục tiêu một cách bất công vào những di dân nghèo.

Theo quy định mới, giới hữu trách di trú sẽ được phép săm soi kỹ đương đơn xin thẻ xanh, xem họ có sử dụng một số chương trình từ tiền thuế để xác định người này có thể trở thành ‘gánh nặng xã hội’ hay không.

Một người bị xem là ‘gánh nặng’ khi lãnh từ một loại trợ cấp xã hội trở lên, trên một năm, trong bất kỳ khung thời gian 36 tháng nào.

Quy định mới bắt nguồn từ Đạo luật Di trú năm 1882 vốn cho phép chính phủ Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho bất kỳ ai có khả năng trở thành một ‘gánh nặng cho chính phủ.’

BM
 
Đa số dân nhập cư không đủ điều kiện nhận các chương trình trợ cấp chủ yếu cho đến khi nào có được thẻ xanh, tức quy chế thường trú nhân hợp pháp. Tuy nhiên, quy định mới do Bộ An ninh Nội địa loan báo hôm 12/8 đã mở rộng định nghĩa ‘gánh nặng xã hội’ với nhiều loại trợ cấp hơn hầu loại bỏ nhiều đương đơn hơn nữa. Các phúc lợi xã hội đó bao gồm trợ cấp thu nhập tiền mặt như SSI, Chương trình hỗ trợ tạm thời cho gia đình cơ nhỡ, Chương trình trợ cấp dinh dưỡng bổ sung – SNAP, hầu hết các hình thức bảo hiểm sức khỏe Medicaid, và nhiều chương trình phụ cấp tiền nhà.

Luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho VOA biết quy định mới không áp dụng cho thường trú nhân hợp pháp đang nộp đơn xin thi nhập tịch Mỹ và không ảnh hưởng tới các chương trình nhập cư nhân đạo dành cho người tị nạn, cũng như có những ngoại lệ đối với nạn nhân bị buôn người hay bị bạo hành gia đình.

BM

Các nhà bảo thủ từ lâu bày tỏ quan ngại về việc dân nhập cư được tiếp cận những phúc lợi công cộng dành cho công dân Mỹ vì họ cho rằng việc này làm cạn kiệt nguồn lực và là gánh nặng lên vai người thọ thuế Mỹ.

Chị Thủy Nguyễn, một người Việt vừa cùng gia đình sang Mỹ định cư theo diện đầu tư, cho biết chị hoàn toàn ủng hộ việc siết chặt nhập cư đối với người dùng phúc lợi xã hội bởi, theo chị, điều đó hoàn toàn không công bằng đối với những người đóng thuế tại Mỹ.

“Mặc dù là một người mới tới Mỹ thôi, nhưng theo tôi thì ở một góc độ nào đấy thì việc siết chặt nhập cư đối với những người sử dụng phúc lợi xã hội của Tổng thống Trump là tôi ủng hộ.

BM
“Tôi không nghĩ là nó công bằng đối với những người dân Mỹ phải đi làm đóng thuế và trả tiền cho những người dân nhập cư vào nước Mỹ. Vì thế điều mà chúng tôi làm chỉ là thực hiện luật di trú đã có từ rất nhiều năm trước đây.”

Vì không lý gì để những người nhập cư không có khả năng hoặc không muốn lao động được hưởng phúc lợi như những người lao động đóng thuế để xây dựng lên những phúc lợi đó. Ví dụ như tôi đi làm và phải đóng mức thuế khá cao nhưng tôi cũng chỉ được hưởng như những người không đi làm, không chịu lao động thì điều đó là không công bằng,” chị Thủy nói.

Tuy vậy, rất nhiều người cũng lo lắng rằng những quy định mới về việc cấp thẻ xanh này sẽ ngăn cản những người nhập cư được sử dụng các dịch vụ theo quyền lợi của họ. Nhiều người lo sợ con cái mình không được tham gia vào những chương trình chăm sóc sức khỏe cần thiết, các chương trình học đường, chương trình dinh dưỡng trẻ em, như chia sẻ của chị Lan Đỗ, một thường trú nhân tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia.

BM
  
“Mặc dù tôi không rơi vào đối tượng của Tổng thống Trump vì mình không giàu nhưng cũng không nghèo tới nỗi phải xin các phúc lợi xã hội nhưng tôi vẫn thấy lo lắng vì có nhiều người không đủ khả năng lao động họ sẽ không thể có được những trợ cấp để giúp họ ổn định cuộc sống. Và khi chính sách này được thực thì thì trẻ con dù không phải là đối tượng trực tiếp nhưng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chính sách này”.

Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật và Y học quốc gia Hoa Kỳ, vào năm 2017 có 5,5% hộ nhập cư có trẻ em nhận hỗ trợ tiền mặt so với 6,3% hộ gia đình người Mỹ bản địa; có 4% hộ nhập cư sử dụng trợ cấp gia cư so với 5% hộ gia đình người bản địa; nhưng gần 46% hộ nhập cư dùng Medicaid so với 34% hộ gia đình người bản địa.

BM
  
Thống kê cho thấy có khoảng 800 ngàn thẻ xanh được cấp trong năm 2016. Viện Nghiên cứu Chính sách Di cư cho biết theo hệ thống mới, hơn một nửa số người xin thẻ xanh qua dạng gia đình bảo lãnh sẽ bị từ chối.



Nguyễn Lại

BM
Mỹ bao vây TC ba mặt
TT Trump _ Mệt mỏi với người nhập cư
Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo vì lo suy thoái kinh tế
Hãy bầu cho Trump _ để thấy Tàu cộng dãy chết từ Kinh Tế đến Quân Sự
Vì sao giới trẻ Đức không thích nghề bán thịt
Giới chức của Trump sửa câu thơ trên Nữ Thần Tự do để bảo vệ luật di dân
Một cuối tuần đầy máu lửa
Video _ NTM thứ 42 tại Carthage Missouri 2019
Tham vọng của các mạng xã hội Việt Nam thay thế Facebook
Những người tại Florida nêu lý do muốn Trump thắng cử 2020
Có nên dùng cách nghiên cứu của Đức Quốc Xã nếu cứu được người?
LS người Mỹ gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới
Trump hy vọng tình hình tại Hong Kong kết cục ‘vì tự do’
Hình ảnh hỗn loạn tại sân bay ở Hong Kong
Hàng không mẫu hạm Mỹ vô địch
Sex và tình báo Xô Viết
Sử dụng kem chống nắng có an toàn không ?
CNXH quái thai buộc Donald Trump phải xuống tay “Dứt nọc”
Vì sao tôi dịch hết các tweets của ông Trump ra tiếng Trung?
Đà Lạt biến thành sông do nhà kính phủ trắng đồi ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.