Pages

Thursday, April 22, 2021

Giải quyết khéo léo những mâu thuẫn trong gia đình

 image

Bạn không thể hòa hợp với một người không muốn hợp tác với bạn đúng không? Hay là bạn có thể?


Marsha đến phòng làm việc của tôi. Cô ấy rất giận dữ vì người chồng Roger của mình. Cô ấy nói rằng anh ấy bị ám ảnh bởi chiếc xe mới, đến nỗi không thèm ngó ngàng gì tới vợ con. “Anh ấy làm việc cả tuần và ra ngoài mỗi thứ Bảy cùng bạn bè bằng chiếc xe ngớ ngẩn ấy rồi dành gần hết Chủ nhật để lau chùi nó. Tại sao chiếc xe ấy lại quan trọng thế? Mình hối hận vì đã đồng ý mua nó! Tồi tệ nhất là Roger còn chẳng nói chuyện với mình về chiếc xe đó. Anh ấy nói mình luôn tức giận, nhưng mình không thể một mình giải quyết chuyện này!”

 

Marsha có đúng không? Rằng bạn sẽ không thể sống hòa thuận với những người như Roger?


image


Thực ra, cách suy nghĩ này sẽ khiến chúng ta yếu thế trong một mối quan hệ và biến chúng ta thành nạn nhân của việc người khác sẵn sàng hay không sẵn sàng hợp tác với chúng ta. 

 

Sự thật là bạn có đủ khả năng để tự điều chỉnh các mối quan hệ của mình. Tôi không nói rằng điều này là dễ dàng. Nó cần tư duy chiến lược, khả năng bao dung những tình huống “bất công” và cả lòng quyết tâm. Tuy nhiên, mọi người thường chọn mắc kẹt trong tình trạng khốn khổ lâu dài mà không tạm thời gạt bỏ lòng kiêu hãnh sang một bên để khiến tình huống tốt đẹp hơn.

 

Một mối quan hệ cũng giống như một trận đánh tennis 

 

image

Giống như một trận bóng tennis, mỗi người trong một mối quan hệ hành xử và phản ứng trước hành vi của người khác.

 

Mối quan hệ được hình thành từ sự hợp tác giữa hai bên. Mỗi người đều hành động và đáp lại hành động của nhau, nếu bạn thay đổi cách hành xử của mình, thì người khác không thể không thay đổi cách họ đối xử với bạn. Hãy tưởng tượng rằng một mối quan hệ cũng giống như một trận tennis. Nếu bạn đánh một cú thấp thì đối thủ của bạn sẽ lao đến và đánh trả lại bạn.

 

Nhưng nếu bạn đánh qua đầu họ thì họ sẽ lùi lại. 


image


Có thể bạn sẽ phản đối rằng: “Đối thủ của tôi thậm chí còn không muốn chơi trận đấu. Họ cứ để quả bóng bay sang thôi”. Miễn là các bạn vẫn còn liên lạc với nhau thì các bạn không thể nào không tác động lẫn nhau. 

 

Khi chúng ta làm điều gì đó với người khác, phản ứng của họ tương đối dễ đoán. Ví dụ, nếu bạn thể hiện rằng mình đang lắng nghe họ và thật sự quan tâm tới những gì họ nói, họ sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn. Nếu bạn công nhận họ, họ thậm chí còn cảm thấy gần gũi và tin tưởng bạn. Nếu bạn mắng mỏ và chỉ trích họ, họ sẽ tạo khoảng cách và xây một bức tường. Nếu bạn giận dữ và hét vào họ, họ sẽ làm theo điều bạn muốn nhưng họ sẽ tăng trưởng sự oán hận và tìm cách báo thù bạn. Nếu bạn phớt lờ họ, họ sẽ tìm người khác để thân thiết. 


image


Trong ví dụ của chúng ta, Marsha cảm thấy bị tổn thương vì Roger ngày càng dành ít thời gian cho cô ấy, và cô ấy phản đối bằng cách mắng mỏ Roger. Roger phản ứng bằng cách tạo thêm nhiều khoảng cách và từ chối bàn luận về chủ đề mà thường dẫn đến tranh cãi này.

 

Chúng ta có thể làm gì?

 

Bạn muốn chuyển từ trạng thái chịu đựng một cách bị động sang chủ động gây dựng mối quan hệ với người khác không? Nó phụ thuộc vào cách bạn muốn thay đổi mối quan hệ của mình. Bạn cần phải tìm hiểu những động lực tạo nên mối quan hệ của bạn hiện tại, biết được những gì bạn thật sự muốn, lập kế hoạch để thay đổi, bắt đầu kế hoạch, đánh giá kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn có thể làm theo những chỉ dẫn dưới đây. 


image


Suy nghĩ về tình trạng mối quan hệ hiện tại của bạn. Tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau: Điều gì đã xảy ra giữa hai người? Bạn cảm thấy thế nào về đối phương? Họ cảm thấy thế nào về bạn? Làm thế nào bạn biết đó là cảm xúc của họ? Có khả năng nào khác không? Các bạn đối xử với nhau thế nào? Không nên để thành kiến hoặc cảm xúc ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức hay khiến bạn mù quáng trước thực tế. Để mọi chuyện thay đổi tích cực, bạn cần phải chấp nhận sâu sắc rằng bạn đang ở đâu. Họ sẽ trả lời những câu hỏi này thế nào? Bạn có thể hỏi họ nếu họ sẵn sàng trả lời. 

 

Hãy suy nghĩ xem cách bạn muốn mối quan hệ này. Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Tôi muốn mối quan hệ này khác đi như thế nào? Đối phương sẽ hành xử khác biệt ra sao nếu điều này xảy ra? Tôi sẽ làm gì khác đi? Cảm xúc của hai người về nhau sẽ thay đổi thế nào? Làm cách nào tôi chắc chắn rằng sự thay đổi tôi muốn sẽ xảy ra? 


image


Đề ra một chiến lược. Hãy trả lời các câu hỏi sau cho chính bạn. Tôi đã làm những gì mà góp phần tạo ra vấn đề trong mối quan hệ của mình? Điều gì khiến tôi tiếp tục hành vi đó, mặc dù nó đi ngược lại những gì tôi muốn? Tôi có thể thực hiện những hành động nào để bắt đầu chuyển mối quan hệ theo hướng mà tôi quyết định? Có vô vàn cách thức để thực hiện điều này.

 

Nếu bạn không chắc chắn phải làm gì, hãy thực hiện một số nghiên cứu, chủ động hỏi đối phương xem họ nghĩ cách nào sẽ có tác dụng hoặc nhờ chuyên gia trợ giúp nếu cần.

 

Hãy sẵn sàng trở thành người thay đổi trước. Thông thường, chúng ta không muốn thay đổi trước vì chúng ta cảm thấy điều đó thật bất công và chúng ta nghĩ rằng người kia mới cần thay đổi. Chúng ta cảm thấy chúng ta đang thất thế. Tuy nhiên, suy nghĩ này sẽ khiến bạn bị mắc kẹt. Bạn sẽ mất sức mạnh và sự ảnh hưởng khi đợi người khác hành động trước. Hãy cố gắng thay đổi và coi đó là vì sự phát triển của cá nhân bạn, thay vì đợi người khác làm. 


image


Nếu bạn muốn yêu cầu điều gì từ người khác, thì hãy thẳng thắn và rõ ràng. Mọi người thường đòi hỏi một cách gián tiếp hay đơn giản là chỉ trích người khác vì đã không làm vậy. Ví dụ, thay vì nói “Anh chẳng bao giờ gọi cho em cả!” thì hãy nói “Em thực sự muốn anh gọi cho em nhiều hơn, em nhớ anh và cảm thấy buồn vì chúng ta không thể gần gũi. Em thực sự quan tâm tới anh và mối quan hệ của chúng ta, và cảm thấy tốt hơn sau khi chúng ta trò chuyện.” Bạn sẽ chọn cách đối thoại nào? Chúng ta thường đòi hỏi người khác gián tiếp thông qua những lời chỉ trích vì chúng ta sợ rằng người khác sẽ từ chối chúng ta, nhưng chỉ trích sẽ phá hỏng mối quan hệ, đẩy người khác ra xa và khiến họ không muốn làm những gì chúng ta muốn, hoặc họ chỉ làm điều đó để tránh sự phàn nàn của chúng ta. 

 

Đừng bị những kỳ vọng đánh bại. Nếu những nỗ lực đầu tiên của bạn không có tác dụng, hãy đánh giá lại tình hình, điều chỉnh và thử lại một lần nữa. Bạn sẽ chỉ bị đánh bạn nếu bạn bỏ cuộc!

 

 

 

Micheal Courter _ Thiên An


image


Trực giác _ Giác quan thách thức thế giới vật chất
Tại sao Trung cộng bị ám ảnh về việc thống nhất Đài Loan?
Chợp mắt ngủ trưa một chút để thành công hơn
Bồi thẩm đoàn kết tội Derek Chauvin - 'bước ngoặt' của nước Mỹ?
Hộp sọ pha lê _ Bí ẩn cổ xưa
Phim ngắn ‘Sự Cố’ _ Lựa chọn giữa lương tâm và lợi ích
Tác hại của thói quen dùng máy tính trên giường
Sự phủ nhận cái ác _ Trường hợp của chủ nghĩa cộng sản
Những lựa chọn giúp bạn vượt qua sợ hãi
Con trai bị nứt đốt sống _ người cha vượt qua sợ hãi nhờ đức tin
Truyền thông Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Tương lai buồn của những công trình xây trên băng tan
Hai người thiệt mạng trong vụ đi xe Tesla 'không tài xế'
Khiếu hài hước giúp bạn vượt qua căng thẳng trong công việc
9 thói quen xấu khiến người khác ‘xa lánh’ bạn
Kimono _ Hanbok và Hán phục: Những nét đẹp văn hóa vượt thời gian
Sự nghiệp của Raul Castro trong hơn sáu thập kỷ
Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam?
Những bài học từ ‘Các trận chiến cuối cùng’
Lợi ích cho sức khỏe của trái kiwi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.