Pages

Friday, September 24, 2021

Khi nỗi sợ là món hàng đắt giá _ Đại dịch bán được bao nhiêu?

 BM

Một y tá chuẩn bị một liều vaccine COVID-19 Pfizer ở Wilmington, California, hôm 29/07/2021.

 

“Nếu bạn có thể tìm ra cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi người là gì, hãy cắm trại bên trong cơn ác mộng của họ… họ sẽ làm bất cứ điều gì… để thoát khỏi tình huống đó.” (Nhà tâm lý học hành vi – Tiến sĩ Wyatt Woodsmall)

 

Công ty dược phẩm thu lời hàng tỷ USD nhờ phóng đại mức nguy hiểm


BM


Ngành công nghiệp dược phẩm thế giới đã kiếm lời hàng tỷ USD thông qua việc gây ra sự hoảng sợ trên toàn cầu về đại dịch cúm H1N1 năm 2009 – ông Paul Flynn, người phụ trách Ủy ban Kiểm tra Y tế của Hội đồng Âu Châu, nghị sĩ Quốc hội Anh cho biết.

 

Năm 2009, WHO công bố H1N1 là đại dịch toàn cầu và thúc giục chính phủ các nước hãy phòng trữ số lượng lớn vaccine khi mới chỉ có vài trăm trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu ở Mexico. Kết quả của các báo cáo độc lập cho biết các công ty dược phẩm lớn đã thu được khoảng lợi nhuận khổng lồ.

 

Trong báo cáo của Paul Flynn có nêu: “Ngay từ đầu đã có thể biết rằng phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều nhẹ, thậm chí nhẹ hơn so với cúm thông thường. Khi đó nhiều người đã phỏng đoán rằng đằng sau những hoạt động này là khoản tiền rất lớn”.

 

Ông đã biên soạn một báo cáo về virus H1N1 gửi đến Hội đồng Âu Châu. Ông nói với BBC Wales’s Dragon’s Eye rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã mắc một “sai lầm khủng khiếp” khi gây ra sự hoảng loạn. “Họ [WHO] khiến cả thế giới sợ hãi với khả năng một bệnh dịch lớn đang hoành hành.”

 

Ông nói thêm: “Kết quả của việc đó là thế giới đã chi hàng tỷ tỷ bảng Anh cho các loại vaccine và thuốc chống virus sẽ không bao giờ được sử dụng. Đó là một sự lãng phí rất lớn về tiền bạc.”

 

Ông tuyên bố rằng quyết định của WHO, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc đã bị ảnh hưởng bởi các công ty dược phẩm.

 

Ông nói: “Bức tường lửa đáng lẽ tồn tại giữa lợi ích thương mại, các cơ quan dược phẩm và các nhà khoa học đã bị phá vỡ.”

 

“Chúng tôi biết những người duy nhất được hưởng lợi là các công ty dược phẩm. Họ có ảnh hưởng rất lớn trong việc định nghĩa đại dịch là gì.”

 

Ông cho biết kết quả là “các nguồn lực và ưu tiên trong dịch vụ y tế ở hàng chục quốc gia đã bị bóp méo”.


BM


Ông nói, trên toàn cầu, có hơn 15,000 người chết do virus H1N1 so với 2-4 triệu ca tử vong đã được WHO dự đoán. “Sai lầm khi nói rằng đây là dạng bệnh cúm nguy hiểm nhất. Nó tạo ra tình trạng mua quá mức không cần thiết”.

 

Ông Flynn giải thích: Trong khi Vương quốc Anh đã chi 500 triệu bảng Anh cho các loại thuốc chống virus mà giờ đây sẽ không bao giờ được sử dụng, Ba Lan không chi tiêu gì cả.

 

Vương quốc Anh đã đặt hàng 90 triệu liều vaccine H1N1 và 4.63 triệu liều đã được sử dụng ở Anh. Theo số liệu chính thức, vaccine và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng đã tiêu tốn của xứ Wales 35 triệu bảng Anh.

 

Các số liệu đã chứng minh về sự báo động quá mức này: Ở Vương quốc Anh tổng cộng 360 người chết so với dự báo 65,000 người; Chính phủ Pháp ban đầu đặt 94 triệu liều vaccine sau đó hủy bỏ hợp đồng 50 triệu. Chỉ có 312 người chết, tại một nước nhỏ 10 triệu dân như Hungary, chính phủ cũng đặt mua tới 4 triệu liều vaccine.

 

Ước tính các công ty dược phẩm đã thu lời khoảng 10 tỷ USD từ vụ bán vaccine này trong một đại dịch chưa bao giờ tồn tại.

 

Kinh doanh dựa trên sự sợ hãi


BM

Pfizer dự báo doanh thu khoảng 15 tỷ USD từ vaccine COVID-19 cho năm 2021


Fear Marketing – Tiếp thị dựa trên nỗi sợ hãi có thể được hiểu là việc sử dụng nỗi sợ hãi của người tiêu dùng để thúc đẩy họ mua một sản phẩm hoặc đóng góp cho một mục đích nào đó. 


Sử dụng nỗi sợ hãi trong tiếp thị có từ những năm 1920, khi Listerine tạo ra sản phẩm nước súc miệng. Vào những năm 1920, người dân không hề có thói quen sử dụng các sản phẩm khử mùi (bao gồm nước súc miệng). Vì thế, Listerine tung ra một chiến dịch marketing đầy “ám ảnh” về nỗi sợ hôi miệng để tạo ra thị trường của riêng mình.

BM
Quảng cáo nước súc miệng Listerine năm 1925.

Một trong những mẫu quảng cáo “thành công” nhất thường đi kèm hình ảnh một phụ nữ trẻ ủ rũ với tiêu đề như: “Đã nhiều lần làm phù dâu… nhưng chưa bao giờ được làm cô dâu”.


Mẫu quảng cáo này thành công đến mức mọi người trở thành “nô lệ” của Listerine. Doanh thu của Listerine tăng từ 115,000 USD lên tận 8,000,000 USD mỗi năm. Trước khi có Listerine, không ai quan tâm về hôi miệng, nhưng sau chiến dịch này, chỉ tính riêng Hoa Kỳ đã bỏ ra 658.4 triệu USD để phòng tránh “thảm họa” hôi miệng thế kỷ.

 

Tiếp thị dựa trên nỗi sợ hãi là một chiến lược kinh doanh nhắm vào khía cạnh tâm lý của con người, ngày càng trở thành một chiến thuật kinh doanh được ưa chuộng vì tính hiệu quả của nó. 

 

Tại sao nỗi sợ lại chi phối cách chúng ta hành động?


BM


Con người thường sống trong trạng thái căng thẳng và điều này có ảnh hưởng tới não bộ. Bộ vi xử lý cảm xúc gửi những tín hiệu báo động tới trung tâm chỉ huy não bộ, ngay lập tức quyết định hành vi của bạn. 

 

Giới khoa học đã chỉ ra rằng, khi con người cảm thấy bản thân có khả năng bị tổn thương hay phải chịu đau đớn, họ sẽ cảm nhận được mối đe dọa và sợ hãi. Từ góc độ tâm lý học, con người không muốn chịu đựng đau đớn, bởi thế nỗi sợ hãi luôn chi phối hành động của con người. Nắm bắt được tâm lý này, quảng cáo dựa trên nỗi sợ hãi xuất hiện, tạo nên những thông điệp khơi gợi sự lo lắng hay bất an, từ đó kích thích phản hồi và thúc giục khách hàng thực hiện hành động cụ thể. thúc đẩy người tiêu dùng hành động (sử dụng hàng hóa dịch vụ nào đó giúp họ thoát khỏi nỗi sợ).

 

Các nghiên cứu cho thấy mọi người ghi nhớ tốt hơn và thường xuyên nhớ lại những quảng cáo miêu tả nỗi sợ hãi hơn là những quảng cáo ấm áp hoặc lạc quan hoặc những quảng cáo không có nội dung cảm xúc .

 

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) thường được biết đến với những ý tưởng quảng cáo thông minh với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan tới môi trường. Phần lớn các quảng cáo này sử dụng nỗi sợ hãi để kích thích hành động.


BM


WWF cho thấy mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu cũng như thuyết phục những người ghé thăm website rằng họ hoàn toàn có thể giảm thiểu mối nguy này. Mục đích của WWF khi sử dụng nỗi sợ hãi là kêu gọi tài trợ. Lời kêu gọi hành động (You can make a difference) thuyết phục người xem rằng họ có thể thực hiện hành động để loại bỏ hiểm họa. 


Website hệ thống bảo mật video của Logitech (Logitech Video Security) sử dụng một tiêu đề nhắm tới nỗi sợ hãi của các bậc phụ huynh rằng con cái họ không được an toàn: “Ai đang giám sát người trông trẻ của bạn?”

 

Tiêu đề tác động trực tiếp vào nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Họ có thể tin tưởng được người giữ trẻ hay không? Nỗi sợ hãi này liên hệ cụ thể tới sản phẩm của Logitech: hệ thống video bảo mật trong nhà.

 

Marketing dựa trên nỗi sợ hãi bằng việc gây ra các phản ứng dựa trên cảm xúc. Điều này từ lâu đã được các tổ chức từ thiện và tổ chức cứu trợ sử dụng. Người xem sẽ cảm thấy sợ rằng một đứa bé có thể qua đời chỉ vì bản thân bạn không góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 


BM


Trên website của Save the Children, hình ảnh những em bé đói khát thu hút mọi sự chú ý của người xem gây ấn tượng bằng một nỗi sợ hãi về ranh giới giữa sự sống và cái chết, và hậu quả xảy ra nếu không hành động kịp thời. Nó tác động vào lòng trắc ẩn của của người xem và gợi ý rằng họ có thể thực hiện một hành động cụ thể để giải quyết vấn đề. 


Marketing dựa trên nỗi sợ hãi không phải là chuyện hiếm. Nó được ẩn dưới những thông điệp hết sức phổ biến mà hầu hết chúng ta đều trải qua hằng ngày: nỗi sợ bỏ qua một ưu đãi/khuyến mãi/giảm giá/món hời. Cụm từ “Cơ hội cuối cùng”, “Kết thúc ngày mai!”, “Duy nhất hôm nay!”, và “Ngày cuối cùng!” là những dạng marketing dựa trên nỗi sợ hãi kinh điển, khiến người mua cảm thấy lo lắng rằng bạn sẽ bỏ lỡ ưu đãi nếu như không mua món hàng đó ngay lập tức.

 

Vì sao kinh doanh trên nỗi sợ hãi hiệu quả


BM


Trong một thế giới thừa mứa hàng hóa thì việc mua một món đồ không còn là vì cần thiết. Nếu dựa trên nhu cầu thực tế, và trong trạng thái lý trí tỉnh táo và khôn ngoan, rất có thể khách hàng không hề cần mua sản phẩm. Bởi thế các nhà marketing phải nghiên cứu kỹ thuật đánh vào cảm xúc của khách hàng, mà cảm xúc thường khiến người ta mất đi lý trí. Khi tạo ra nỗi sợ, khách hàng sẽ mua sản phẩm để giải quyết những mối lo lắng ngay cả khi nó không có thật, hoặc được phóng đại quá mức.

 

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, chúng ta thấy cơn cuồng phong của sự hoảng loạn có thế khiến các siêu thị lớn nhất cháy hàng ngay lập tức. Người ta lao đi mua sắm trong sợ hãi. Rất nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm và trở thành ngành kinh doanh kiếm lời siêu lợi nhuận: khẩu trang, thiết bị y tế, thực phẩm, thuốc men… 

 

Việc hoảng loạn đi mua đồ xuất phát từ cơ chế tâm lý để áp chế nỗi sợ hãi và tâm trạng bất an của chúng ta, một cách để khẳng định rằng mình vẫn đang kiểm soát được ở một mức độ nào đó đối với tình thế qua việc mình có hành động. Nó tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ bằng truyền thông và mạng xã hội làm cho tâm lý sợ hãi được thổi bùng lên như hiệu ứng quả bóng tuyết.


Những liệu pháp miễn phí không được tuyên truyền

 

BM

Các cửa hàng cho dân cư trong siêu thị gần như trống rỗng ở Vũ Hán, Trung cộng, hôm 12/02/2020.

 

Thực ra, đối với bất kỳ bệnh tật nào, sức đề kháng tự nhiên của con người luôn là quan trọng nhất. Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Dùng thuốc để trị bệnh là hạ sách. Thượng sách là không dùng thuốc mà trị được bệnh, giữ được sức khỏe.”

 

Còn ông tổ của Y khoa hiện đại William Osler thì khẳng định: “Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của người thầy thuốc là giáo dục dân chúng không dùng thuốc”


BM

Đối với bất kỳ bệnh tật nào, sức đề kháng tự nhiên của con người luôn là quan trọng nhất

 

Nhưng chúng ta không hề nghe thấy liệu pháp không dùng thuốc được tuyên truyền rộng rãi, bởi đơn giản là… nó không sinh ra tiền. Thiền định, vận động nhẹ nhàng ở nơi thoáng khí, giữ tâm thái lạc quan, cầu nguyện trong bình yên, là những cách miễn phí để đối diện với thảm họa hữu hiệu hơn bất kỳ sự hoảng loạn y tế nào, nhưng những liệu pháp ‘0 đồng’ đó không được khuyến khích, bởi vì nỗi sợ mới giúp nhà sản xuất hái ra tiền. Nỗi sợ khiến người ta chạy theo những phương cách giải thoát từ bên ngoài thay vì tìm kiếm giải pháp nơi chính mình.

 

Không có gì dễ bán hơn nỗi sợ

 

Năm 2009, cả thế giới từng run rẩy trước thông tin dịch cúm A/H1N1 hoành hành toàn cầu, nhiều bệnh nhân thiệt mạng. Các quốc gia Âu Châu giàu có như Pháp, Anh, Hà Lan… dốc ngân sách chi hàng tỷ Euro mua vaccine chống cúm và thuốc điều trị Tamiflu. Cuối cùng, sau khi điều tra cặn kẽ, người ta mới ngã ngửa khi biết rằng quy mô của “đại dịch” không hề lớn như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên truyền.

 

Kết quả là vài triệu liều vaccine và thuốc Tamiflu bị tồn kho. Sự việc lớn đến mức các chuyên gia y tế Âu Châu cáo buộc WHO nhận tiền của các hãng dược, thổi phồng nguy cơ dịch cúm A/H1N1 để bán thuốc kiếm lời. Mặc dù, WHO đã nhanh chóng bác bỏ cáo buộc trên, thế nhưng đến ngày nay sự thật của vấn đề vẫn là một dấu hỏi lớn. Chỉ biết rằng các hãng dược đã kiếm bộn tiền trước nỗi lo đại dịch.


BM

Trailer trưng bày quảng cáo cho Tamiflu, được nhìn thấy tại lễ hội Calle Ocho, Miami.


Trong các nỗi sợ, cái chết là nỗi sợ kinh hoàng nhất đối với mỗi con người và chắc chắn khai thác nỗi sợ này có thể khiến khách hàng sẵn sàng làm mọi thứ để có thể thoát khỏi tử thần. Không ai hiểu điều này hơn các hãng dược phẩm. Họ luôn chỉ ra chúng ta đang có vấn đề nào đó về sức khỏe, cần phải dùng thuốc nào đó… Cùng với sự bùng nổ của khoa học, con người càng trở thành nô lệ của thuốc men và bệnh viện.


BM

CDC: Gia tăng tử vong do dùng thuốc quá liều trong Đại dịch COVID-19

 

Nhưng chỉ cần đặt ra câu hỏi: Tại sao khi khoa học ngày càng ‘phát triển’, con người lại không khỏe hơn cha ông, tổ tiên họ thời trước. Tại sao quá nhiều sản phẩm y dược, thuốc men được sản xuất mà bệnh tật của con người lại không hề giảm, mà ngày càng nhiều hơn và nguy hiểm hơn; chúng ta tự có câu trả lời vậy thì thuốc men có thực sự là phao cứu sinh của con người không?

 

Tại sao khi khoa học ‘phát triển’, sáng tạo ra hàng loạt sản phẩm y dược, thuốc men-mà dịch bệnh ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn. Vậy thuốc men có thực sự là cứu sinh của con người?

 

Ranh giới nào cho kinh doanh bằng sự sợ hãi


BM


Sử dụng tiếp thị dựa trên nỗi sợ hãi là câu hỏi về đạo đức. Việc sử dụng các chiến thuật dựa trên nỗi sợ trong đó rủi ro được phóng đại quá mức có thể khiến khán giả hoặc thậm chí lớn dân số tin rằng họ đang gặp nhiều nguy hiểm hơn thực tế.

 

Mới đây, một bộ phim tài liệu gây tranh luận mạnh mẽ, khi sử dụng những hình ảnh đau đớn của các bệnh nhân trong các trung tâm điều trị COVID-19 để công chiếu rộng rãi. Hình ảnh những nạn nhân COVID-19 quằn quại trước cái chết nằm trên giường bệnh được các nhà làm phim khai thác tối đa, những khuôn mặt biến dạng vì đau đớn, tuyệt vọng trước cái chết được cận tả để hàng vạn người khác chú mục mà không hề có cảnh báo rằng phim chứa những hình ảnh mạnh về cái chết khiến người xem hoàn toàn bị bất ngờ, sợ hãi và ám ảnh khi buộc phải nhìn cuộc đời của một con người đang chiến đấu với tử thần.

 

Mặc dù có thể che mặt, méo tiếng… mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính chân thực của phóng sự, nhưng nhà làm phim đã chọn không làm, bất kể đó là nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật về Y đức và phòng chống bệnh truyền nhiễm. 

 

Cao trào của bộ phim là cảnh một người đàn ông đau khổ cực độ, đang khóc thương cho vợ con mình từ trần. Một khán giả đã liên lạc với người đàn ông này và được biết ông không hề được xin ý kiến về việc quay phim. Hóa ra nỗi đau đớn của một người lao động khốn khổ trở thành vai diễn bất đắc dĩ mà không hề có sự xin phép hay thông báo trong khi đạo diễn công bố là đã xin ý kiến những người liên quan khi ghi hình. 

 

Nhà tâm lý học hành vi, Tiến sĩ Wyatt Woodsmall giải thích: “Nếu bạn có thể tìm ra cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi người là gì, hãy cắm trại bên trong cơn ác mộng của họ… họ sẽ làm bất cứ điều gì… để thoát khỏi tình huống đó.”

 

Khi nỗi sợ là một món hàng được giá, và con người trở thành phương tiện cho mục đích, ở đó, không còn ranh giới giữa. những xúc cảm trở thành công cụ được định hướng, dẫn dắt, thì ranh giới sự thật và giả dối, giữa phẩm giá, quyền riêng tư của con người với sự xâm phạm thô bạo, giữa lý trí và cảm tính, giữa sự nhân văn và phi nhân tính, giữa phương tiện và mục đích, cũng trở nên mù mờ, khi các khái niệm bị đánh tráo và trở thành công cụ kinh doanh hoặc tuyên truyền.


 

Virus sợ hãi – chủ nghĩa khủng bố của thời đại 


BM

Đại sứ quán Trung cộng bóp méo nguồn gốc của virus, lên án truyền thông Hoa Kỳ vi phạm quyền tự do ngôn luận


Chúng ta đang sống trong một thế giới bao phủ bởi nỗi sợ. Nỗi sợ mới là virus nguy hiểm nhất, nó khiến con người đón nhận cái chết tâm lý trước khi cái chết thể xác vật lý thật sự xảy đến. Bản thân nó chính là một thứ virus. Nỗi sợ hãi tập thể khiến thế giới rơi vào trạng thái mất kiểm soát, hoảng loạn, và mục đích của nó là khiến con người mất đi lý trí tỉnh táo cần thiết. Khi đó nỗi sợ mới là kẻ làm chủ ván cờ đại dịch. 

 

Khoa học công nghệ và truyền thông giúp lan truyền và bùng nổ nỗi sợ. Thật trùng hợp, đó cũng là cách mà những kẻ khủng bố ưa thích, khi chúng cố tình quay video cảnh chặt đầu con tin theo cách man rợ khủng khiếp nhất và lan truyền khắp thế giới. Kích thích nỗi sợ hãi lây lan, sự tàn nhẫn, coi thường các giá trị nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa khủng bố.


BM

Quân đội Trung cộng đã bàn về khả năng dùng virus corona nhân tạo tấn công khủng bố từ 2015

 

Nỗi sợ chính là kẻ khủng bố tinh thần trong thời đại của chúng ta. Nó được tận dụng vào rất nhiều mục đích để thống trị con người. Đó cũng chính là cách mà nhà sản xuất đã dùng nó để ‘thôi miên’ khách hàng. 

 

Cổ nhân có câu: “Bảy phần tinh thần ba phần bệnh”, hàm ý rằng, tinh thần mới là yếu tố quyết định sức khỏe của một người. Con người có thể chết vì nỗi sợ trước khi vì đại dịch. Ai cũng muốn biết làm thế nào để thoát khỏi đại dịch. Nhưng đại dịch luôn trở đi trở lại trong dòng chảy lịch sử nhân loại. Thực chất chúng ta nên hỏi, làm thế nào để tránh nỗi sợ chết do đại dịch gây ra để không biến mình thành con rối cho các chiến dịch kinh doanh bằng sự sợ hãi.


BM

Cổ nhân có câu: “Bảy phần tinh thần ba phần bệnh”, hàm ý rằng, tinh thần mới là yếu tố quyết định sức khỏe của một người.

 

Chúng ta chỉ có thể vượt qua nỗi sợ bằng cách nhận diện nó, thoát khỏi sự thôi miên và chi phối của nó. Cổ nhân có nói: Tâm bất động ức chế vạn động. Thông qua thiền định, hướng vào nội tâm, bồi đắp chính khí bên trong, đó là khi chúng ta có thể tạo ra trường năng lượng mạnh mẽ chống lại mọi biến động dưới bất kể hình thức nào, ngay cả khi nó mang tên đại dịch.

 

 

 

Đan Thư


BM

Trí tuệ của Tự nhiên
Sự lầm lẫn về sứ mệnh của CDC
Câu chuyện về Jacky Ly
Đức tin và Tình yêu thương trong thời COVID
Cuộc biểu tình ‘Công lý cho J6’
Nước Mỹ đại loạn
Thế giới thực _ Chỉ là một ảo ảnh
Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo
Giấc mơ hạc cầm
Đại tướng Mark A. Milley sau tố cáo động trời
Phụ nữ hấp dẫn đàn ông không phải vì nhan sắc
Với cử tri của Trump _ hỗn loạn ở Afghanistan là 'sự phản bội khác' của Biden
Quy tắc của người chăn bò
Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè
Hiện tượng dân nghèo Sài Gòn 'bị đói do phong tỏa' lên báo Anh
Những chiêu lừa tiền qua Facebook _ điện thoại _ online thời Covid
Nghiên cứu treo ngược tê giác được trao giải Ig Nobel 2021
Little Kabul _ Little Saigon và số phận người tị nạn
Sài Gòn _ Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ
Liên bang không hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do chích ngừa COVID-19

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.