Pages

Friday, September 3, 2021

Lời cầu trong cơn đại nạn

 BM

18 tháng qua là một thời gian khó khăn – và đối với một số trong chúng ta, những khó khăn vẫn còn tồn tại. Hàng ngày truyền thông tràn ngập tin tức mới nhưng vẫn không có gì thay đổi.

 

Tuy nhiên, những điều này lại như một lời mời gọi chúng ta đến gần Chúa hơn, và nhấn chìm đời chúng ta trong kinh nguyện. Ngài là “Đá tảng” (Isaiah 26:4) – niềm hy vọng của chúng ta, sự an toàn duy nhất của chúng ta. Để khỏi bị nghi ngờ và thất vọng, chúng ta cần phải tái khám phá hoặc tiến sâu vào mối quan hệ này. Ngài là đấng qua mọi gian nan, khốn khó đã tỏ ra gần gũi hơn với chúng ta. Ngài là đấng duy nhất yêu thương chúng ta bằng tình yêu vô tận, nâng đỡ, và khích lệ chúng ta.

 

CHÚNG TA CẦN CẦU NGUYỆN


BM


Chúng ta có một nhu cầu to lớn là đặt mình một cách thường xuyên dưới cái nhìn của Thiên Chúa, để đón nhận sự hiện diện nhân từ của Ngài, để nuôi dưỡng chính chúng ta bằng tình yêu và Lời của Ngài. Điều này dẫn chúng ta tiến gần với sự bình an của Thiên Chúa, trong “đại dương bình yên là Ba Ngôi Chí Thánh” ở đó chúng ta sẽ tìm được tất cả những gì chúng ta cần để đối diện với mọi tình huống bằng đức tin và sự tín thác như lời Thánh Catherine thành Siena. Và cũng như Thánh Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Novo Millenio Ineunte đã viết Kitô hữu không cầu nguyện, là “Kitô hữu trong tình trạng nguy hiểm” (34).

 

Có hai lãnh vực đối với lời cầu nguyên của chúng ta trong đời sống. Đầu tiên liên quan đến toàn cuộc sống của chúng ta, khi có thể, như một cuộc đàm đạo với Thiên Chúa. Đời sống thường ngày trong mọi cách thức đơn sơ cũng như quen thuộc, chúng ta phải thường xuyên hướng tâm hồn và tư tưởng về Ngài, tin rằng Ngài luôn luôn theo dõi chúng ta với tình yêu thương. Tất cả mọi chi tiết trong đời sống của chúng ta, cần được nuôi dưỡng bằng cuộc trò truyện này: những gì tốt đẹp, chúng ta dâng lời tạ ơn, những gì khó khăn, chúng ta kêu cầu Ngài thương xót, và ngay cả những khi sa ngã, chúng ta không quên xin Ngài tha thứ! Như thế, sẽ khuyến khích chúng ta. Trong mọi sự, tốt cũng như xấu, có thể trở nên một cơ hội để trò truyện với Thiên Chúa, và đem chúng ta gần lại với Ngài như đứa con thơ luôn gần gũi với cha mình.


Thứ đến là việc thường xuyên dành giờ rảnh rỗi đến với Thiên Chúa – tách mình ra khỏi những ràng buộc của thường ngày để đặt mình trước nhan Ngài. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc dành ra 15 phút mỗi ngày, và dần dà có thể tăng thêm thí dụ một giờ chẳng hạn trước Chúa Giêsu Thánh Thể trong nhà nguyện. Những giây phút như vậy, Thiên Chúa sẽ tuôn đổ hồng ân Ngài trên chúng ta. Ngài có thể tăng thêm sức mạnh, và hy vọng. Trước nhan Ngài, tâm hồn chúng ta được thay đổi.

 

NHỮNG NGĂN TRỞ VIỆC CẦU NGUYỆN


BM


Khi cố gắng gia tăng đức tin trong việc cầu nguyện, chúng ta sẽ gặp những ngăn trở. Chúng ta có thể từ chối mở lòng mình ra đối với Thiên Chúa. Chúng ta có thể sợ rằng nếu chăm chỉ cầu nguyện, thì Thiên Chúa sẽ thử thách và dẫn chúng ta đi vào con đường khiến chúng ta không thể kiểm soát được cuộc đời chúng ta. Chúng ta sẽ bị cám dỗ để sợ hãi hoặc mất can đảm, hoặc chúng ta có thể cảm thấy cuộc đời mình bị thua thiệt. Ma quỷ sẽ tìm mọi cách để cản trở chúng ta cầu nguyện, bởi vì chúng biết rằng một linh hồn cầu nguyện sẽ vượt khỏi tay của chúng. Chúng ta cũng có thể bị thiếu hiểu biết từ những thông tin về thế giới văn minh, hoặc sợ hãi bởi sự cô đơn và thầm lặng. Chúng ta cảm thấy dễ dàng để lướt trên iphone hơn là dành một sự yên lặng trước mặt Thiên Chúa!

 

Một ngăn trở nữa là ý niệm sai lầm về cầu nguyện. Điều này xảy ra rất thường xuyên. Để đem lại hoa trái, đem lại sự bình an, tăng thêm sức mạnh đức tin, và gia tăng việc làm bác ái, chúng ta thường xuyên nghĩ rằng lời cầu nguyện của mình phải đạt “thành quả” – tốt đẹp bao nhiêu có thể - một thành quả khiến chúng ta cảm thấy sung sướng. Nhưng đây không phải là cái nhìn về cầu nguyện của người Kitô hữu.

 

Cầu nguyện không phải là việc làm trình diễn, nhưng là mời Thiên Chúa đến với sự nghèo nàn, với sự bất lực của chúng ta. Nó không phải là thành quả, nhưng là được ở với Thiên Chúa. Ngài không cần những gì chúng ta làm, nhưng Ngài khao khát tình yêu của chúng ta như lời Thánh Thérése thành Lisieux.


BM


Một đôi khi chúng ta cảm thấy nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, mất nghị lực, mỏng dòn, và bất toàn, nhưng đó không phải là vấn đề. Ngược lại, những yếu hèn của chúng ta khiến lời cầu nguyện của chúng ta không đạt thành quả đẹp đẽ khiến chúng ta có thể tự hào, nhưng lại là một tiếng kêu của người nghèo “Kẻ nghèo khó kêu cứu và Chúa đã nghe” (Thánh Vịnh 34:7). Và đó là cách duy nhất lời cầu xin xuyên thấu các tầng trời. Điều xem như trái ngược lại là lời cầu của những kẻ nghèo khó, là những lời cầu đem đến vui mừng: sự vui mừng cảm nhận từ tình yêu Thiên Chúa. Nó lớn mạnh hơn tất cả giới hạn của con người.

 

Nhận lãnh những hồng ân hoặc được soi sáng trong khi cầu nguyện là điều tốt, nhưng nó không cần thiết. Vì lời cầu nguyện thực sự khiến chúng ta đụng chạm đến Thiên Chúa, và để Ngài đụng chạm đến chúng ta mà không cần những dấu lạ, hoặc sự an ủi. Nó chỉ cần niềm tin và bền bỉ, một hành động chân thành và tin tưởng, và diễn tả niềm ao ước thực sự của chúng ta trong tình yêu mến.

 

Nhà triết học Công Giáo trẻ người Pháp, Martin Steffens đã nói:


BM


Thông thường trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta chia sẻ tài năng với thế giới. Trong lời cầu của chúng ta, chúng ta dâng lên những bất lực của chính mình. Đây là điều làm cho lời cầu của chúng ta luôn luôn có thể và mọi lúc…Chúng ta không bao giờ cần phải chờ đợi đối với những hoàn cảnh nào, nếu những gì chúng ta dâng lên qua lời cầu trong điều kiện khiêm tốn như những con người nam nữ. (Newspaper Le Croix, Apri 17, 2020)                           

              

THẾ GIỚI CẦN LỜI CẦU CỦA CHÚNG TA

 

Thế giới chắc chắn cần lời cầu của chúng ta. Nó cần được Thiên Chúa thăm viếng và động chạm tới bằng lòng thương xót của Ngài. Chỉ trong mối tương quan với Ngài thế giới mới được đổi mới và cứu rỗi. Những giải quyết chính trị và xã hội như những phương thuốc của con người, đều bất toàn. Chúng ta cần giống như những quân canh được nói tới bởi tiên tri Isaiah, những người được Thiên Chúa đặt trên tường thành của Giêrusalem: “Đêm hay ngày họ sẽ chẳng bao giờ im lặng”, họ có phận sự nhắc nhở Đức Chúa về những gì Ngài đã hứa. (62:6). Họ sẽ không để Thiên Chúa nghỉ ngơi cho đến khi Ngài ban ơn cứu độ cho thành thánh! Hoặc giống như người thiếu phụ trong Phúc Âm trước quan tòa bất công, chúng ta không được để Chúa một mình cho đến khi Ngài ban cho chúng ta sự công chính; đó là, cho đến khi Ngài tỏ lòng thương xót đối với thế giới (x. Luca 18:1-8).


BM


Thế giới hôm nay đang rất cần lời cầu nguyện: cho việc canh tân Giáo Hội, cho các nhà lãnh đạo, những người hướng dẫn nền kinh tế, những người săn sóc, cho những bệnh nhân, cho tất cả những ai đang sống dưới hậu quả của cơn dịch bệnh trong tình trạng khó khăn và đau khổ.

 

Tất cả mọi Kitô hữu phải thực hành, qua nhân đức của bí tích Rửa Tội, một bí tích chuyển cầu. Mỗi người chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu điều gì là điều cần cầu xin trong vô số những nhu cầu của thế giới và của Giáo Hội, được Thiên Chúa đang trao vào tay chúng ta. Phải cầu xin không chỉ cho những ý chỉ đến riêng mình, như những nhu cầu cá nhân mà còn cho những nhu cầu đối với những người mình yêu mến, và cả những người mà Thiên Chúa đã trao cho mình. Điều chắc chắn là lời cầu xin của chúng ta sẽ trổ sinh hoa trái nếu nó không phát xuất từ những cả tình riêng tư, nhưng được chính Chúa đã cầu xin điều ấy cho chúng ta.

 

Lời cầu xin của chúng ta đối với thế giới thường xuyên phải rõ ràng, nhưng nó cũng có thể là những điều cầu xin ám chỉ. Trong lời cầu nguyện của Thánh Thérése Lisieux đã lưu ý chúng ta rằng không cần thiết phải nhắc đến tất cả mọi điều mình xin. Một đôi khi chỉ cần thinh lặng trước nhan Chúa, để cho mình được nhận chìm trong Ngài, nhờ đó mà phần lớn các linh hồn sẽ theo chân chúng ta bắt đầu chạy lại với Ngài. Đó cũng là lý do thánh nữ giải thích ý nghĩa tại sao qua câu trong Diễm Tình Ca: “Hãy kéo em theo anh, đôi ta cùng mau bước” (1:4). Một cách đơn giản, trong thinh lặng trước nhà tạm, ở đó với Chúa và cho một mình Chúa, cho vinh quang Ngài và không còn gì hơn, giống như cây nến cháy trong thinh lặng, sẽ thu hút nhiều linh hồn về với Thiên Chúa.

 

NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN


BM


Thiên Chúa không luôn luôn trả lời chúng ta giống như những gì chúng ta kêu cầu Ngài, nhưng lời cầu nguyện của chúng ta lại luôn thay đổi một cái gì đó trong chúng ta và thế giới. Nó thu hút sự hiện diện của Thiên Chúa; nó mang lại vương quốc của Ngài.

 

Dường như đối với tôi, trong những thời khắc riêng biệt trong đó chúng ta sống, lời cầu nguyện của chúng ta phải là một sự mang lại của vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta không biết rõ thời gian, hoặc bao giờ mà Thiên Chúa Cha đã xếp đặt trong sự khôn ngoan của Ngài, nhưng chúng ta tin chắc chắn về một ngày tận cùng của thế giới. Chúng ta đang ở những thời khắc đặc biệt ấy của lịch sử, giống như những chuyển động bên trong trái đất làm thay đổi bộ mặt địa cầu.

 

Lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Roma, đã cho thấy những dấu hiệu và những lời than thở trong sự chờ mong của ngày giải thoát nó (8:22-23). Thế giới đang trải qua những cơn đau đớn như người mẹ lúc sinh con, chuẩn bị cho ngày xuất hiện của trời mới đất mới. Điều đòi hỏi chúng ta trong kinh Lạy Cha – “Nước cha trị đến” – mang ý nghĩa đặc biệt hôm nay. Tiếng kêu xin thảm thiết nhất trong lời cầu nguyện của chúng ta phải là lời kêu van bởi Thánh Thần và Vị Hôn Thê ở đoạn cuối sách Khải Huyền: “Amen! Xin hãy đến, lạy Chúa Giêsu!” Marantha! (22:20).

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

BM


* Chuyển ngữ từ bài viết Prayers during times of Crisis của cha Jacques Philippe trong the WORD among us. September 2021, WAU.ORG


***

Con trai bị nứt đốt sống _ người cha vượt qua sợ hãi nhờ đức tin

  BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.