Pages

Wednesday, January 18, 2023

Người giàu có nên truy cầu điều gì?

 BM

Sau khi người ta trở nên giàu có rồi thì nên làm gì?


Đây là câu hỏi của nhiều người khi chưa có tiền. Có người muốn hưởng thụ, có người muốn mở rộng sản nghiệp, muốn nổi danh, nhưng cũng có người lại muốn làm từ thiện v.v…


Vậy thì lúc này, hãy để trí huệ của cổ nhân dẫn đường chỉ lối cho chúng ta. Từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã nói, đời người có ba loại cảnh giới, cao nhất là lập đức, thứ hai là lập ngôn, thứ ba là lập công.


BM


Người giàu có được coi là đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất: Lập công, có lượng lớn của cải, không còn nỗi lo cơm áo. Rất nhiều người đến bước này thì dừng lại, sau khi có tiền rồi lại muốn có nhiều tiền hơn, không ngừng kiếm tiền, trở thành nô lệ của tiền bạc. Cho nên Chúa Jesus từng nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. Ý nói rằng, người giàu có rất khó lên được thế giới Thần Tiên.


Còn có người giàu sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên, vẫn chưa thỏa mãn với tình trạng hiện tại, còn muốn làm những việc lớn hơn – lập ngôn, chính là viết sách viết truyện, muốn lưu truyền cho các đời sau. Người đã đi đến bước này, đã không còn lấy việc kiếm tiền làm mục tiêu duy nhất nữa, họ chỉ kỳ vọng có thể truyền cảm hứng và gợi ý cho nhiều người hơn, hy vọng có nhiều người cũng có thể giàu có lên từ những kinh nghiệm của họ.


BM


Mặc dù trong đó cũng trộn lẫn cả tâm tư muốn nổi danh, nhưng rốt cuộc cũng có thể giúp được người khác, cũng xem như đã làm được một chút việc tốt. Người đến giai đoạn này đã tương đối ít, muốn tiến tới giai đoạn thứ ba lại càng vô cùng khó khăn.


Lập đức là một việc lưu truyền ngàn năm, mà điều kiện tiên quyết là, đạo đức của người lập đức phải cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đồng thời họ còn phải có ý tưởng và kiến giải độc lập của riêng mình, lời nói và việc làm đều có thể là tấm gương lưu truyền muôn đời. Từ xưa đến nay cũng không có được mấy người như vậy. Đến giai đoạn này lại phân thành hai hình thức, một hình thức là Thánh nhân, Giác Giả, hội tụ trí tuệ của trời đất, truyền lại cho hậu thế, khai tông lập phái, được vạn thế kính ngưỡng. Một hình thức nữa là có cống hiến to lớn, đồng thời có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của nhân loại. Đến giai đoạn này đã không còn liên quan chút nào tới tiền bạc, chỉ thấy được trí tuệ và thành tựu của họ.


BM


Nhưng con người không phải sống ở môi trường chân không, Thánh Nhân, Giác Giả cũng vậy, cần sinh sống ở thế gian, thì phải duy trì cơ thể khỏe mạnh, duy trì tinh lực để truyền bá đạo đức. Lúc này, người giàu bắt đầu đóng góp vai trò của mình. Tương truyền có một vị trưởng lão sống cô độc, vì để chuẩn bị nơi chốn cho Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành truyền Pháp, đã dùng lượng vàng trải đầy mặt đất mua khu vườn của Thái tử làm khu Tịnh xá. Đây là trường hợp điển hình về việc người giàu kính Pháp kính Phật.


BM


Trong “Sử ký hóa thực liệt truyện” có ghi lại câu chuyện về học trò của Khổng Tử tên là Tử Cống. Tử Cống từng theo Khổng Tử học tập, sau đó đến nước Vệ làm quan. Ông đã dùng phương thức kinh doanh mua rẻ bán đắt để buôn bán giữa nước Tào và nước Lỗ, là người giàu có nhất trong hơn 70 học trò giỏi của Khổng Tử. Tử Cống thường ngồi xe tứ mã dây cương hàm thiếc chỉnh tề, mang theo nhiều cuộn tơ lụa làm hậu lễ đi viếng thăm, tặng lễ cho chư hầu. Những nước ông đến, Quốc Quân đều cử hành nghi lễ đón tiếp như chủ và khách, mà không phải nghi lễ vua-tôi. Có Tử Cống đi theo phò tá, Khổng Tử cũng càng vang danh trong thiên hạ. Đây chẳng phải là nhờ trợ giúp Thánh nhân mà thanh danh ngày càng vang xa hay sao? Dùng năng lực của mình để hồng dương chân lý, truyền bá đạo đức của Thánh nhân – Đó là điều người giàu nên làm vậy.


Trong cuốn sách “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” có đề cập đến “tầng lớp địa chủ, thân sĩ ở nông thôn và tầng lớp thương nhân, phần tử trí thức, sĩ phu ở thành thị là những tinh anh văn hóa giúp truyền thừa nền văn hóa truyền thống Trung Hoa 5,000 năm”.


BM


Trong lịch sử của Trung cộng và các quốc gia khác từ xưa đến nay có rất nhiều ví dụ như vậy. Điển hình nhất, có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất là gia tộc Medici. Gia tộc Medici là một gia tộc nổi tiếng ở Florence từ thế kỷ 13-17, có thế lực hùng mạnh ở Âu Châu. Mặc dù gia tộc Medici không phải là chủ đạo của văn hóa phục hưng Italia, nhưng nếu không có gia tộc Medici thì văn hóa phục hưng của Italia chắc chắn sẽ không có cảnh tượng như chúng ta thấy ngày nay.


BM


Thành tựu quan trọng nhất của gia tộc Medici là về phương diện nghệ thuật và kiến trúc, đóng vai trò to lớn thúc đẩy thời kỳ phục hưng. Giovanni là người đầu tiên trong gia tộc này tài trợ cho nghệ thuật. Ông đã tài trợ cho họa sĩ Masaccio và quyết định xây lại nhà thờ San Lorenzo. Còn Cosimo Medici đã hợp tác với những nghệ thuật gia nổi tiếng như Donatello và tu sĩ Filippo Libby. Họa sĩ nổi tiếng nhất trong thời kỳ đó là Michelangelo cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với sự giúp đỡ của nhiều thế hệ gia tộc Medici. Ngoài phụ trách về nghệ thuật và kiến trúc, gia tộc Medici còn sưu tập rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập của họ lúc đó là những tác phẩm triển lãm chính của phòng trưng bày Uffizi ở Florence.


BM


Về phương diện kiến trúc, gia tộc Medici đã để lại cho Florence rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, trong đó bao gồm Bảo tàng nghệ thuật Uffizi, cung điện Pitti, vườn Boboli và cung điện Belvedere. Ngoài những thành tựu về phương diện nghệ thuật và kiến trúc, gia tộc này cũng có những đóng góp xuất sắc cho khoa học, họ đã tài trợ cho những thiên tài như Leonardo da Vinci và Galileo.


Những thành tựu xuất sắc này khiến gia tộc Medici được gọi là “người cha đỡ đầu của thời kỳ nghệ thuật phục hưng”.


Gia tộc Medici đã sử dụng số tiền khổng lồ mang lại những cống hiến to lớn không thể đong đếm được, giúp nhân loại quay trở lại với những giá trị nghệ thuật truyền thống.


Nếu nói về cách quản lý tiền tài như thế nào, thì đây chính là cách giải thích tốt nhất.


Từ những gì cổ nhân Trung cộng và quốc gia khác đã làm, chúng ta nhận thấy rằng, lập đức không chỉ đơn thuần là đề xướng đạo đức cao thượng, mà bản thân còn phải nỗ lực thực hiện, làm tấm gương cho thế hệ mai sau. Tuyên dương đức không chỉ là làm việc thiện mà là ca ngợi tinh thần cao quý của người lập đức, để cho nhiều người hơn có thể biết đến và học tập. Ngày nay có rất nhiều người giàu có đang làm từ thiện, nhưng họ đều dùng tiền để giải quyết hoàn cảnh khó khăn vật chất của nhân loại, mà không giúp con người trở về với giá trị đạo đức tinh thần, như vậy cũng chỉ giới hạn ở giai đoạn lập công, lập ngôn mà thôi.


BM


Con người sau khi giàu có rồi nên truy cầu điều gì?


Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau có các phương thức khác nhau, nhưng ý nghĩa vĩnh viễn sẽ không thay đổi: lập công, lập ngôn, lập đức hoặc tuyên dương đức. Các bậc Thánh nhân, Giác giả tuân theo Thiên ý, bồi đắp đạo đức cho nhân loại ở thế gian; những ngôi sao lớn của nghệ thuật tuân theo ý chỉ của Thần, dẫn dắt nhân loại trở lại với con đường nghệ thuật truyền thống. Người giàu có khi đồng thời có cả tài và đức, thì trợ giúp các bậc Thánh Nhân và Giác Giả truyền bá đạo đức, giúp nhân loại quay trở về với văn hóa nghệ thuật chính thống. Đây chính là phù hợp với Thần ý, Thiên ý, mới chính là sự nghiệp vĩ đại ngàn thu!




Tiếu Khán  _  Tiểu Minh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.