Pages

Wednesday, September 18, 2024

Tôi chọn tự do và không hối tiếc

 BM

Tình cờ gặp được chị Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa… Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.


Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.


Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.


Về nghệ sĩ Kim Cương, thật mới mẻ khi nghe kể lại qua lời của một đồng nghiệp – mà hơn nữa là mặt đối mặt chứ không phải là chuyện thêu dệt. Trong chuyện kể ấy, nghệ sĩ Kim Cương đã ngại ngùng ra đi, để tránh phải trả lời nghệ sĩ Kim Tuyến. Cuộc đời, quả thật khó ngờ hôm nay và mai sau. Cũng ít ai biết, trong những tháng ngày của chế độ mới, nhiều người kể rằng nếu không có ông Võ Văn Kiệt lên tiếng bênh vực thì bà Kim Cương cũng đã gặp nhiều búa rìu từ các cán bộ bảo thủ thâm căn – coi bà Kim Cương cũng cùng một loại “văn hóa đồi trụy”, không nên sử dụng trong chế độ XHCN.


Cám ơn chị Kim Tuyến, một nghệ sĩ tài danh và là một người thẳng thắn kể lại mọi thứ trong bài phỏng vấn dưới đây. Những gì chị nói ra, sẽ là phần tham khảo sống động nhất cho thế hệ mai sau về sân khấu, con người và cuộc đời của Sài Gòn trong ký ức của những ai yêu thương nơi chốn ấy.


Tôi giữ lại câu chuyện này với sự tôn trọng người kể, với tư cách hậu bối, và cũng sẵn lòng dành thời gian với với những ý kiến cải chính khác gửi đến, trong tinh thần sẵn sàng rộng đường dư luận.


Chạy trốn văn nghệ


image

Tun Khanh: Tht bt ng khi gp li ch  M, đc bit là qua trường hp ch nói rt thng thn vi ngh sĩ Kim Cương, v nhng hot đng không có tính cách văn ngh ca bà. Có v như còn rt nhiu th v cuc đi mình mà ch chưa có dp chia s vi khán gi. Nếu không bt tin, ch có th cho biết sau ngày 30-4-1975, ct mc ca đi ch đã như thế nào?


Kim Cương là Việt Cộng nằm vùng đã giúp cho cộng sản cướp đoạt miền Nam, áp bức bóc lột người dân, đưa đất nước đến chỗ sắp bị diệt vong, mà sao lại dám nói là mình yêu nước???

Nghệ sĩ Kim Tuyến: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo lời kêu gọi của Đài Phát Thanh Sài Gòn (quân cán chính phải đến trình diện), tôi đến sở làm là Tiểu Đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị trình diện. Đến nơi tôi thấy một đống rác khổng lồ ngay lối cổng ra vào và đầy cả trong sân. Bỗng có người nói: "Không phải ở đây mà phải trình diện ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) ở đường Thống Nhất".


Đến Tổng Cục CTCT, anh Vân Sơn (ban AVT) giúp tôi lấy tờ đơn khai lý lịch từ một cán bộ cộng sản đưa cho tôi. Tôi đang điền vào thì một cán bộ khác bước ra nói: "Các ban nhạc trong Nam này chỉ có vài nhạc công, ngoài Bắc chúng tôi có cả trăm nhạc công ấy." Tôi hơi bực nói : "Nhưng sao ca sĩ các anh hát giống tiếng Tàu quá, chỉ nghe chí chí chéo chéo không hà, chúng tôi không hiểu gì cả."


Nhìn vào tờ khai lý lịch, tôi nhanh trí điền vào hai chữ “tài xế” ở phần nghề nghiệp. Xong mọi thủ tục, anh Vân Sơn đưa tôi đến trước cổng Ban Văn Nghệ Hoa Tình Thương và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Anh Vân Sơn chào từ giã với gương mặt thật buồn. Về sau tôi được tin anh Vân Sơn đã nhảy xuống sông Thị Nghè tự tử vì bất mãn với chế độ.


Sau đó theo lời kêu gọi của chị Kim Cương, tôi đến họp tại Hội Nghệ Sĩ. Rất đông các cô chú và anh chị nghệ sĩ tân cổ tụ tập bên hông trụ sở và phía sân sau. Khi thấy tôi và nghệ sĩ Tùng Lâm ngồi trò chuyện, chị Kim Cương ngồi xuống bên cạnh tôi. Tôi nói "Chị ơi em buồn quá". Chị Kim Cương kéo đầu tôi ngả vào vai chị, một tay vuốt tóc vỗ về: "Đừng buồn em, chị em mình rồi sẽ được giải phóng ra khỏi bốn bức tường". Tôi sững sờ nhìn chú Tùng Lâm. Chị Kim Cương nói lớn "Mọi người vào trong, đến giờ họp. Chị nắm tay tôi, kéo tôi theo chị vào phòng họp. Chị ngồi vào đầu bàn chủ tọa. Chị dõng dạc tuyên bố: "Ngày xưa bọn Thiệu Kỳ bán nước còn hiện diện trên quê hương ta, tôi phải núp dưới danh nghĩa Làng Cô Nhi Long Thành. Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào. Tôi ra lệnh cho anh Nguyễn Đức (nhạc sĩ) lập những tiểu tổ để chúng ta thành lập Biệt Đội Văn Nghệ ..." Chú Tùng Lâm nghiêng đầu nói nhỏ vào tai tôi: "Tuyến, khóc nữa đi con, mầy khóc nữa đi con".


Tôi thất vọng não nề. Trong khi chị Kim Cương thao thao bất tuyệt, tôi không còn nghe hay không muốn nghe gì nữa cả. Trời ơi, thần tượng sụp đổ! Kim Cương là Việt Cộng nằm vùng đã giúp cho cộng sản cướp đoạt miền Nam, áp bức bóc lột người dân, đưa đất nước đến chỗ sắp bị diệt vong, mà sao lại dám nói là mình yêu nước???


Vài tuần sau, tôi gặp bác Bảy Nam, mẹ của chị Kim Cương, đi xích lô máy ngừng trước nhà. Thấy tôi Bác hỏi : "Kim Tuyến, con đi đâu đây?". Tôi chào Bác và trả lời "Dạ, đây là nhà con". Bác nói tiếp: "Bác vào thăm ông Trần Tấn Quốc, vì nghe ổng sắp dọn về Cao Lãnh ẩn dật. À, con có nhận được thơ của chị Kim mời con tham gia ban kịch không? Chị Kim thích con đóng kịch với chị lắm. Ngày phát role (*chọn người vào vai) chị Kim chờ con quá trời". Tôi chỉ còn biết đáp: "Dạ... Dạ... tại con bịnh".


Sau đó mấy ngày Má Bảy Phùng Há nhắn tôi đến nhà. Bà mặc áo dài chờ tôi, Bà cho biết Bà muốn đưa tôi lên Sở Thông Tin Văn Hóa trình diện để hát cho đoàn Sài Gòn 1 với nghệ sĩ Thành Được. Trước đó tôi luôn được Má Bảy mời hát chánh cho ban cải lương Phụng Hảo và Vân Kiều trên TV với anh Thanh Sang, và lần sau cùng với anh Thành Được tuồng Cạm Bẫy Đô Thành của soạn giả Ngọc Điệp. Má Bảy bảo tôi về thay áo dài cho đàng hoàng, "cách mạng không thích ăn mặc như vậy đâu con", vì tôi đang mặc quần ống loa và áo thun màu vàng với chữ Have a nice day, áo bỏ trong quần, đeo dây belt to tướng. Tôi chào Má Bảy, trở về nhà tôi, và trốn luôn Má Bảy.

Cuộc sống nghệ sĩ sau 30/4/1975


Tun Khanh: Nhưng ri sau 1975, ch có tiếp tc sinh hot văn ngh bình thường không? Nhng ngày đó như thế nào?


BM

Nghệ sĩ Kim Tuyến: Sau ngày 30/04/1975, văn nghệ sĩ, nhạc sĩ miền Nam hầu như thất nghiệp hết. Cứ một hoặc hai ngày là có ba người bộ đội mang dép râu đi vào nhà tôi, ngang nhiên đi từ trước ra sau, rồi ngồi chồm hổm trên salon và nói là "Chúng con đến thăm Mạ (Mẹ tôi)". Lần lượt cán bộ, rồi tới 'Cách Mạng 30' (*thành phần hưởng ứng với chế độ mới ngay sau ngày 30-4) kéo tới nhà tôi kêu gọi tôi tham gia. Họ bảo: "Chị là nghệ sĩ nên sẽ có tác động lớn đối với quần chúng, chị sẽ ca hát và hướng dẫn quần chúng. Mới giải phóng nên cách mạng còn nghèo. Chúng tôi sẽ cấp cho chị một chỗ ngủ nghỉ tại trụ sở ngoài đường Lê Quang Định, nơi chúng tôi tịch thu của bọn bám chân đế quốc Mỹ, chúng tôi cung cấp cho chị một bữa ăn cho một ngày..." Tiền lương thì không có.


Họ yêu cầu tôi theo họ ra Quận và định chở tôi bằng xe đạp. Tôi bảo họ cứ đi trước, tôi sẽ chạy xe theo. Quận của họ là bãi đất trống ngay ngã 5 Bình Hòa. Một nhóm người, già trẻ bé lớn đứng bao quanh một thanh niên nhỏ con, ốm nhách đang ôm cây đàn, vừa hát vừa chỉ dẫn tất cả hát và diễn tả bằng chân: "Ta lên giây đàn... từng tưng...".


Mọi người nhìn theo anh này, cùng hát cùng co chân, đưa đầu gối cao ngang bụng, hai tay cũng làm bộ như đang cầm cây đàn. Tôi thầm nghĩ “trình diễn kiểu gì mà giống như một bầy khỉ đột vậy?” Tôi cảm thấy xấu hổ cho cậu thanh niên, và tội nghiệp cho những người dân đang bị bắt làm những trò quái đản. Mặt tôi nóng bừng, tay chân tôi lạnh, chắc là bị lên máu. Tôi nói với anh cán bộ là tôi bị bệnh rồi và tôi phải về nhà chữa bệnh gấp.


Cả xóm nhà vùng tôi ở rất bực mình vì những cái loa tuyên truyền láo khoét. Mới hừng sáng loa phát rùm lên kêu mọi người thức dậy tập thể dục, nghe rất chói tai nhức óc. Có lần họ cho người đến từng nhà trong xóm kiểm kê xem nhà có cầu tiêu không? Loại nào? Ngồi bàn hay ngồi chồm hổm có cái lỗ?


Tun Khanh: Hoàn cnh ch như vy, nhưng bn bè quen biết trong ngh thì thế nào? H có gp nhng nghch cnh như ch không hay mi th d dàng hòa nhp hơn?


BM

Nghệ sĩ Kim Tuyến: Tôi có người bạn tên Mai, nhà chị ở đường Ngô Tùng Châu, Gia Định. Một dịp tôi đến nhà chị thì thấy một nhóm công an phường ngồi đầy nhà. Chị nói nhỏ với tôi là họ ngang nhiên vào nhà, họ còn tự động lấy thức ăn trong tủ lạnh. Tôi bênh bạn nói: "Chị này ở một mình, không có chồng, tại sao các anh tự nhiên vào nhà người ta vậy?" Họ đáp "À, thì chỉ là đến thăm chị Mai thôi". Tôi chợt nhớ đến chị bạn có chồng nhạc sĩ cổ nhạc đang là quân nhân của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và đang có nhà trong khu gia binh, tôi hỏi: "Mấy gia đình vợ con lính VNCH sống trong trại gia binh, bây giờ có được tiếp tục ở không?" Tên Ba Tấn, mặt mày gian ác, trả lời: "Chúng đã tiếp tay cho bọn Thiệu Kỳ bán nước, chúng không có quyền ở". Tôi hỏi: "Vậy ai sẽ ở?" Hắn đáp: "Chúng tôi, những người có công với cách mạng". Tôi nói tiếp: "Theo tôi, các anh là cách mạng giải phóng miền Nam, nên dành những căn nhà đó và các biệt thự của cái bọn mà các anh cho là bám chân đế quốc Mỹ bỏ lại, đem cấp cho các người nghèo khổ đang ở gầm cầu xó chợ. Còn các anh nên che chòi ở thì dân chúng sẽ phục các anh vô cùng. Các anh vào ở các nhà này tôi e dân chúng sẽ nghĩ lầm về cái từ giải phóng của các anh. Còn xe tăng, xe nhà binh, máy bay của đế quốc Mỹ bỏ lại, các anh nên bắt chước Campuchia đốt bỏ hết đi, đừng nên xài bất cứ cái gì của Mỹ Ngụy để lại".


Ba Tân tức giận gọi đồng bọn. Mấy chiếc xe mô tô hụ còi rầm rộ chạy đến, chĩa súng bắt tôi giải đi về phường. Đến chiều, một thanh niên trẻ ôm 1 tập giấy tờ mở cửa sắt vào gặp tôi. Em có vẻ ngạc nhiên nói: "Trời! Chị Tuyến, sao chị vào đây? Em là Đạt bạn của thằng em chị, em học ở Đạt Đức. Em có đến nhà chị hoài mà không gặp chị, chị đi hát hoài nên không biết em". Rồi Đạt hỏi tôi chuyện gì xảy ra và Đạt đề nghị tôi viết vào một tờ giấy, nhận rằng mình không hiểu rõ đường lối của cách mạng, xin lỗi cách mạng, ký tên, rồi Đạt sẽ trình cấp trên và họ sẽ thả tôi. Tôi không chịu viết vì nghĩ mình không có tội gì cả. Đạt khuyên tôi: "Họ đã ghi vào hồ sơ và buộc chị vào tội phản động, họ sẽ đưa chị đi xa lắm... Hay là vầy, em viết gì kệ em, chị chỉ ký tên vào, họ sẽ thả chị ra". Nghĩ đến con, đến Má tôi và các em rất cần tôi, tôi ứa nước mắt ký vào.


Vài ngày sau, anh Vinh từng là quản lý của các đoàn cải lương trước 1975 đến nhà tôi và cho biết Cục An Ninh Nội Chính mời tôi về làm đào chánh cho đoàn. Tôi nói với anh Vinh: "Nếu thương em, xin anh về nói với họ là em đang bệnh. Anh biết không, vì cái cục R này mà em bị lên tăng xông, bệnh gần chết".


Vài tuần sau, chị Bạch Lan Thanh đến nhà mời tôi đi hát với nghệ sĩ Tùng Lâm và anh Giang Tử, do anh Tony Quang ảo thuật gia tổ chức. Chương trình văn nghệ bỏ túi có ca tân cổ, có kịch, có ảo thuật và xiệc. Trong đêm trình diễn ở 1 quận ở miền Tây, có cả bộ đội mang dép râu, ngồi chồm hổm trên những băng ghế dài bằng cây, xem có vẽ thích thú vỗ tay và yêu cầu tôi hát tân cổ bản "Những Đồi Hoa Sim", rồi "Tình Đầu Tình Cuối", và "Tình Đời" song ca với Giang Tử. Sau đó là phần ảo thuật và hài kịch.


Vãn hát xong, thì Thông Tin Văn Hóa xuống họp với chúng tôi. Một cán bộ với giọng Bắc nói: "Sao tên của Tùng Lâm và Kim Tuyến to thế? Ngoài Bắc chúng tôi không có cá nhân đấy nhé. Yêu cầu anh Tùng Lâm đừng diễu nữa nhé". Tôi nghĩ thầm: “Danh hài mà không cho diễu là sao?”Mọi người yên lặng, tôi lên tiếng: "Xin lỗi anh, anh tên gì?" Anh ta đáp: "Chị cứ gọi tôi là anh Ba". Tôi nói tiếp: "Anh Ba, theo tôi có lẽ ca nghệ sĩ văn công ở ngoài Bắc hát được nhà nước trả lương. Nhưng ở đây là do tư nhân tổ chức, cần bán vé vào cửa, nên phải quảng cáo tên nghệ sĩ để khán giả biết mà mua vé vào xem, nhờ đó chúng tôi mới có chén cơm". Anh Ba nhìn tôi lên giọng: "Yêu cầu chị Kim Tuyến và anh Giang Tử không được mặc đồ Mỹ Ngụy mà phải mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn giống Bác ấy". Trước khi ra về, có hai cán bộ đứng dậy đặt tấm giấy lên bàn, nghiêm giọng nói: "Yêu cầu chị Kim Tuyến hát bài này". Tôi nhìn vào, thấy dòng chữ: Vọng Cổ Bà Mẹ Việt Nam bắn Mỹ cứu quốc. Khi họ đi rồi tôi nói: "Chú Lâm, chắc con nghỉ hát". Các em trong ban nhạc nhốn nháo: "Chị Tuyến về, tụi em cũng ôm đàn về luôn".


Tối hôm đó tôi trở về căn nhà của dân do Tony Quang mướn. Bước ra phía sau nhà, tôi thấy chú Tùng Lâm ngồi bó gối trầm ngâm bên chai rượu dưới ánh trăng. Tôi ngồi xuống, bưng chai rượu uống một hơi, dù tôi không hề biết uống rượu, uống để chia sớt nỗi đau với chú, và uống để cho vơi đi nỗi uất hận và tủi nhục mà kẻ chiến thắng muốn áp đặt quyền dạy dỗ chúng tôi. Niềm đau tủi đã dâng trào... Hai chú cháu gục đầu vào nhau khóc nức nở. Hôm sau tôi từ giã chú Lâm, về lại Sài Gòn và tìm cách vượt biên.


Những ngày đầu sau 30 tháng Tư, tôi thấy TV phát hình vở cải lương hồ quảng của các nghệ sĩ miền Bắc. Họ không có đôi hài để mang, họ mang dép râu, trang phục rất nghèo nàn. Có một vở kịch mà diễn viên mặc áo đầm Liên Xô nói về điện Cẩm Linh chiếu trên TV và các ca nghệ sĩ phải chào cờ của Liên Xô. So sánh với miền Nam, các nghệ sĩ cải lương hồ quảng ăn mặc rất đẹp. Các kịch sĩ không hề diễn kịch về Tòa Bạch Ốc và chúng tôi không hề phải chào cờ Mỹ. Chúng tôi làm việc cho Ban văn Nghệ Hoa Tình Thương/ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và cơ quan thông tin JUSPAO, chúng tôi chỉ hát những bài ca ngợi quê hương, tình yêu và ca ngợi sư hy sinh của những chiến sĩ VNCH, chứ không hề có những bài ca sắc máu kiểu Cộng Sản "Thề phanh thây uống máu quân thù".


Tun Khanh: Vi ngh sĩ thì như vy, chung quanh ch, còn nhng người Sài Gón khác ra sao? Ch có còn nh mt vài điu gì đáng nh vào thi đim đó?


Tôi chưa từng thấy nước nào giăng quá nhiều biểu ngữ dạy dỗ dân như Việt Nam Cộng Sản. Tôi cảm thấy xa lạ và cô đơn trên chính quê hương của mình.


Nghệ sĩ Kim Tuyến: Một buổi trưa, nằm nghe tiếng hát lạ: "Thăm thẳm chiều trôi... khuya anh đi rồi sao trời đưa lối..." tiếng hát đầy xúc cảm như muốn xé cả ruột gan. Tôi bước ra lan can nhìn xuống đường ngay gốc cây trước nhà tôi, một người đàn ông mặc quần lính VNCH và chiếc áo thun cũ, cụt 2 chân, đang ôm đàn hát... Tôi xúc động rơi nước mắt nhớ lại những ngày hát cho các anh chiến sĩ tại các tiền đồn Pleiku, Kontum, Bệnh Viện Cộng Hòa, Bệnh Viện Lê Hữu Sanh... Hình ảnh quá đau xót của những thương phế binh bị đuổi khỏi bệnh viện đi qua nhà tôi trong buổi chiều 30/04/1975, hình ảnh một người đàn ông ngã quỵ trước cửa trong đêm tối, tôi và các em tôi phụ đưa anh vào nhà, nấu nước trà gừng và pha sữa, rồi cạo gió cho anh, lúc anh tỉnh dậy chúng tôi mới biết anh là lính VNCH. Hôm sau, lại một phụ nữ ngã gục trước nhà tôi vì đói quá, chúng tôi giúp chị qua cơn đói.


“Xa lạ và cô đơn trên chính quê hương mình”


Tun Khanh: Được biết ch vượt bin đi t rt sm, đến M, ch có gp li đng nghip và ni li ngh din ca mình?


BM

Nghệ sĩ Kim Tuyến: Tôi vượt biên vào cuối năm 1978 với gia đình, đứa con nhỏ nhất của tôi mới 10 ngày tuổi. Chuyến vượt biển hãi hùng như bao nhiêu nạn nhân vượt biển khác. Cuối cùng chiếc tàu nhỏ bị lật vì sóng to và đụng đá ngầm trước khi vào đến bờ biển Mã Lai, làm cho một số người chết. Gia đình tôi may mắn được cứu thoát và sau đó được định cư tại Hoa Kỳ với tư cách tị nạn chính trị.


Những ngày đầu đến Mỹ, tôi cũng như bao nhiêu người tỵ nạn khác, được chính phủ Mỹ giúp đỡ. Tôi đến trường học tiếng Anh. Chị Túy Hồng là người đầu tiên mời tôi hát trên đất Mỹ. Tôi dành một buổi hát tại Los Angeles cho anh Bảo Ân. Sau đó lịch trình diễn của tôi khá bận rộn: hát gây quỹ cho Chùa, Nhà Thờ, Kháng Chiến... hát cho các phòng trà, vũ trường, đại nhạc hội... thu video cho nhiều vở kịch và tuồng cải lương và các bài tân nhạc, trình diễn nhạc kịch cho NS Hoàng Thi Thơ, trình diễn văn nghệ tại Âu Châu và các nước Canada, Nhật Bản, Úc…


Tuấn Khanh: Đã có lúc nào chị quay lại Việt Nam, để nhìn lại, nhớ lại?


Nghệ sĩ Kim Tuyến: Tôi có trở về Việt Nam sau khi Mẹ tôi mất năm 2010, lý do là lo giải quyết tro cốt của Ba tôi để lại từ năm 1973. Trong thâm tâm tôi nguyện lo xong là không bao giờ muốn trở về khi chế độ cộng sản vẫn còn trên quê hương Việt Nam. Trong chuyến đi này tôi có gặp lại vài người bạn thân quen từ thuở nhỏ, những người bà con và vài người bạn đồng nghiệp. Lúc tạm trú tại một khách sạn tại Sài Gòn tôi gặp những người làm việc ở đó nói toàn giọng Bắc mới sau 1975 rất khó nghe.

 

Hầu như những người Bắc 75 đã vào chiếm cứ hết những căn nhà mặt đường ku thương mại của Sài Gòn, trong đó có ngôi nhà trước kia của tôi. Sài Gòn trở nên quá chật chội, lưu thông tắc nghẽn, khói bụi mịt mù, không tôn trọng luật lệ, cảnh sát giao thông làm tiền trắng trợn. Đạo đức suy đồi, tham nhũng tràn lan. Không có một quốc gia nào trên thế giới mà muốn vào hoặc ra khỏi phi trường là phải nộp tiền mãi lộ nếu muốn được yên thân. Đi đâu tôi cũng thấy biểu ngữ: "Quyết tâm làm sạch đường phố"... hết 'quyết tâm' này đến 'quyết tâm' kia, hết 'phường văn hóa' đến 'khóm văn hóa', mà cán bộ và công an thì đối xử với dân rất vô văn hóa. Tôi chưa từng thấy nước nào giăng quá nhiều biểu ngữ dạy dỗ dân như Việt Nam Cộng Sản. Tôi cảm thấy xa lạ và cô đơn trên chính quê hương của mình.


BM

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=8_Fz6WETPj4




Tuấn Khanh


https://baomai.blogspot.com/
Vu oan giá họa
Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?
Vũ khí chống hạm của Mỹ chống lại Trung cộng
Nguyệt thực đêm Trung thu 2024
Chết cũng không nhắm mắt!
Tiếng đàn cho Mẹ
Nghi phạm mưu sát ông Trump bị truy tố
Vì sao ông Trump tuyên bố rằng người nhập cư ăn thịt thú cưng?
Sầu riêng Việt Nam làm tăng giá ly cà phê của bạn như thế nào?
Nghi phạm ám sát ông Trump là người như thế nào?
Jerusalem _ Thánh địa của 3 Tôn Giáo cùng chung tổ phụ Abraham
Thế kỷ phai tàn trí nhớ
Tội Ai làm Người đó chịu
Trump hay Harris đang dẫn trước?
Hiếp dâm tập thể chấn động nước Pháp
Thời đại đồ Sắt đồ Đồng
Kamala hay Chameleon?
Thua cũng ‘vô địch’
Tiếng bấc tiếng chì
Món ăn côn trùng kinh dị hay sơn hào hải vị?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.