Pages

Friday, November 15, 2013

Việt Nam cần chứng minh bằng hành động.

image
VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn
Việt Nam ngày 7/11 ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn, hình phạt hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.

Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.

image
Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, ông  Gerald Staberock, nói cộng đồng quốc tế cần Hà Nội cần chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.

Ông Gerald Staberock: Bất cứ nước nào phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn, vốn là văn kiện của toàn cầu ngăn chặn tra tấn, đều đáng được hoan nghênh vì đó là một tín hiệu hứa hẹn. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi phê chuẩn họ phải thực thi những điều ký kết, phải có những sự thay đổi thật sự.

VOA: Làm thế nào để đảm bảo rằng những nước phê chuẩn Công ước áp dụng những điều ký kết vào thực tế, thưa ông?

Ông Gerald Staberock: Trước tiên, đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý. Phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý với quốc tế phải hình sự hóa tội tra tấn theo đúng định nghĩa trong Công ước, cần lập ra một hệ thống hữu hiệu chống tra tấn chẳng hạn như cho phép bị can được tiếp cận với luật sư ngay sau khi họ bị bắt, rà soát lại hệ thống giam giữ, và phải có luật bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Tóm lại, Công ước Chống Tra tấn cung cấp khung pháp lý rất chặt chẽ nhưng điều quan trọng là nước phê chuẩn phải áp dụng vào thực tiễn.
image
VOA: Nếu những điều được ký kết không được thực thi trong thực tế, có biện pháp chế tài nào đối với các nước phê chuẩn Công ước nói mà không làm không?

Ông Gerald Staberock: Trước tiên, tôi nghĩ các nước phê chuẩn Công ước có một nghĩa vụ như cung cấp các báo cáo thường xuyên cho Ủy ban của Liên hiệp quốc Chống Tra Tấn, cơ quan độc lập gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chống tra tấn, về những biện pháp áp dụng để tuân thủ Công ước. Trong vòng 3-4 năm sau khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải đưa ra các báo cáo này. Tuy nhiên, trước nay chúng ta thấy rằng với các hiệp ước quốc tế khác mà Việt Nam từng phê chuẩn, họ rất trì trệ trong việc này. Dù không có lực lượng thanh sát quốc tế tới tận nơi kiểm tra và ngăn chặn tra tấn, nhưng có cơ chế thực thi mà Việt Nam phải tuân thủ.  

VOA: OMCT đánh giá tình trạng tra tấn và chống tra tấn tại Việt Nam như thế nào?

Ông Gerald Staberock: Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng đã nêu lên các quan ngại trầm trọng về nạn bắt bớ, ngược đãi những người bị giam giữ kể cả những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy hay phục hồi nhân phẩm..v.v..Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.

VOA: Việt Nam lâu nay bị chỉ trích rằng tham gia nhiều Công ước quốc tế nhưng thực thi thì yếu kém. Làm thế nào thúc đẩy hữu hiệu để Việt Nam tuân thủ những điều ký kết với quốc tế ngoài những lời tố cáo hay kêu gọi?
image
Ông Gerald Staberock: Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự từ chính phủ Hà Nội, cho phép giới bảo vệ nhân quyền được hoạt động và có biện pháp cụ thể bài trừ tra tấn. Lúc đó mới có thể thấy được một sự thay đổi thật sự chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ khi ký kết Công ước. Việc mà Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí và nhiệt tâm chống tra tấn là cho phép các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực chống tra tấn đến Việt Nam quan sát. Các chuyên gia độc lập này trước nay từng yêu cầu được đến mục kích sở thị tại Việt Nam để giúp đưa ra các đánh giá xem cần phải có những thay đổi thế nào, nhưng yêu cầu của họ chưa được Hà Nội đáp ứng. Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này. Các nước giữ kín những chuyện này cho thấy họ có gì đó để che giấu. Chúng tôi kêu gọi một cách đáp ứng khác tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các vấn đề nhân quyền đáng báo động bị quốc tế lưu ý, trong đó có tình trạng tra tấn và bạc đãi tù nhân.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông  Gerald Staberock, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.




Trà Mi-VOA

image

Quyền lực là gì?
Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?
Kỳ quan Potala của người Tây Tạng
Bán cái bàn, bán luôn cả một kho tàng…
Một chuyến đi xa, một tấm lòng trắc ẩn.
Nhà sư trẻ chôn xác người tình trong sân chùa
Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!
Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại
Rodeo thi nấu ăn ngon
Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’
Thơ ca dân gian: Đừng tưởng
Lộng giả thành chân
Yêu Việt kiều, mốt của phụ nữ Việt
Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đứng đầu các nước Đ...
Nông dân Việt mãi mãi nhọc nhằn
Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Dạ tiệc Giáng Sinh 2013
Những cách vượt tường lửa
Chuyện bình thường
Những thử thách sắp tới của Trung Quốc
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá Philippines
Nỗi đau từ rượu
Thế nào được gọi là thuốc Generic?
Mỹ làm lễ đặt tên cho thế hệ tàu sân bay kế tiếp
Bão Haiyan tàn phá Philippines
Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ
Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác Sĩ thẩm mỹ ĐVH Cát Tường
HISD Asian American College and Career Day
Please Join Us - MOL's "Love Without Border" Chris...
Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em ...
Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.