Sunday, November 3, 2013

Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội

image
Blogger Nguyễn Lân Thắng viết trên Facebook về vụ anh bị bắt giữ rằng 'tốn quá nhiều tiền của người thọ thuế cho tôi kể từ hôm qua, tôi xin lỗi mọi người'

VN lo âu việc giới hoạt động dân chủ ứng dụng hiệu quả mạng xã hội

Một blogger cổ xúy cho dân chủ Việt Nam loan tin trên trang mạng xã hội này việc anh bị bắt tại Việt Nam và sau cùng được thả ra. Sự kiện này sau đó đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới trên Facebook.

Truyền thông quốc tế bình luận rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy các trang mạng xã hội đang trở thành một công cụ phổ biến và hết sức hữu dụng, được phong trào cổ xúy cho tiến bộ xã hội và dân chủ ở Việt Nam ứng dụng hiệu quả, khiến cho chế độ toàn trị lo âu.

Thông tấn xã AP nói một tin nhắn bằng video được các nhà hoạt động đăng lên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới tối hôm thứ Tư vừa qua, ngay sau khi nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ ở sân bay Nội Bài, vào lúc anh từ nước ngoài trở về sau chuyến đi được giới truyền thông mô tả là “quốc tế vận” cho dân chủ Việt Nam.

Trong tin nhắn,  anh Nguyễn Lân Thắng nói: “Khi các bạn xem video này, thì chắc chắn tôi đã bị an ninh bắt giữ.” Anh Thắng thu sẵn tin nhắn ngay trước khi về Việt Nam và nhờ bạn bè loan tải trên các trang mạng xã hội nếu anh bị bắt giữ.

Chiều hôm sau, cũng qua Facebook, anh Thắng cho biết đã được nhà cầm quyền thả ra. Anh Thắng viết trên trang mạng xã hội về vụ anh bị bắt giữ rằng “tốn quá nhiều tiền của người thọ thuế cho tôi kể từ hôm qua, tôi xin lỗi mọi người.”

Thông tin được lan truyền tiện dụng, nhanh chóng và hiệu quả như vậy khiến nhà cầm quyền có những cách đối phó thận trọng hơn.

Bài viết trên trang blog của ông Nguyễn Tường Thụy, bạn của anh Nguyễn Lân Thắng, là một trong những người thân đến phi trường Nội Bài để đón anh Thắng hôm thứ Tư, nói rằng cách “tiếp dân” để trả lời những câu hỏi mà các quan chức coi là nhậy cảm trong thời đại mạng xã hội phổ biến này là áp dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” truyền thống.

Ông Thụy kể rằng khi nhóm những người thân của anh Thắng, trong đó có vợ của anh Thắng và ông Thụy, tìm cách vào được phòng hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài để hỏi rằng “an ninh sân bay có giữ anh Thắng hay không, lý do, và bao giờ thả ra,” thì các nhân viên ở đó đã tìm cách “hoãn binh,” và bảo nhóm của ông Thụy ra ngoài chờ mươi phút.

Khi nhóm của ông Thụy trở lại thì văn phòng bị bỏ trống, không còn ai. Theo lời ông Thụy: “Cái sự trốn này thường xuyên xảy ra ở các cơ quan vấp phải sự chất vấn của công dân. Thường là bí quá, họ trốn biệt để mặc khách làm chủ phòng làm việc của họ.”

Đinh Nhật Uy: Bản án của tôi là cảnh báo của chính quyền với cộng đồng Facebook VN

image
Đinh Nhật Uy và các bạn trẻ đón mừng anh
Một nhà hoạt động trẻ vừa lãnh án 15 tháng tù treo về tội danh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì lên Facebook kêu gọi công lý cho em trai nói bản án của anh là lời cảnh cáo của chính quyền với cộng đồng dùng Facebook tại Việt Nam.

Sau khi bị tuyên án hôm 29/10 tại Long An, Đinh Nhật Uy đã trải lòng với Tạp chí Thanh Niên đài VOA về những ưu tư liên quan đến bản án đang bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế phê phán là bằng chứng vi phạm nhân quyền trắng trợn của chính phủ Hà Nội.

Đinh Nhật Uy: Tôi rất vui và sung sướng khi thấy những người bạn, anh em đứng trước trại giam rất đông, hò hét, cầm biểu ngữ đón mình ra, tung hô mình lên. Vui sướng không cầm được nước mắt. Cảm giác không thể nào đong, đo, đếm được.

Trà Mi: Bản án này đã thể hiện sự công bằng, công lý với anh hay chưa?

Đinh Nhật Uy: Bản án này chưa thỏa đáng. Tôi quyết định phải kháng cáo.

Trà Mi: Ở Việt Nam thường các bản án tù giam người ta mới kháng cáo vì cũng mất thời gian và công sức, tiền bạc. Vì sao anh kháng cáo bản án tù treo của mình?

Đinh Nhật Uy: Vì mình thấy cái nào oan thì mình phải kháng cáo. Tôi không làm gì sai trái cả. Những việc tranh đấu của tôi: chống Trung Quốc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, chống tiêu cực, bảo vệ quyền hợp pháp của người dân..v..v..viết những suy nghĩ bình thường của một người dân lên trang nhật ký cá nhân Facebook là chuyện hợp lý, không phải tội phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trà Mi: Tại tòa phúc thẩm cũng có trường hợp bị tăng án nặng hơn. Anh có cân nhắc điều này không?

Đinh Nhật Uy: Điều đó không quan trọng, nhưng tôi tin ở sự thật. Công lý phải được thực thi chính đáng. Tôi chấp nhận rủi ro khi kháng cáo có thể bản án sẽ nặng hơn.

Trà Mi: Bản án này có nằm ngoài dự đoán của anh không?

Đinh Nhật Uy: Lúc nào tôi cũng nghĩ là mình vô tội. Bản án 15 tháng tù treo này không nằm ngòai dự đoán của tôi. Tôi rất tự tin là mình sẽ được trả tự do. Khi biết bên ngoài mọi người đang đứng lên tranh đấu cho những quyền lợi chính đáng, họ ủng hộ tôi, tôi càng tự tin hơn nữa. Tôi không bất ngờ trước bản án. Những yếu tố ghép thành tội của điều 258 là mơ hồ, không chính xác, không rõ ràng. Cho nên, bản án treo này đối với tôi là vẫn nặng nề.

Trà Mi: Dù sao nó cũng là một bản án nhẹ so với các vụ từng bị truy tố về tội danh 258 này trước đây. Theo anh, nhà nước không thể có một bản án nặng nề hơn đối với anh là do áp lực công luận hay do tính chất của vụ án, tính chất hành vi ‘phạm tội’ của anh?

Đinh Nhật Uy: Sự tranh đấu của mọi người trong và ngoài nước đã làm nên một việc kỳ tích, tạo ra được một hướng nhìn mới, một áp lực để mọi người đều biết về bản án của tôi rằng tôi không có tội. Đó là sự thành công của mọi người. Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã đứng lên tranh đấu vì lẽ phải. Đó là sức mạnh tạo nên dư luận tác động, quyết định cho bản án này. Chính quyền, khi điều tra, họ cũng nói với tôi rằng bản án của tôi không nặng, chỉ ở mức cảnh cáo thôi.

Trà Mi: Đọc cáo trạng của anh, rất nhiều người cảm thấy đó là bản cáo trạng chung của mọi người trong thời đại truyền thông xã hội hiện nay. Thông điệp của anh muốn gửi tới những người dùng trang mạng xã hội, truyền thông xã hội tại Việt Nam là gì?

Đinh Nhật Uy:  Nhà thiết kế làm ra trang Facebook làm nhật ký cá nhân. Tôi sử dụng đúng mục đích đó. Tôi đưa ra trạng thái, ý kiến của mình trên đó mà lại bị khởi tố. Thật bất công. Tôi đã tranh luận điều này trước cơ quan an ninh điều tra và trước tòa. 15 tháng tù treo của tôi là cảnh báo của chính quyền đối với cộng đồng Facebook tại Việt Nam. Về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, người dân muốn lên tiếng điều gì cũng phải nằm trong sự kiểm soát chứ không thể nói huỵch toẹt ra hết được, khác với các nước dân chủ ở nước ngoài. Ở nước ngoài, Facebook của tôi nó không là một cái gì cả, tôi muốn nói gì thì nói trên đó. Đó là quyền tự do. Còn ở Việt Nam, tôi thấy chuyện đó khó khăn rất rất nhiều.

Trà Mi: Người ta nói nói gì thì nói đừng xâm phạm lợi ích của người khác. Đó là điều mà nhà cầm quyền quy tội anh..

Đinh Nhật Uy:  ‘Xâm phạm’ là phải có gây ra hậu quả mà hậu quả tôi gây ra là không có. Họ không chứng minh và đưa ra được hậu quả bị thiệt hại như thế nào và không có bằng chứng về điều đó.

Trà Mi: Cáo trạng nói bằng chứng là những điều anh chia sẻ lên Facebook được nhiều người thích, nhiều người chia sẻ ra, bôi xấu hình ảnh nhà nước.

Đinh Nhật Uy: Việc người ta vào Facebook tôi xem, bình luận là quyền của họ, tôi không thể nào cấm cản được họ. Tôi không phải chịu trách nhiệm về điều đó mà tòa bắt tôi chịu trách nhiệm đó là vô lý.

Trà Mi: Cáo trạng nói anh ‘lôi kéo’, ‘kích động’..

Đinh Nhật Uy: Thì họ phải chứng minh được là tôi ‘lôi kéo’, ‘kích động’ như thế nào. Không có cơ sở để gọi tôi là người khơi mào.

Trà Mi: Trong quá trình anh bị bắt điều tra đã diễn ra sự giằng co. Anh đi từ thỏa hiệp sang quyết định thôi không thỏa hiệp. Cuối cùng anh thấy thái độ nào hiệu quả hơn?

Đinh Nhật Uy: Từ lúc bị bắt, bản thân tôi đã nói mình không có tội. Tôi không từ chối bất kỳ lời đề nghị nào từ phía an ninh điều tra cả. Họ kêu khai thế nào, tôi làm cái gì tôi chấp nhận cái đó. Tôi không hề chối cãi gì hết vì tôi biết việc làm của tôi không vi phạm pháp luật. Tất cả tôi đều làm theo yêu cầu của họ, đúng theo thủ tục tố tụng hình sự. Nhưng đối lại bên truy tố hình sự họ làm không đúng những gì họ đã từng nói, từng hứa hẹn với tôi. Khi họ không nói đúng sự thật, không làm đúng sự thật thì bản thân tôi không nghe nữa. Tôi không làm theo nữa. Tôi phải tự bảo vệ bản thân mình, tự tìm cách thoát ra khỏi những điều không thật để đi tới một kết quả khách quan hơn. Bản án treo tôi thấy cũng là một phần thưởng cho sự kiên định của mình.

Trà Mi: Với án treo vì lên Facebook kêu gọi công lý cho em trai, liệu anh sẽ tiếp tục đi tìm công lý cho em mình trong thời gian tới và bằng cách nào?

Đinh Nhật Uy: Bây giờ có hay không có bản án này, tôi vẫn tiếp tục nói lên những gì đúng, cần làm, và tôi sẽ tiếp tục làm trách nhiệm của một công dân. Tôi không sợ bất kỳ điều gì nữa. Có thể tôi lập trang Facebook, blog hay website khác chẳng hạn. Tôi vẫn tiếp tục viết lên đó và làm những việc có ích cho Đinh Nguyên Kha và những người đang gặp bất công trong xã hội này. Tôi sẵn sàng làm và không chùn bước.

Trà Mi: Anh không gọi mình là một nhà hoạt động xã hội hay một blogger. Anh muốn mọi người biết đến Đinh Nhật Uy như thế nào qua bản án này?

Đinh Nhật Uy:  Tôi chỉ là một công dân bình thường như hàng triệu công dân khác lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Tôi không chống phá nhà nước và họ cũng rất khó khăn khi xử án tôi về điều 258 đó.

Trà Mi: Anh là một cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, một giảng viên, một doanh nhân có doanh nghiệp riêng. Sau vụ án này anh mường tượng cho mình tương lai sắp tới ra sao?

Đinh Nhật Uy: Đó là câu hỏi hóc búa mà bản thân tôi đang phải trả lời. Bị giam hơn 5 tháng đối với tôi mọi chuyện đều sụp đổ toàn bộ. Ở xã hội Việt Nam này mà mang ‘danh tiếng’ như vậy thì không thể nào làm ăn được nữa. Từ khi Kha, em tôi bị bắt, công ty tôi bị khách hàng cắt đứt hợp đồng hết và tôi đã phải sang nhượng công ty. Để tiếp tục làm việc sau này, có lẽ tôi sẽ về nhà ba mẹ ở quê canh tác nông sản. Khi rãnh, tôi sẽ lên đá bóng cùng anh em đội bóng No-U, làm những gì có lợi cho xã hội.

Trà Mi: Một trí thức, một doanh nghiệp, một kỹ thuật viên mà phải chịu khoanh tay bó gối ‘về vườn’ ở tuổi 30, độ tuổi có thể đóng góp, cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa, anh có thấy nuối tiếc?

Đinh Nhật Uy: Phương châm sống của tôi là sống không bao giờ nuối tiếc.

Trà Mi: Một trong những hành vi khiến anh bị khởi tố trong bản án này là trả lời đài báo nước ngoài trong đó có VOA. Liệu cuộc nói chuyện hôm nay có làm ảnh hưởng tới bản án treo anh đang thi hành?

Đinh Nhật Uy: Trả lời phỏng vấn báo đài, mình nói lên sự thật, nói lên suy nghĩ của bản thân mình. Đó là chuyện bình thường, là quyền tự do ngôn luận. Tôi không lợi dụng đài VOA hay đài nào để hô hào, kích động. Đài VOA là kênh có uy tín của thế giới. Tôi trả lời để nói lên những tâm tư của bản thân, không có gì là tội cả. Tôi không có gì phải sợ sệt.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.


Oct 29, 2013
image. Bạn bè và Đinh Nhật Uy vui mừng vì anh được tự do. Hàng loạt người dùng Facebook và các công dân mạng đã chia sẻ suy nghĩ của họ ngay trước phiên xử Đinh Nhật Uy và sau khi anh bị kết án tù treo 15 tháng.

Oct 30, 2013
Facebooker Đinh Nhật Uy đối diện với phiên tòa xét xử theo điều 258 của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam . Theo bản cáo trạng thì những lý do khởi tố Đinh Nhật Uy hoàn toàn xuất phát từ mạng xã hội Facebook. Trong đó ...

Oct 31, 2013
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, nói ông đành bỏ cuộc giữa chừng trên con đường bảo vệ công lý cho Facebooker Đinh Nhật Uy trong vụ án 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm ...

Oct 31, 2013
Hàng loạt người dùng Facebook và các công dân mạng đã chia sẻ suy nghĩ của họ ngay trước phiên xử Đinh Nhật Uy và sau khi anh bị kết án tù treo 15 tháng. Nhà báo kỳ cựu Trần Hạnh từ Úc viết trên Facebook: "Tại Việt .

Aug 02, 2013
Khoản 4, Điều 20 của văn bản pháp luật này quy định: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin ...

Oct 07, 2013
Anh Nguyễn Lân Thắng, tác giả của đoạn video, được nhiều người biết đến từ những bài viết và hình ảnh anh chia sẻ trên các trang mạng xã hội về những sự kiện thời sự gây chú ý công luận như các vụ tranh chấp đất đai ...

Oct 10, 2013
... một trong những học viên trong nhóm, nói nhóm của anh gồm 13 người hồi tháng trước đã tìm đến khóa học về "Xã hội Dân sự ở Philippines" thông qua lời giới thiệu trên mạng xã hội của tổ chức Asian Bridge Philippines ...

Feb 13, 2013
Trong một xã hội, mỗi người có nhu cầu thông tin khác nhau, từ đó mỗi người thường chọn lựa nguồn thông tin cả về nội dung, hình thức và phương pháp chuyển tải thích hợp nhất cho mình. Khi được tự do cạnh tranh mỗi ...

Sep 23, 2013
Bản kiến nghị này, ngoài việc gửi đến một số cơ quan nhà nước, đã được công bố trên mạng và thu hút hàng chục ngàn chữ ký đồng tình. Có thể cho rằng, “Kiến nghị 72” là dấu ấn mở đầu cho hoạt động xã hội dân sự lần ...

Jul 04, 2013
Mạng xã hội cũng loan tải những tin tức cần được kiểm chứng thêm trong đó cáo buộc cảnh sát, an ninh mặc thường phục tấn công người dân, nhất là những người xuống đường phản đối, các nhà hoạt động vì dân chủ, ...

Oct 30, 2013
Thế nhưng ngày nay sẽ khó có thể kiếm ra một cư dân đô thị trung lưu nào trên thế giới không sử dụng thư điện tử cá nhân miễn phí như của Google, Yahoo, hay Hotmail, không sử dụng mạng xã hội không thu phí như ...

Sep 04, 2013
Mạng xã hội, mà nổi tiêng nhất là Facebook, hiện vẫn là sân chơi chính của giới trẻ với cách suy nghĩ khác hẳn thế hệ già hơn mà nhiều người đang nắm vai trò quản lý mạng và quản lý xã hội nói chung. Nhưng ngay cả ...

Sep 26, 2013

Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed Bouazizi được loan ...

image

Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ
Chân dung 10 người quyền lực và những khu chợ tuyệ...
6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Nói sự thật sẽ không tồn tại
Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyề...
Công ty ớt Sriracha bị kiện vì gây mùi khó chịu, c...
Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Từ Mark tới Uy
Làng dưỡng lão Việt kiều
Lịch sử và các bí ẩn của tượng Nữ Thần Tự Do
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giớ...
Tàu có đáng sợ không?
Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
Chợ cóc và an toàn thực phẩm
Sạn mật
Khi 'đất nước' lười đọc
Huyền Chip và thói dối trá của người Việt trẻ!
Cộng sản Indonesia bị tiêu diệt trong những năm 60...
Lột da, hút mỡ bụng
Những đám đông Việt Nam
Phản ứng về phiên xử Đinh Nhật Uy
Cõi già trên đất lạ
Thánh chiến tình dục
Câu cá trên trời
Hạm đội Hoa Kỳ cứu tàu tỵ nạn VN
Xăng ôm
Hẻm sâu sài gòn
Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Mặc cảm của phụ nữ không con
Chính trị VN 'không rõ ai đang cầm lái' & Tranh ch...
Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis….
Thành phố không có ai mặc quần áo
Cô gái kéo xác máy bay Mỹ
Trai Nhật 'ưa gái ảo và trốn tình dục'
Vì sao nước Mỹ không có "lãnh tụ vĩ đại"?
Sáng đôi mắt mù
Bội Phản
Về chuyện ăn phở ... Little Saigon
Vì sao Việt Nam khó bỏ đi xe máy?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.