Wednesday, November 13, 2013

Nông dân Việt mãi mãi nhọc nhằn

image
Ở Anh chính phủ đánh thuế thành thị để giữ nông thôn
Tháng trước, tôi đến chơi nhà anh bạn người Anh, tôi biết anh hồi còn ở Việt Nam. Anh luôn giới thiệu mình là nông dân, khiến một cô gái Việt mới đầu thích anh do cao to đẹp trai, nhưng nghe là nông dân lập tức đánh bài lảng dần.

Với cô, theo suy nghĩ đơn thuần Việt Nam, nhà nông là nghèo khổ, lao động cực nhọc, ít học và rượu khỏe.
Nhưng thực ra nông dân bên Anh tương đối giàu. Anh bạn tôi chỉ làm việc bằng máy móc, từ làm đất, gieo hạt, tưới và thu hoạch, anh đi thăm đồng bằng xe máy đặc chủng bốn bánh.

Từ phòng khách đón tôi là ngôi nhà nhỏ khác bên kia quả đồi đủ tiện nghi nhìn xuống thung lũng rất đẹp, và để đến đó từ nhà chính, anh chở tôi bằng chiếc Land Rover 4wd, mất 10 phút băng qua ruộng của chính anh.

image
Anh cũng mời tôi cưỡi ngựa, một con màu hồng trong số bốn chú ngựa đang ở trong chuồng, nhưng nhìn con ngựa Anh cao cỡ 1 mét 9 từ lưng đến đất, tôi từ chối, nhỡ ngã thì què như chơi.

Ở Anh, thu nhập của nông dân có khi 50% đến từ các khoản hỗ trợ để bảo vệ môi trường. Ví dụ anh được hỗ trợ khi bỏ đất hoang 7% cho chim thú, không dùng thuốc trừ sâu hay phân hóa học, trồng ba loại cây để giữ đa dạng sinh học, không cầy xới những đồng cỏ mà giữ nguyên làm khu chăn thả.
Để giữ được mỗi ngọn núi hay dòng suối hay đàn hươu đẹp ngỡ ngàng bên Anh, hóa ra đều là tiền từ chính phủ cả.

Tóm lại, một nông dân Anh luôn đủ ăn, ngay cả khi làm rất ít vì Anh và châu Âu dùng thành thị để nuôi nông thôn, có vẻ ngược lại với Việt nam.

Không chỉ ở Anh mà hồi ở Việt Nam tôi cũng biết một bạn người Úc, anh nói làm nghề chăn bò, khiến tôi có ý khinh thường.

image
Vì nghề chăn bò khiến tôi tưởng tượng ra một anh nông dân nón lá buồn bã ngồi ở sườn đê, hóng ô tô qua lại nhìn để giết thời gian, tay luôn ve vẩy cái roi tre một đầu rách tướp.
Nhưng đi uống bia vỉa hè vài lần cùng anh chăn bò người Úc đó và nghe anh kể chuyện, hóa ra đàn gia súc của anh có cả ngàn con ở khu chăn thả hàng ngàn héc ta, và anh lắm khi phải lùa bò bằng máy bay trực thăng nhỏ hai chỗ ngồi hiệu Robinson.

Tôi xin lỗi vì đã coi thường các anh.

Nông dân nghĩa là nghèo

image
Để̀ xuất khẩu được gạo kiếm ngoại tệ cho cả nước, người nông dân Việt nam đang bị vắt kiệt sức
Vì ở Việt Nam, khi nói đến nông dân, ta mặc định là nghèo, ngay cả khi trúng mùa, họ vẫn nghèo. Báo chí Việt Nam luôn giật tít : “khóc ròng vì được mùa”, hay “được mùa, rớt giá”, và ở Việt Nam, 70% đất là làm nông nghiệp.

image
Báo nói không hề sai, mỗi khi được mùa, giá lại rớt thê thảm, từ nhãn, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, và lúa.
Tôi thấy họ bán giá gần như cho dưa hấu ở vệ đường, và khi không bán hết, dưa bắt đầu hỏng, người nông dân bỏ đi, vứt bỏ cả đống dưa bắt đầu thối inh chất đống khắp nơi dọc quốc lộ.
Được mùa, nhưng bà con không vui hơn, vì về cơ bản, túng vẫn hoàn túng.

Vì họ là … nông dân, họ luôn tự đặt mình vào thế bị động, và bị thương lái ép giá, về đủ mọi đường, do họ không bao tiêu được đầu ra. Tất cả phó thác cho may mắn, và nông phẩm, ví dụ gạo hay gà, không thể để lâu, gạo để lâu thì mốc và giảm chất lượng. Và lúa, với khí hậu nhiệt đới, rất nhanh lên mầm khi chất đống chờ người đến mua, năm nào cũng vậy.

image
Còn gà thì ví như anh nông dân có trang trại nuôi gà, thì đàn gà phải được bán ở 2 kg hay 3 kg. Vượt qua ngưỡng đó, con gà ăn nhiều khủng khiếp và nếu vẫn nuôi tiếp tục, lập tức lỗ tiền cám.
Thế là họ bị ép giá bởi mọi tầng lớp. Thương lái hiểu, người nông dân phải đẩy nông sản đi bằng mọi giá.

Chất lượng gạo cũng là một vấn đề. Những mảnh ruộng quá nhỏ của nhiều hộ cho ra những hạt gạo gần như loạn về chất lượng và kích cỡ, của đủ mọi giống lúa khác nhau, do thương lái ham lãi pha trộn nhiều loại để bán với giá gạo cao nhất.

image
Chất lượng gạo kém khiến ta chỉ cạch tranh được nhờ bán rẻ.
Nếu người Thái giảm giá gạo của họ như làm với gạo 5% tấm trong năm nay, nghĩa là ta phải giảm giá gạo hơn nữa để cạnh tranh, mà rẻ, nghĩa là nông dân, người làm ra nó, chịu thiệt.
Bà con nông dân, đã làm ra nhiều lúa hơn mức cần thiết, tự họ đã đẩy mình vào thế: được mùa rớt giá.
Dân Việt Nam 90 triệu người ăn hết 13 triệu tấn gạo 1 năm, trong khi nông dân sản xuất ra một năm những 40 tấn ( làm tròn số) thì ngoài cám làm thức ăn gia súc, hay nấu rượu, hay ném vài nắm cho đàn gà, thì phải xuất khẩu.

image
Mỗi khi được mùa, giá nhãn, vải, xoài, dưa lại rớt thê thảm
Hiện tại gạo ở Việt Nam làm thức ăn gia súc mới chỉ là dự định nằm trên giấy, do dinh dưỡng kém và giá cao.
Trong khi ngô hay lúa mì, mà giá tăng đến 50% trong bốn năm qua, lại là hàng Việt Nam phải nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi.
Vấn đề là số gạo dân Việt Nam ăn không hết đó nếu không được xuất khẩu, thì chỉ có đổ đi, vì càng để lâu, càng giảm chất lượng.

image
Năm nay, Trung Quốc bất ngờ gia tăng mua gạo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch đã gỡ thế bí cho Việt Nam một cách ngoạn mục. Chính ông Trương Thanh Phong, chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng phải thừa nhận:
“Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì.”

Nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc luôn bị coi là con dao hai lưỡi, ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Nếu trông đợi vào họ lâu dài, khi họ ngừng thu vì bất kỳ lý do gì, nông dân sẽ khóc dở mếu dở.

Nhiều lúa hóa ra chả giải quyết được vấn đề gì và nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Nếu bỏ một hay thậm chí hai vụ lúa, đổi sang trồng ngô, hay đậu, hay bất kỳ thứ gì làm thức ăn gia súc, hoặc thậm chí để đất hoang cho vụ sau nếu ở đồng bằng sông Cửu Long , tôi khẳng định nông dân sẽ giàu hơn.

image
Bà con nông dân, sau cả năm làm quần quật trên cánh đồng, với chi phí cho phân bón và thuốc sâu vụ sau cao hơn vụ trước, và bán lúa với giá rẻ bằng nửa ốc bươu vàng, mới nhận ra, công sức của mình chỉ nuôi béo anh chủ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và các công ty xuất khẩu gạo.
Chưa kể để xuất khẩu được gạo kiếm ngoại tệ cho cả nước, người nông dân hóa ra đang bị vắt kiệt sức.




Nguyễn Quảng

Mar 30, 2013
Người mẹ nghèo vì muốn cho hai đứa con nhỏ dại có được bộ quần áo lành lặn để ăn Tết mà phải chịu đòn roi gây xúc động cho rất nhiều cư dân mạng. Clip nhạc rap mới được tung lên mạng đã thu hút hàng chục nghìn ...

Nov 02, 2011
Đó là ngày kỷ niệm hằng năm được Liên Hiệp Quốc chánh thức ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 1992 để xác định chủ trương của LHQ là từ khước nghèo đói, xóa bỏ nghèo đói từ nay cho con người trên quả địa cầu ...

Jul 18, 2013
Nông dân Việt Nam càng ngày càng bỏ ruộng hoang nhiều hơn vì thuế nặng, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu cứ gia tăng, giá bán lúa ngày mỗi giảm nên sau khi thu hoạch không đủ ăn. Báo Nông Nghiệp Việt Nam (NNVN), ...

May 29, 2013
Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ. image. Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam thu nhập một tháng 79.749.000 đồng, hộ nông dân 4 người có 3,3 ha thu nhập mỗi người chỉ có 550.000 đồng một tháng.

Feb 21, 2012
Tin của hãng thông tấn Pháp cho biết vụ xuống đường hôm thứ Ba là hành động phản kháng mới nhất của các nông dân này trong vụ tranh chấp kéo dài 6 năm liên quan đến việc đất đai của họ bị trưng thu để xây dựng một ...

Feb 12, 2012
Sự kiện một nông dân nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc Việt Nam quyết định cầm võ khí chống lại lực lượng công an tới thu hồi đất canh tác đã khơi dậy dư luận về một vấn đề sôi sục bên dưới bề mặt xã hội Việt Nam . image.

Mar 12, 2012
Trong khi đó nông dân mất đất không có đất để làm ruộng rẫy. Con số báo Lao Động nêu lên thấy mà hết hồn. Tại TP Cần Thơ ngày xưa người Việt thường gọi là Tây Đô [xin nói rõ thành phố Cantho tức nội ô và vùng phụ ...

Oct 21, 2013
Có những cá nhân nghèo thì đã hiển nhiên, nhưng còn có những tập thể nghèo, chẳng hạn một tầng lớp xã hội như những công nhân bị bóc lột, những nông dân suốt đời dãi nắng dầm mưa mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc, ...

image

Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Dạ tiệc Giáng Sinh 2013
Những cách vượt tường lửa
Chuyện bình thường
Những thử thách sắp tới của Trung Quốc
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá Philippines
Nỗi đau từ rượu
Thế nào được gọi là thuốc Generic?
Mỹ làm lễ đặt tên cho thế hệ tàu sân bay kế tiếp
Bão Haiyan tàn phá Philippines
Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ
Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác Sĩ thẩm mỹ ĐVH Cát Tường
HISD Asian American College and Career Day
Please Join Us - MOL's "Love Without Border" Chris...
Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em ...
Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.