Tiểu
học nằm trong năm cấp học của hệ thống giáo dục chính thức ở Việt Nam
Gia
đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi,
đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam , đem lại
cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.
Việc
có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước đã trở thành một gánh nặng cho
rất nhiều các bậc cha mẹ tại Việt Nam . Những người khá giả thường kỳ
vọng “chạy” được cho con vào trường điểm.
Những
người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú lại mơ ước con vào được “trường
công” để mức đóng góp nhẹ hơn. Và hầu như khi năm học cũ vừa kết thúc, các bậc
phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em
mình.
Note:
Một số hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Và
nạn nhân cuối cùng lại là chính những đứa trẻ, chúng phải gánh chịu những áp
lực học hành để “xứng đáng” với công sức, đồng tiền và kỳ vọng của cha mẹ.
Khi
chúng tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ, món giấy tờ duy nhất nhà trường yêu
cầu là một bản photo giấy khai sinh của các con tôi để nhà trường căn cứ vào đó
xếp các cháu vào những lớp theo độ tuổi.
Luật
pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất Thụy Sĩ đều buộc phải
tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ
cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ.
Hệ
thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi chúng được 16
tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó
trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.
Bệnh
thành tích
Trẻ
em ở Thụy Sỹ may mắn có nhiều lựa chọn ở học đường và ngoại khóa
Do
truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những
đứa trẻ. Những hãng sữa dành cho trẻ em cũng nắm bắt được “yếu điểm” tâm lý này
của người Việt để đưa ra những slogan quảng cáo rất kêu: Cao lớn hơn, thông
minh hơn, vượt trội hơn.
Trong
những câu chuyện trao đổi với nhau, các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn hãnh diện
khoe chuyện con em mình đạt thứ hạng học tập cao, có bao nhiêu điểm 10, bao
nhiêu danh hiệu. Những đứa trẻ không có thành tích như kỳ vọng thường phải chịu
nhiều sự quở phạt của gia đình, thậm chí bị chính cha mẹ bạo hành hay nhục mạ
vì đã không làm cha mẹ tự hào như những trẻ giỏi giang khác. Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ
phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng
danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.
Trong
trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm
số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan
trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay
cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành
tích trong học tập.
Và
vô hình chung, trẻ em lại vô tình trở thành nạn nhân cho những áp lực thành
tích của người lớn, khi chúng phải miệt mài học đêm học ngày, hết học chính
khóa tới phụ đạo, học thêm để đáp ứng những kỳ vọng đó… Không khó khăn gì khi
nghe nhiều bậc phụ huynh than thở con em mình bận học tới nỗi mất cả tuổi thơ,
thậm chí nhiều cháu còn bị stress nặng cũng bởi lý do học quá nhiều!
Quan niệm giáo dục của phương Tây lại hết sức khác biệt. Trẻ nhỏ không bị mang cái ách kỳ vọng quá nặng phải sống cho phần của người khác. Kỳ vọng lớn nhất cả gia đình và xã hội đặt vào mỗi đứa trẻ, chỉ đơn giản rằng khi chúng lớn lên sẽ trở thành một công dân hữu ích là đủ. Chúng có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, người lớn chỉ ở bên khi chúng cần sự giúp đỡ hoặc lời khuyên bảo.
Thế
nhưng, nghịch lý lại nằm ở rất nhiều những kiến thức tinh hoa nhân loại đều
được truyền đạt cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhưng tới tuổi trưởng
thành thì ai cũng thừa nhận mình học được ở trường lớp chẳng được bao nhiêu,
đặc biệt là các kỹ năng sống… Vậy thì nguyên do vì đâu?
Theo
ý kiến cá nhân tôi, do giáo trình rườm rà nhưng không thiết thực và các phương
pháp truyền đạt kiến thức của các thầy cô tại Việt Nam đa số đều rất máy móc, nhàm
chán. Học sinh được học theo phương pháp đọc - chép, học thuộc lòng theo lý
thuyết xuông… mà không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo. Cho nên,
những kiến thức nhà trường mất rất nhiều thời gian truyền tải đã trở thành
những kiến thức “chết”, không thực sự hữu dụng cho các em.
Tại
Thụy Sỹ, cho tới khi trẻ được 13 tuổi, mục tiêu lớn nhất nhà trường đặt ra đơn
giản chỉ là trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập. Giáo trình cho trẻ ở độ
tuổi này rất nhẹ so với trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam, và những bài học luôn được
giáo viên hướng dẫn bằng cách bày thành những trò chơi, rồi đặt ra rất nhiều
câu hỏi tại sao, thế nào…buộc trẻ phải tư duy để tìm lời giải. Trẻ học rất hứng
thú, mà kiến thức cũng tự động “sống” trong đầu.
Thiếu
những sân chơi…
Hướng
đạo sinh trong nhà trường đã bị hệ thống đoàn, đội ở Việt Nam thay thế,
theo tác giả
Một
thực tế nữa phải nhìn nhận, rằng trẻ em ở Việt Nam rất thiếu không gian vui chơi,
đặc biệt là trẻ em tại các thành phố.
Nhiều
cha mẹ chia sẻ với tôi rằng đôi lúc thương con bận học tối ngày, bố mẹ dù muốn
đưa con đi chơi thư giãn và giải tỏa bớt năng lượng thừa nhưng chẳng biết đi
đâu.
Những
khu vui chơi lúc nào cũng chen lấn chật chội, công viên cũng chẳng khá khẩm gì
hơn, đường xá thì nguy hiểm, trong khi không phải ai cũng có điều kiện kinh tế
để thường xuyên đưa con em mình đi du lịch.
Vậy
là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game
giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới
trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công
nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều
kiện rèn luyện các kỹ năng sống.
Tại
Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia
nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện
tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng
tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc
cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc…
Tại
Việt Nam, trước 1975 đã có rất nhiều hội đoàn Hướng đạo hướng giới trẻ rèn
luyện các kỹ năng sống theo tinh thần không phân biệt tôn giáo, không liên quan
tới thể chế chính trị… đã phát triển rất mạnh mẽ, thu hút số lượng thanh thiếu
niên sinh hoạt rất đông tại Hà Nội và Sài Gòn.
Tiếc
thay, sau 1975 toàn bộ các hội đoàn Hướng đạo Việt Nam đều bị xóa bỏ như cách
người ta xóa bỏ các tàn dư của chế độ cũ, nhường sân chơi cho các đoàn Thiếu
niên Tiền Phong, đội Kim Đồng… với các sinh hoạt đậm màu chính trị dành cho trẻ
nhỏ, nhưng điều cơ bản là kỹ năng sống cho các em lại hoàn toàn không được quan
tâm.
Cho
tới cách đây khoảng 5 năm, những huynh trưởng tâm huyết từ thời chế độ cũ đã
lặng lẽ gây dựng lại các hội đoàn hướng đạo sinh hoạt tại một số công viên ở
TP.HCM nhằm hướng dẫn các em những bài kỹ năng sống theo tinh thần hướng đạo
chung. Hoạt động này hiện nay không bị cấm, nhưng lại hoàn toàn không được
khuyến khích.
Khi
nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung
quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm
thì trẻ em Việt Nam
sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.
Hương
Vũ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.