Thờ
cúng là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam , không chỉ gồm phần cúng lễ
mà còn thể hiện sự tưởng nhớ cội nguồn và là dịp gặp gỡ cộng đồng người
thân, gia đình, bè bạn.
Nhưng
hiện nay, với người Việt Nam ,
dường như tục lệ này đã mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Biểu
hiện rất rõ trong việc trong chuyện thờ cúng tràn lan, bất chấp nguyên tắc. Họ
như đi trong đám sương mù của tâm linh, cái gì cũng sợ hãi và cái gì cũng có
thể thờ được.
Trên
khắp các nẻo đường Việt Nam ,
chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi miếu nhỏ, hoặc những bát nhang đặt
trước một gốc cây, một hòn đá, một cột điện, một ổ mối, tổ kiến… mà người ta
kháo nhau rằng nó có dáng dấp một con rồng, hay từa tựa hình người.
Bát
nhang nào cũng luôn luôn trong tình trạng khói hương nghi ngút.
Hiện
tượng trên phản ánh một sự thật, người Việt Nam đang nhận thức lệch lạc trong
việc thờ cúng, thiếu một chỗ dựa tâm linh lành mạnh.
Giết
mổ và ngoại cảm
Người
cầ̉u cúng 'thọ lộc' ngay trên vỉa hè
Ở
Việt Nam
hiện nay phổ biến quan niệm: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.”
Hàng
năm, từng đoàn người đi lễ Chùa Hương, Bà Chúa Kho, Bái Đính… xì xụp khấn vái
xin nhà cao cửa rộng, thăng quan tiến chức, tiền tài danh vọng.
Rồi
lễ vật dâng lên nào lợn quay, gà luộc, xôi oản, thậm chí cả rượu.
Hương
khói mù mịt, vàng mã chất đống ngồn ngộn như núi. Xong lễ thì ngồi la liệt thụ
lộc ngay cạnh vệ đường. Tất cả hầu như quên điều tối thiểu là phải chay tịnh
khi lên chùa lễ Phật.
Mọi
người, ngày rằm mùng một lên chùa khấn vái, tưởng rằng chỉ như vậy đã là Phật
tử.
Trong
khi một đoạn kinh ngắn có thể cũng không thuộc, Giáo lý nhà Phật cũng không
hiểu, hàng ngày cũng chẳng tâm niệm những điều răn của Phật.
Ngay
cả những lễ hội được coi là văn hóa cũng thể hiện tính man rợ vì sự méo mó
trong nhận thức tâm linh.
Có
thể kể đến như lễ hội chọi trâu, chém lợn. Không biết thần thánh nào sẽ ban
phúc trong việc chặt con lợn đang kêu thảm thiết ra làm hai với nhát dao bén
ngọt.
Trong
khi dòng máu tuôn trào chưa kịp nguội, hàng trăm con người đổ xô vào thấm máu
lên những đồng tiền và hỉ hả vì sẽ gặp may mắn cả năm.
Hay
những con trâu bị ngả ra ngay khi vừa kết thúc cuộc đấu.
Giá
thịt trâu bị đội lên tới hàng triệu đồng. Để rồi sau đó lại chén chú chén anh
bằng chính thịt những con trâu, lợn vừa bị giết.
Kết
thúc cuộc nhậu có thể là một màn ẩu đả vì quá chén.
Rồi
hiện tượng các nhà ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ mọc lên như nấm.
Lúc
thì được ngợi ca quá mức, khi thì lại bị hạ bệ, thật giả lẫn lộn. Các vụ lùm
xùm liên quan đến sư gần đây cũng cho thấy hậu quả của việc khủng hoảng tâm
linh.
Phải
chăng những lệch lạc trong nhận thức tâm linh ấy, đã dần dần tha hóa tính hướng
thiện của con người, bất chấp những bài giảng đạo đức cao siêu, mơ hồ trong
trường học?
Dẫn
đến những việc quái đản xảy ra thường xuyên hiện nay, như một người bị rơi bọc
tiền tung tóe trên đường phố đông đúc, thay vì nhặt giúp, thì tất cả cùng tranh
nhau vơ lấy như của trời cho.
Thịt
quay treo ở quán phục vụ khách lên Chùa Hương
Một
xe hàng gặp nạn bị đổ, hàng lăn ra đường, thì những nông dân hàng ngày (được
cho là) chất phác vụt biến thành những kẻ tham lam, thi nhau hôi của và lấy làm
may mắn hả hê.
Một
lễ hội hoa kết thúc bằng cảnh tan hoang vì tranh cướp.
Một
buổi phát đồ miễn phí trở thành một màn giành giật... Họ thấy như thế là đúng,
là bình thường?
Đời
sống tâm linh lành mạnh sẽ hướng con người tới điều Thiện. Nhưng hiện nay,
không thể kể hết những trái khoáy trong nhận thức tâm linh của người Việt Nam .
Có
thể cảm nhận, người Việt Nam
giờ đây quá tham lam, ích kỷ và chỉ cần có cơ hội thì tính xấu đó bộc lộ ngay
bản chất.
Những
quan niệm thờ cúng lệch lạc đã dẫn đến lòng tham và đó chính là mầm mống của
cái Ác.
Hải
Lam
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.