Monday, November 11, 2013

Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ

image
Lời thầy dạy - Vạn vật vô thường, đổi thay là quy luật của tạo hóa. Luật này không miễn trừ cho bất cứ ai hoặc định chế nào. Quy luật huyền biến của vũ trụ, sự vật thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh, nên mới tiến bộ theo thời, cái mới ra đời thay thế cái cũ lạc hậu phải ra đi. Nhưng trước khi sự việc thay đổi xảy ra đều có hiện tượng báo trước mà nhiều khi con người không để ý. Hiện tượng đó được gọi là “Điềm”.

"Điềm" là hiện tượng bất thường dẫn đến một suy nghiệm tiên tri, hoặc chứng nghiệm về một sự kiện sẽ xảy đối với cuộc sống con người được xác định đúng trong tương lai.

image

Có hai yếu tố xác quyết liên quan đến khái niệm "Điềm" như sau:


1- Phải có yếu tố dự đoán về một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai và được chứng nghiệm đúng.

Thí dụ như, vài tuần trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần năm 2011, các ngư dân tại các vùng phía Đông Bắc nước Nhật phát hiện nhiều con cá Oarfish dính trong lưới. Họ cho là“Điềm gở” và dự đoán nước Nhật sẽ gặp chuyện chẳng lành.

Đúng như dự đoán, ngày 11/03/2011, một trận động đất có tâm chấn cách thủ đô Tokyo 382 km về phía Đông Bắc đã xảy ra. Với cường độ 9 độ Richter, trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử nước Nhật, gây ra nhiều cơn sóng thần khủng khiếp tàn phá miền Đông Bắc nước Nhật, làm cho 19.000 người thiệt mạng, các ngôi làng gần biền bị tàn phá hoàn toàn.

Sau khi nghiên cứu dự đoán của các ngư dân, cơ quan truyền thông Iore của Nhật loan báo, Oarfish là loại cá hiếm, mình dẹp và có chiều dài như rắn, chỉ sống ở độ sâu vài trăm thước dưới mặt nước, tập trung trong các đường nứt của vòng đai lửa, loại cá này đã bị đẩy lên mặt nước bởi các chấn động thông thường trước khi trận động đất lớn xảy ra.

2- Có thể hiện tượng bất thường xảy ra không có dự đoán, nhưng sau khi sự kiện đã xảy ra thì có sự liên hệ đến hiện tượng bất thường trước đó.

Thí dụ như, sau trận động đất 7 độ Richter ở Tứ Xuyên vào ngày 12/5/2008, dân cư trong vùng mới nhớ đến một hiện tượng bất thường xảy ra trước đó, là ếch nhái rời bỏ chỗ ở di cư hàng loạt ra khỏi Tứ Xuyên. Hiện tượng bất thường này được coi là “Điềm”.

Như vậy, “Điềm” là dấu hiệu báo trước sự kiện bất thường sắp xảy ra. Nó được phân ra hai loại:

- Điềm lành báo trước sẽ gặp sự việc tốt đẹp. Chẳng hạn như cây thiên tuế trước nhà trổ hoa hay trong sân vườn có cây hoa đẹp nở nghịch mùa thì chủ nhà sắp được tài lộc.

Điềm gở báo trước sự việc chẳng lành sắp đến. Như mưa sao băng, núi bị sạt lở, bầu trời không có mây đen (chuyển mưa) mà có sấm động (sấm sét), cột cờ gẫy trước khi ra chiến trận, mực nước tại bãi biển tự nhiên bị rút ra xa…

Trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Mao Trạch Đông”, viết theo lời kể của Tiểu Mạch (người chăm sóc sức khỏe cho Mao suốt 20 năm), thuật lại câu chuyện xảy ra vào những ngày cuối đời Mao như sau:

“Chiều thứ Tư ngày 10/3/1976, cô thư ký đọc báo cho Mao nghe, vào ngày thứ Hai 8-3-1976 có một thiên thạch rơi với tốc độ lớn vào khí quyển địa cầu, cháy sáng như một quả cầu lửa khổng lồ rồi phát nổ trên vùng trời ngoại ô Cát Lâm. Thiên thạch nổ bắn ra khắp nơi, tạo thành trận mưa thiên thạch. Trong đó có 3 tảng lớn rơi xuống tạo thành hố sâu. Tảng lớn nhất nặng gần 1.8 tấn.

Mao nghe xong, nhờ người đỡ ngồi dậy ra đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, rồi trầm ngâm nói:"Trung Hoa có một thuyết gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng, ngụ ý nói nếu nhân gian sắp xảy ra một biến cố lớn thì thiên nhiên sẽ có những điềm báo trước. Trời long, đất lở, đá lớn từ trên không rơi xuống là điềm gở. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Công qua đời đều xảy ra các hiện tượng bất thường như sao rụng, đá rơi".

Sau hơn 4 tháng, vào ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Đường Sơn (Hà Bắc) làm thiệt mạng hơn 240 ngàn người và 160 ngàn người bị thương. Không biết chuyện thiên thạch rơi và cơn động đất có tác động gì đến sức khỏe của Mao không, nhưng đến ngày 9/9/1976 thì Mao qua đời. Dư luận cho rằng, 3 tảng thiên thạch lớn rơi xuống đất là điềm báo hiệu đảng CS Trung Quốc mất 3 nhân vật cao cấp trong năm 1976, đó là Tổng tư lệnh quân đội Chu Đức, Thủ tướng Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông”.

Năm 1976 là năm có 3 tháng dương lịch 1, 2, 3, ngày dương lịch đều trùng với ngày âm lịch. Từ ngày 1-1-1976 (mùng 1 tháng Chạp năm Ất Mão) đến ngày 30-3-1976 (30 tháng Hai năm Bính Thìn).

Và đầu năm 1997, sau cơn sao bang, một tảng thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Sơn Đông, 4 ngày sau, Đặng Tiểu Bình chết lúc 9 giờ tối thứ Tư ngày 19-2-1997. Đặng Tiểu Bình là người gây ra cuộc chiến tranh Trung-Việt vào năm 1979, đã đẩy 300 ngàn quân tấn công Việt Nam để cũng cố quyền lực cá nhân. Đặng cũng chính là người đã nói câu “Việt Nam là bọn côn đồ, phải dạy cho bọn chúng một bài học” trong chuyến viếng thăm mấy nước Á châu vào tháng 12 năm 1978.

Còn Sấm ký là những dự báo hợp lý, được đưa ra trước để tiên tri những điều sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng rất khó bàn. Như Sấm Trạng Trình là cuốn sách ghi lại những lời tiên tri của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của nước Việt Nam trong khoảng hơn 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2019).

Chẳng hạn như câu Sấm “Bao giờ trúc mọc qua sông, Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây” nói về thời Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm chiếm nước Nam. Khi đến thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân bắc một cây cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng. Sau khi dẹp được giặc Thanh ở trận Ðống Ða vào năm Kỷ Dậu (1789), đức Nguyễn Huệ lên ngôi xưng là Quang Trung Hoàng Ðế (từ trúc để chỉ tre và non Tây là nhà Tây Sơn).

Sấm giảng là quyển sách ghi lại những lời dạy dỗ về đạo pháp của một bậc thầy, khuyên người đời làm lành lánh dữ và trong đó có nhiều lời tiên tri về một số các biến cố chính trị của đất nước sắp xảy ra. Như quyển “Khuyên người đời Tu niệm” của đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ đạo Hòa Hảo viết vào năm 1939 (Kỷ Mão).

Và Cơ bút là nghi lễ cầu cơ và chấp bút, là nền tảng của đạo Cao Đài. Cơ bút được cho là đã khai sinh ra và là phương tiện truyền giảng đạo pháp của tôn giáo này. Cầu cơ và chấp bút là những phương pháp thông linh, đạo Cao Đài gọi là những phương pháp Thông Công.


Con hãy phân biệt và ghi nhớ.

image
Lang Biang là hai ngọn núi nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh Lang Biang nằm ở độ cao 2167 m so với mặt biển.

Ngày xưa người Thượng (dân tộc thiểu số) sống trong vùng này gọi một ngọn núi là Klăng (núi Ông) và ngọn núi kia là Biêng (núi Bà), ghép chung thành Klăng Biêng. Về sau người Pháp phiên âm là Lang Biang, sau đó người Kinh đổi thành Lâm Viên, gọi vùng cao nguyên này là cao nguyên Lâm Viên.

Lang Biang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt và được xem như một biểu tượng của thành phố này. Trên núi có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt với mây trắng và sương mù.
Do nằm ở độ cao, Lang Biang được xem là một trong những ngọn núi cao nhất vùng, hiện nay được xem là khu du lịch, nơi tìm hiểu nét văn hóa dân tộc thiểu số và còn là điểm thu hút du khách thích mạo hiểm chinh phục đỉnh cao.

Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Bắc giáp với huyện Lạc Dương. Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương. Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng trăm năm trước, Đà Lạt là địa phận cư trú của người Lạch và người Cil. Thành phố Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các ngọn núi cao và nhiều dãy núi liên tiếp:

- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (1816 m).

- Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1408 m).

- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2278 m), dốc xuống cao nguyên Dran.

- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1629 m).

- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

Đà Lạt có nhiều nhiều dinh thự và biệt thự đẹp xây cất theo kiểu kiến trúc của người Pháp. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo Tàng Viện và nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.

Bác sĩ Alexandre Yersin

Trước năm 1893, cao nguyên Lang Biang là nơi cư trú của các sắc tộc người Thượng. Người Kinh đầu tiên muốn khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều khó khăn, nên mãi đến cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định.

- Năm 1880 và 1881, bác sĩ Hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng cao nguyên này. Họ được xem là người đầu tiên đặt chân đến Lang Biang, mở đường cho nhiều chuyến đi về sau của A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), Humann (1884).

- Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này thất bại.

Năm sau, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắc Lắc đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mekong (địa phận Miên).

- Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, 3 lần đi khảo sát bằng đường bộ từ Sài Gòn xuyên vào vùng người Thượng. Nhiệm vụ của Yersin là tìm hiểu tài nguyên về lâm sản, khoáng sản... Và chiều ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra Lang Biang, nên Yersin được xem là người đầu tiên tìm ra vùng đất này.

- Ngày 1/1/1899, Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng ở Trung Kỳ, với 2 cơ quan hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và cao nguyên Lang Biang.

- Ngày 20/4/1916, vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập khu thị tứ cho tỉnh Lâm Viên.

Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt nhanh chóng phát triển.

- Ngày 30/10/1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11/10 của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà Lạt cùng với tỉnh Đồng Nai Thượng nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương.

- Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Viên tân lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.

- Ngày 10/11/1950, vua Bảo Đại ký dụ số 4 QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.

Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat) năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km² với dân số 25.041 người.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ miền Bắc, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.

- Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Đức. Nhiều trường học, huấn luyện và viện nghiên cứu được thành lập như: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), Trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)...

- Sau năm 1975, dân số gia tăng bởi số lượng cán bộ và dân miền Bắc nhập cư lên khoảng 86 ngàn người. Và vào những năm đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào dịch vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam.

- Tháng 2/1976, tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt xác nhập lại thành tỉnh Lâm Đồng.

Những vụ sạt lở núi

Sạt lở núi Cấm

Ngày 5/5/12, đoạn gần Vồ Đầu trên tuyến giao thông nối từ chân núi với đỉnh núi Cấm, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) đã xảy ra vụ sạt lở vách núi kinh hoàng. Tảng đá lớn nặng khoảng 10 tấn đã lăn từ độ cao khoảng 300m xuống, đè bẹp chiếc xe 7 chỗ ngồi, làm thiệt mạng 6 người. Đây là tai nạn thảm khốc lần đầu tiên xảy ra tại vùng Núi Cấm.

Sạt lở núi tại Nghệ An

- Ngày 11/7/2013, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ sạt lở núi khiến 5 người thương vong.

- Ngày 29/8/2013, đoạn đường qua xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có hàng chục nơi sạt lở nghiêm trọng, khiến đất đá từ trên núi đổ xuống quốc lộ 7A, làm cho giao thông bị tắc nghẻn.

Sạt lở núi tại Điện Biên

Ngày 23/8/2013, quốc lộ 279, đoạn đường từ huyện Tuần Giáo đi thành phố Điện Biên Phủ bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng do sạt lở núi. Khu vực sạt lở được xác định tại đoạn qua xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên. Cả một vạt núi 50 m, dài 150 m đã sạt xuống lấp ngang quốc lộ 279. Khối lượng đất đá ước khoảng 60 ngàn m3. Đây là vụ sạt lở được ghi nhận là nghiêm trọng nhất trên địa phận tỉnh Điện Biên từ xưa đến nay.

Sạt lở núi tại Yên Bái

Ngày 25/8/13 hàng trăm tấn đất đá sạt lở trên quốc lộ 32, thuộc địa phận giáp ranh giữa huyện Than Uyên và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây tắc nghẽn giao thông.

Sạt lở núi Lang Biang

Ngày 25/8/2013, núi Lang Biang có độ cao 2167m bị sạt lở tạo thành một vệt dài rộng từ đỉnh xuống chân núi.

Anh Bon Đing Đim, sống dưới chân núi cho biết trong đêm 25/8/13, âm thanh ầm ầm như sấm trời kéo dài 20 phút. Sáng ra, anh thấy ngọn núi Lang Biang như bị xẻ đôi.

Vị trí sạt lở xuất phát từ gần đỉnh núi, một lượng đá khổng lồ tuột xuống núi khoảng 500 thước, làm cho nhiều cây cổ thụ bị cuốn ngã theo tạo thành một vết đỏ dài giống như núi bị nứt đôi.

Theo cư dân địa phương, vào năm 1970, núi Lang Biang bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở thêm một lần nữa và lần này nghiêm trọng hơn lần trước.

Theo nhạc sĩ Krajan Plin, một vị cao niên trong làng sống lâu năm dưới chân núi cho biết, tất cả dân chúng sống ở vùng Nam Tây Nguyên đều coi ngọn Lang Biang là núi thần. Ông nhận định: "Sạt lở núi Lang Biang lần này sụp lở là hoàn toàn do thiên nhiên, bởi độ cao rất hiểm trở, chỗ sạt lở thì không ai có thể phá hoại bằng dụng cụ lao động hay máy móc".

Theo truyền thuyết, ngọn núi này là công trình tạo dựng cuối cùng của thần linh và được ví như một cái rốn trời. Núi Lang Biang được xem là nơi linh thiêng như núi Cấm (Thất sơn) vì có nhiều truyền thuyết. Các tộc người Lạch, Cil cư trú dưới chân núi đều cho rằng núi Lang Biang có một sức mạnh mà không có biến cố nào có thể làm thay đổi được. Trong cuộc sống hằng ngày, để nói đến những điều không tưởng, dân làng có câu nói: "Nếu làm được như thế, thì núi LangBiang cũng phải sụp lở". Vì vậy, khi thấy ngọn núi bị lở, nhiều người Lạch và Cil bàn tán cho rằng, núi Lang Biang sụp lở là do thần linh đang tỏ thái độ không vừa lòng với chế độ và hiện tượng này báo hiệu một điều gì bất thường sắp xảy ra.

Sấm và điềm tiên đoán

a. Những câu Sấm và “Điềm” đã được công nhận là đúng.


* Sấm dự đoán chủ nghĩa CS tan rã

“Bao gi đá ni, lông chìm.
“H khô, đng cn, búa lim ra tro”.

Người dân cho là sấm này của cụ Trạng Trình, đoán về sự lien hệ tồn vong giữa chủ nghĩa CS và bốn nhân vật cao cấp Việt-Tàu: Tưởng, Mao, Hồ, Đồng. Tưởng Giới Thạch mất ngày 5 tháng 4 năm 1975, được chôn trên núi ở Đài Bắc (đá nổi). Mao chết ngày 9 /9/1976 (lông chìm). Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, xác bị ướp lộng kiếng (hồ khô). Phạm Văn Đồng chết ngày 29/4/2000 (đồng cạn). Lời sấm ký hiệu nghiệm, chủ nghĩa CS tan rã khắp nơi, còn lại 4 nước cố bám con đường “xã hội chủ nghĩa” là Tàu, Việt, Bắc Hàn và Cuba. Riêng Cuba chỉ là thứ CS nửa vời!

* Điềm suy tàn của nền “Đệ nhị Cộng Hòa”

Ở vùng quê Ninh Hải, tỉnh Phan Rang, có ngọn núi Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn, dân địa phương gọi là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giống như con dao, nên được gọi là hòn Đá Dao. Dân chúng xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao” với ngụ ý, Đá Dao còn thì quỷ không thể xuất hiện.

Vào buổi chiều năm 1974, từ lưng chừng núi, ngọn Đá Dao bị sạt lở, lăn xuống chân núi... Và đến mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy. Hàng đàn sâu bọ, nhất là sâu róm màu vàng xuất hiện dầy đặc, tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông, tàn phá các loại hoa màu, ruộng lúa. Sâu bò đầy đường, đầy đất, nên nhiều gia đình phải di tản...

Dân miền Trung cho rằng, hiện tượng ngọn Đá Dao bị sạt lở và sâu vàng tràn ngập là “Điềm gở”, sau đó không lâu, chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975.

* Sấm ký Vô Vi

Vào hai năm 1977-1978 tại vùng Thất Sơn, từ Tịnh Biên dài đến Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, dân cư ngụ đều nghe hai câu Sấm của đạo Vô Vi ở núi Trà Sư, được phổ biến bởi các đồng nhi:

Chng nào núi cm đá rơi,
Là ngày ma qu hết thi quang vinh.

Đến khi núi Cấm bị sạt lở vào ngày 5 tháng 5 năm 2012, người viết mới nghiệm được nghĩa của hai câu này. Thì ra, chữ Cấm viết hoa và từ ngữ “quang vinh” là từ ngữ mà chế độ CS thường dùng, như khẩu hiệu “đảng CSVN quang vinh”.

Sau tháng 4 năm 1975, các ủy ban của CS mọc ra như nấm như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Người đứng đầu được gọi là tỉnh ủy, thành ủy... người dân đọc chữ “ủy” thành ra “quỷ”. Quá đúng, sau tháng 5 năm 2012, phong trào đấu tranh chống Tàu cộng đã bộc phát mạnh với những diễn biến làm cho đảng CSVN phải hoảng sợ. Từ chỗ đàn áp điên cuồng những người yêu nước đến những những trò hề... và thói quen bịp bợm, lọc lừa xảo trá, cho thấy đảng CSVN đã hết thời quang vinh, đúng như câu Sấm ký.

b. Những câu tiên tri, Sấm và Điềm đang chờ được công nhận là đúng

* Lời tiên tri của cụ Diễn

Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS sẽ chiếm Miền Nam sau khi HCM chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp. Hiện Võ Nguyên Giáp đã sống được 102 tuổi, mọi người đang chờ ngày ông ta “đi theo” Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm lời tiên tri của cụ Diễn.

* Năm Tỵ trong Sấm Trạng Trình

Trước khi nói đến năm Tỵ, xin nhắc lại những câu Sấm Trạng Trình mà nhiều người suy ra thấy ăn khớp với tình hình Việt Nam từ năm 1975 trở đi, khi CS xâm chiếm miền Nam, xưng là "đỉnh cao trí tuệ", áp dụng chính sách độc tài toàn trị, chà đạp nhân quyền, áp bức tôn giáo. 

"...Ai còn khoe trí khoe năng,
Cm kia bt n hung hăng vi người.
Chưa tng thy nay đi s l,
Chc lai mòng gá v cho dân!
Mun bình sao chng ly nhân?
Mun yên sao li bt dân ghê mình?"

Lời bàn của Nhất Nguyên:

* Câu 1: Ai còn khoe trí khoe năng
CS luôn vỗ ngực cho mình là "đỉnh cao trí tuệ".

* Câu 2: Cấm kia bắt nọ hung hăng với người
CS cấm và bắt dân biểu tình chống Tàu cộng.

* Câu 3: Chưa từng thấy nay đời sự lạ
- Chiếm đoạt miền Nam mà gọi là giải phóng miền Nam.

- Nhà thương Từ Dũ đổi tên thành xưởng đẻ.
- Thay đổi tên nhiều con đường mang tên của những anh hùng dân tộc bằng những tên bị CS lợi dụng.

- Đặt tên quái thai "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa".

* Câu 4: Chốc lai mòng gá vạ cho dân! 

CS vu oan giá họa cho dân, bắt người yêu nước vì phạm vào hai điều trong bộ luật hình sự: điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước). Điển hình là thủ đoạn dùng “bao cao su” giá họa cho LS Cù Huy Hà Vũ.

* Câu 5: Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
CS giao đất đai, biển đảo cho Tàu cộng để đổi lấy an bình, không biết thu phục nhân tâm.

* Câu 6: Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
CS đàn áp tôn giáo, chiếm đoạt đất đai nhà cửa. Già trẻ yêu nước đều bị tống vô tù, làm cho người dân hiền lành ghê sợ chế độ.

Nói đến năm Tỵ, Sấm viết:

"Hùm gm khp no gn xa,
Mèo kêu rn tiếng, qu ma tơi bi.
Rng bay năm v sáng ngi,
Rn qua sa son hết đi Sa Tăng.
Nga lng, qu mi nhăn răng,
Cha con dòng h thy tăng hết thi".

Lời bàn của Nhất Nguyên:

- Câu 7: Hùm gầm khắp nẻo gần xa 
Năm Canh Dần (2010), những con hổ Á Châu gầm thét do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh khắp nơi trong khu vực, ảnh hưởng đến thế giới. Nhân đó, những tên CS có tiếng tăm ở Hà Nội đã lên tiếng đòi cải tổ chính trị làm cho đảng CS phải lo đối phó.

- Câu 8: Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời
Rồi qua năm Tân Mão (2011), các cuộc đấu tranh của tôn giáo tại miền Nam và miền Trung, dân oan khiếu kiện, chống cưỡng chế đất đai, những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng... làm nhà cầm quyền Cộng sản đứng ngồi không yên.

- Câu 9: Rồng bay năm vẻ sáng ngời 
Năm Nhâm Thìn (2012), các phong trào đấu tranh trong nước của năm giới (sĩ, nông, công, thương, binh) bắt đầu nổi dậy. 

- Câu 10: Rắn qua sửa soạn hết đời Sa tăng
Qua năm Quý Tỵ (2013), nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái, những cuộc đấu đá để tranh giành quyền lực ở Bắc Bộ Phủ là một điều mà mọi người tiên đoán là chế độ sắp tàn.

- Câu 11: Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng
Đến năm Giáp Ngọ (2014), chế độ Cộng sản mới suy sụp.

- Câu 1: Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.

Đến đây thì những tôn giáo quốc doanh do CS dàn dựng và chỉ đạo như Cao Đài quốc doanh, Hòa Hảo quốc doanh, Phật giáo quốc doanh, Công giáo quốc doanh... sẽ biến mất vì người dựng ra mình không còn tồn tại!

Nhận định

1. Chế độ CS sụp đổ vì mất văn hóa

Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Đối với nhân loại yếu tố tinh thần này cũng quan trọng ngang với yếu tố vật chất là giống nòi và đất đai. Lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của sự phát triển về văn hóa. Tự phá hủy nền văn hóa sẽ dẫn tới sự diệt vong của dân tộc đó. CSVN đã và đang phá hủy nền văn hóa của dân tộc Việt bằng cách:

- Bỏ môn học Công dân Giáo dục và Việt sử (anh hùng dân tộc).

- Đưa tiếng Tàu vào chương trình giáo dục.

- Phổ biến rộng rãi văn hóa Tàu trên khắp các tỉnh thành.  

- Tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc lũng đoạn thị trường kinh tế VN.

- Làm ngơ trước sự hiện hiện của vài trăm ngàn người Tàu đang sống bất hợp pháp tại VN.

Vì vậy, nền văn hóa Việt ngày càng suy đồi, đưa đến tệ nạn mất đạo đức.

Trước đây, cụ Lê Quí Đôn cho rằng có 5 nguy cơ làm hỏng đất nước, làm hỏng cả xã hội, đó là: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt".

Xã hội Việt Nam hiện nay có đủ cả 5 nguy cơ này. Và hơn nữa, tình trạng đàn áp dân chúng ngày càng gia tăng, tuổi trẻ yêu nước chống Tàu cộng bị tống vào tù, tuổi già trung với nước tham gia biểu tình cũng bị bắt giam và đày ải. Đây là triệu chứng suy tàn và là “Điềm” báo trước sự sụp đổ của chế độ mất văn hóa.

2. Chế độ CS sụp đổ vì tàn ác

Sấm Trạng Trình Toàn tập (Nguyễn Thiên Thụ), phần XXV, trang 65 có ghi:

“Đồng giao đã có câu rằng,
57. Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ.
Bấy giờ quét sạch thử ly,
Xin ai nhớ lấy sấm ghi kẻo lầm.
Đương khi sấm chớp ầm ầm,
Chẳng qua khó số để găm trị bình,
Thất phu dám chống thư sinh,
Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng.
Nực cười những lũ bàng quan,
59. Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe.
Thôi thôi mặc lũ thằng hề,
Gió mây ta lại đi về gió mây”.

Lời bàn:

- Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ
Ngụ ý nói, khi nhiều ngọn núi xanh bị sạt lở.

- Bấy giờ quét sạch thử ly
Thử ly là hồ ly, loài chồn cáo. Y nói đảng của Hồ Chí Minh. Ngụ ý cho biết, đã đến lúc người dân nổi dậy giải thể chế độ CS.

- Thất phu giám chống thư sinh
Thất phu là côn đồ. Thư sinh là học sinh, sinh viên. Công an cho côn đồ hành hung tuổi trẻ yêu nước.

- Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng
Dù là nhóm nhỏ, đấu tranh ô hợp thiếu tổ chức, nhưng vẫn hiên ngang trước bạo lực. Thủy hoàng là Tần Thủy Hoàng.

- Nực cười những lũ bàng quan
Cán bộ cao cấp biết rõ sự việc đàn áp dã man của cấp dưới nhưng không hề lên tiếng, chỉ cần tham nhũng kiếm thêm tiền là tốt.

- Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe
Biết chế độ sắp sụp đổ, nhưng muốn đàn áp phong trào đấu tranh.

- Thôi thôi mặc lũ thằng hề
- Gió mây ta lại đi về gió mây

Hai câu này có hàm ý nói, việc mưu hại những người yêu nước như trò hề, đường ta ta cứ đi, tiếp tục đấu tranh thì chế độ CS sẽ sụp đổ.  

3. Chế độ CS sụp đổ do thiên định.

*Một đoạn cơ bút của bà chúa Liễu Hạnh tiên tri về vận nước Việt Nam (1938)

“Khỉ về Gà gáy oa oa,
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời. Quỷ Ma đến lúc đi đời,
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng.
Chó mừng tân chủ rõ ràng,
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương”.
Lời bàn:

Hai câu đầu nói, sẽ có chiến tranh trong 2 năm Bính Thân (2016) và Đinh Dậu (2017).

Hai câu kế tiếp cho biết, CS (Quỷ ma là CS) sụp đổ do trời đã định sẵn.

Hai câu chót báo, năm Mậu Tuất (2018) nước Việt sẽ có vị nguyên thủ tài đức xuất hiện và nhiều người Việt hải ngoại sẽ trở về quê hương xứ sở.

* Câu Sấm miền Trung

Cùng thời với núi Đá Dao sụp lở, hai câu thơ đã xuất hiện từ miền Trung:

Bao gi ngn núi Lâm Viên,
Tách đôi hai miếng là đim cng tan.

Lời bàn:

Thời gian qua, có ai nghĩ đến núi Lâm Viên tách đôi? Và chữ cộng, mọi người đều tưởng là dấu cộng, tách ra hai miếng thì đâu còn là cộng. Có ai biết chữ cộng viết hoa là Cộng sản?

Vì vậy, hiện tượng núi Lang Biang sạt lở (đường lở như tách ngọn núi làm đôi) cùng với vụ sạt lở núi ở tỉnh Điện Biên (nơi CS thắng Pháp) và các vụ sạt lở núi tại Nghệ An (quê của Hồ Chí Minh) đều là “Điềm gở” báo hiệu sự suy tàn của chế độ.

* Sạt đình Lại Đà

Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực bị suy sụp.

4. Đảng CS sụp đổ do vận nước.

Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã hết “vận khí” nên suy sụp. Do hết “vận khí” nên đảng Cộng Sản sắp sửa bị sụp đổ, vì vậy nhà cầm quyền CSVN bị dân chúng chống đối vì bán đất, dâng biển đảo cho Tàu cộng, cướp đất đai và đàn áp dân lành. Nền kinh tế ngày càng suy thoái, lụn bại. Tệ nạn tham nhũng và cướp bóc xảy ra khắp nơi. Nên người viết nhận định, ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam không còn bao lâu nữa, chỉ sớm hay muộn trong khoảng từ năm Giáp Ngọ (2014) đến năm Đinh Dậu (2017) mà thôi.

Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước

image
Lời nói đầu: Sau khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời và khi Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu khẳng định Chủ nghĩa Xã hội chỉ là hoang tưởng… Vô Chiêu nhận được nhiều email của quý độc giả đã đọc bài “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ” đặt câu hỏi khi nào đảng Cộng sản tan rã. Bài viết thô thiển này xin được trả lời câu hỏi đó và mong được quý độc giả góp ý.

* * *

Trong những năm gần đây, người dân trong nước bắt đầu tin vào những gì vô hình như là vận nước, định mệnh, số phận, điềm lành, điềm gở… khi nhìn thấy những sự việc bất ngờ xảy ra, hoặc xảy ra nhãn tiền theo luật nhân quả hoặc xảy ra theo những hiện tượng lạ báo trước mà không phải là biện chứng khoa học.

Theo tài liệu về văn hóa Trung Hoa cổ đại, thì thiên thạch va chạm vào địa cầu là một điềm báo, vua đã hành xử sai trái trong việc cai trị dân, hoặc là sẽ có chết chóc của các nhân vật quan trọng hay thiên tai xảy ra làm chết nhiều người hoặc có sự bất ổn chính trị, thay đổi chế độ.

- Ngày thứ Năm 1/8/2013, lúc 2 giờ sáng, một thiên thạch rơi xuống một ngôi làng thuộc tỉnh Tân Cương (Xinjiang) đã để lại một lỗ sâu hơn 3 thước dưới mặt đất. Các công dân mạng cho rằng, hiện tượng này là một “dấu hiệu cảnh báo từ trên trời” và là điềm gở. Sẽ có nhiều sự kiện quan trọng gây bất lợi cho Hoa Lục từ Tân Cương xảy ra trong năm nay.

Quả đúng như dự đoán, ngày 28/10/2013 vừa qua, một vụ khủng bố bằng xe thể thao tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh. Cảnh sát cho biết, nhóm khủng bố Hồi giáo Tân Cương đã sử dụng chiếc xe loại SUV lao nhanh suốt 500 thước dọc theo lối đi dành cho khách bộ hành bên ngoài quảng trường, cán hàng chục khách du lịch trước khi nổ và bốc cháy làm thiệt mạng 5 người và 40 người bị thương. Sau vụ này, đảng CS Trung Quốc giải nhiệm tướng Bành Dũng (Peng Yong), tư lệnh vùng Tân Cương và cách chức ủy viên thường trực đảng bộ của tướng này.

Trong quá khứ, nước Tàu đã có nhiều biến cố lớn xảy ra sau những trận sao băng.
-Ngày 8/3/1976, ba tảng thiên thạch lớn và hơn 3.000 thiên thạch nhỏ rơi xuống tỉnh Cát Lâm, (lớn nhất kể từ khi Đảng CS Trung Hoa nắm quyền). Trong năm đó, ba nhà lãnh đạo tối cao của Đảng là Mao Trạch Đông (Mao Zedong), Chu Đức (Zhu De) và Chu Ân Lai (Zhou Enlai) đều qua đời. Kế đến, ngày 28/7/1976, xảy ra trận động đất kinh hoàng ở tỉnh Hà Bắc (Hebei) cướp đi hơn 240 ngàn sinh mạng.

- Đầu năm 1997, sau cơn sao băng, một tảng thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Sơn Đông, 4 ngày sau, lãnh đạo tối cao của Đảng là Đặng Tiểu Bình chết lúc 9 giờ tối thứ Tư ngày 19/2/1997.

- Trận sao băng (lớn thứ nhì) xảy ra ngày 11/2/2012, với nhiều thiên thạch rơi xuống tỉnh Thanh Hải, sau đó biến cố Vương Lập Quân và vụ bê bối của Bạc Hy Lai diễn ra, phơi bày cho công chúng biết những vụ đấu đá khốc liệt giữa các phe phái trong nội bộ đảng CS. Bạc Lai Hy lãnh án tù chung thân và vợ bị án tử hình.

- Ngày 1/11/2013, vụ nổ kho thuốc súng xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều tại thị trấn Tam Bảo, thành phố Sầm Tây, Quảng Tây. Nhà cầm quyền cho biết 11 người tử vong sau những nỗ lực cấp cứu bất thành, hàng chục người khác đang được điều trị trong bệnh viện.

Trong bài viết “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ” đăng trên trang mạng “Dân Làm Báo” ngày 4/9/2013, Vô Chiêu có nhắc đến lời tiên tri của cụ Diễn như sau:

“Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS sẽ chiếm Miền Nam sau khi Hồ Chí Minh chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp”.

Vừa qua, tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lúc 6 giờ 9 phút chiều ngày 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi. Sau đó, trong nước xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, núi bị nứt, động đất, đá và kim loại từ trên không rơi xuống, đồng thời có nhiều hiện tượng lạ xuất hiện.

- Một tuần sau khi ông Giáp mất, ngày 12/10/2013, lúc 7 giờ sáng, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho thuốc súng của nhà máy Z121, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, 24 người chết và 97 người bị thương.

image
Hình núi nứt tại Nghệ An
- Trung tuần tháng 10 vừa qua, những người dân sống dưới chân núi Rú Dầu, thôn Thượng Tiến, xã Đức Lạc (Đức Thọ) hết sức hoang mang khi tự nhiên núi xuất hiện những đường nứt lớn và dài. Phóng viên Dân trí tận mắt chứng kiến nhiều vết nứt lớn kéo dài trên núi cho biết, có ít nhất 6 vết nứt, mỗi vết nứt kéo dài vài chục đến vài trăm thước, sâu hơn 1 thước. Có nhiều đoạn vết nứt sâu hơn 2 thước, dài khoảng 600 thước.

- Tối ngày 16/10/2013, một nhóm người dân dọn thực bì để trồng keo tại huyện Hiệp Đức, Quảng Nam. Khi đang ngồi nghỉ dưới chân núi thì bất ngờ một mảng núi sạt lở, đổ xuống làm 2 người chết và 1 người bị thương.

- Ngày 6/10/2013, hiện tượng sụt lún đất, nứt đất tại thôn Gia Bắc. Ông Lê Viết Phú, phó chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, các xã Lộc Châu 2 và 3 (Tân Nghĩa) cũng bị sụt lún, nứt đất. Đến nay, có 27 căn nhà bị nứt và lún, trong đó có 4 căn bị sập hoàn toàn. Diện tích canh tác cà phê, rau màu bị ảnh hưởng do sụt lún khoảng 50 hecta.

- Ngày 25/10/2013, khoảng 12 giờ trưa tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, thình lình một tiếng nổ lớn xảy ra trên không, gây sự chú ý của cư dân một vùng rộng lớn. Sau đó, nhiều mảnh kim loại từ trên trời rơi xuống, có nơi làm thủng nóc nhà dân và còn đánh gãy luôn một trụ điện công cộng. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Trưởng công an xã Thuận Quý xác nhận, tìm được một miếng kim loại dài 1 thước rưởi, rộng 7 tấc, nặng đến 17 ký.

- Hôm 26/10/2013, cũng một tiếng nổ lớn tạo thành một hố sâu, lửa khói "phựt" lên cao hơn một thước làm nhiều người hốt hoảng. Đây là hiện tượng chưa từng có, xảy ra trước nhà số 236 đường Bình Lợi, thuộc quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

- Chiều ngày 27 tháng 10, một cột nước phun trào lên cao chừng 2 tấc, nhưng có đường kính rộng gần 4 thước xuất hiện trên sông Tiền Thành, đoạn qua thôn Vân Quật Thượng, thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế). Ông Đặng Sôn cho biết, ông thấy một con Trạch khổng lồ, nổi lên cách đây mấy ngày trước với cái lưng rất to. Còn cô Trương Thị Trúc Linh sinh sống ở đây kể, “Tôi vừa thấy con vật này vài phút trước, nó rất to, thấy luôn cái lưng. Nhưng chỉ một lúc rồi nó lặn xuống”.

Theo báo Thanh Niên, hiện tượng này xuất hiện suốt 4 ngày tại đoạn sông Tiền Thành dưới cầu Vân Quật Thượng, tin đồn lan nhanh, người dân hiếu kỳ kéo đến ngày một đông. Hàng ngàn người dân tụ về quan sát "hiện tượng lạ" làm giao thông tắc nghẽn. Mọi người bàn tán xôn xao, một số cho là hiện tượng "núi lửa sắp hoạt động". Một số khác tin đây là điềm lành, nhưng các bô lão trong vùng bác bỏ lập luận núi lửa sắp hoạt động hoặc điềm lành và họ kể lại rằng: “khúc sông này có một con Trạch thần, khi xuất hiện làm nước sông dậy sóng, mỗi lần xuất hiện thì không bao lâu sẽ thay đổi chế độ. Lần đầu xuất hiện vào năm Quý Tỵ (1953), lần thứ hai vào năm Giáp Dần (1974) và lần này là lần thứ ba”.

Trước khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời cũng đã xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, đá núi rơi và động đất.

- Ngày 3/9/2013, một trận động đất xảy ra tại khu vực Sông Tranh, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam làm cho cư dân trong vùng lo sợ.

- Tháng 9/2013, một tảng đá khoảng hơn một tấn bất ngờ rơi từ độ cao gần 250 thước xuống đường lên núi Cấm (An Giang), khiến chính quyền phải phong tỏa đường lên khu du lịch nổi tiếng này để tránh nguy cơ đá đè chết người làm cho giao thông tắc nghẽn.

image
Hình núi đá rơi tại Nghệ An
-Vào rạng sáng ngày 11/9/2013, tại chân núi Rồng, thuộc xóm Rồng, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã xảy ra một vụ sạt lở núi đá kinh hoàng. Ba hòn đá ước lượng nặng khoảng gần 50 tấn đã lăn xuống làm sập và hư hỏng 3 căn nhà. 

Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ (vùng đất thiêng có đền thờ Quốc Tổ), Nguyễn Phú Trọng đã “lỡ mồm” lên án những ai đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng, đạo đức” bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết bài cho rằng ông Trọng“không có tư cách” để nói như vậy với nhân dân Việt Nam.

Cũng trong bài viết “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ”, Vô Chiêu cũng có nói đến vụ sạt tường đình Lại Đà là điềm gở, sẽ gây hệ lụy cho ông Nguyễn Phú Trọng, nguyên văn như sau: “Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực của ông Trọng bị suy sụp”.

Mới đây, Báo Thanh Niên số ra ngày 24/10/2013 cho biết, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Đây là một câu nói trái ngược hẳn với đường lối và những định hướng của đảng Cộng sản từ trước đến nay. Bằng câu nói này, ông Trọng đã chính thức khai tử cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Nói cách khác ông Trọng đã thú nhận là dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn bị lừa dối bởi đảng của ông từ trước đến nay. Ông đã thú nhận tội lỗi của ông và đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua khi phát biểu khẳng định chủ nghĩa xã hội chỉ là hoang tưởng.

Nếu chiếu theo luật lệ của nhà cầm quyền Cộng sản đề ra, thì ông Trọng sẽ phải bị truy tố theo khoản b, mục 1, điều 88 của Bộ luật Hình sự về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”.

image
Hình núi Nghệ An sạt lở
Ông Trọng sẽ không bao giờ bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa vì không một ai trong đảng dám đặt vấn đề này và hơn nữa, chưa có một tiền lệ nào truy tố quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng tiếng nói của ông Trọng sẽ không còn giá trị trong đảng và chiếc ghế Tổng bí thư của ông sẽ có người khác ngồi trong kỳ tới.

Theo bản nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Dư Luận Xã hội (tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị CSVN), trong đó nói rõ ràng: Đảng viên bây giờ đều chán nản và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng sản và học thuyết Mác Lê nữa vì học thuyết Mác Lê đã lỗi thời và đảng Cộng sản đang đi vào ngõ cụt.

Trong bài “Tang lễ Võ Nguyên Giáp, một trường hợp nghiên cứu về tẩy não”. Trần Trung Đạo viết: “Lý do chính làm tan vỡ các chế độ CS châu Âu phát xuất từ chỗ nhân dân các nước Đông Âu và Liên Xô đã vượt qua được căn bịnh tẩy não. Các chính sách tuyên truyền tẩy não từ thời Lenin, Stalin đã không còn hiệu quả, không thuyết phục và cũng không làm người dân sợ hãi, không còn ai kể cả các lãnh đạo đảng tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng Sản. Một khi chính sách tuyên truyền không tác dụng, chế độ độc tài sẽ sụp đổ.Sau hơn 70 năm đối kháng trong âm thầm nhẫn nhục giữa lừa dối và chân thành, giữa bạo lực trấn áp và khát vọng tự do, giữa độc tài và dân chủ, giữa cổ võ chiến tranh và yêu chuộng hòa bình, giữa hận thù và tình yêu, cuối cùng, sự thật đã thắng tại châu Âu và sẽ thắng ở Việt Nam. George Orwell đã viết “trong xã hội đầy lừa dối, cất lên một tiếng nói thật là một hành động cách mạng”, hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần những con người làm cách mạng bằng cách sống thật và nói thật”.

Hiện nay, nhiều sự việc nghiêm trọng đã xảy ra gây bất lợi cho nhà cầm quyền CSVN do những con người chẳng những “sống thật”, “nói thật”, mà còn “làm thật” nữa như:

-Cao trào nông dân chống cường quyền “cưỡng chế” đất đai đã lên đến tột đỉnh, điển hình qua vụ cưỡng chế đất đai của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.

- Cao trào tuổi trẻ yêu nước đang phát triển mọi nơi.

-  Cao trào công nhân tranh đấu đòi công bằng đang tiếp tục.

- Cao trào đòi hỏi nhân quyền đang được thế giới quan tâm.

- Cao trào bảo vệ tôn giáo chống Cộng sản đàn áp thô bạo. Mỹ Yên kế tục truyền thống đấu tranh bất khuất vì công lý và hòa bình của người dân Thanh-Nghệ-Tĩnh.

Năm 1945 đến nay là khoảng thời gian được xem là vận mệnh bi thảm nhất của dân tộc Việt trong suốt gần 5000 năm lịch sử. Muốn thoát khỏi vận mệnh bi thảm nầy, người Việt cần phải dẹp bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Muốn giải thể chế độ, trước nhất phải động viên tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc càng mạnh thì càng có khả năng cô lập nội thù và chống ngoại xâm. Hai mặt này cùng hỗ trợ nhau, nhịp nhàng tiến hóa thì Tổ quốc Việt Nam mới có cơ trường tồn.

Theo lời tiên đoán của cụ Diễn và những sự việc cùng hiện tượng xảy ra một tháng trước và sau khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, thì người viết tin rằng: “Sự sụp đổ của chế độ và đảng Cộng sản tan rã là điều hẳn nhiên, chắc chắn không thể tránh khỏi, mà điều này không tùy thuộc vào đảng hay nhà cầm quyền nữa, mà tùy thuộc vào lực lượng nhân dân đứng lên hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có thay đổi lúc đó. Hồn thiêng Sông núi đang phù trợ cho vận mệnh của đất nước Việt Nam…”./.



Vô Chiêu_DLB


Mời xem sự thật kinh hoàng tại VN. Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới miền bắc.


image

Sep 15, 2013
Đầu tiên các báo mang họ 'nhân dân' nhưng thân Đảng điểm mặt ông Đằng. Tiếp đến các báo tỉnh báo thành, rồi báo ngành báo nghề đều ùa vào dập ông Đằng tới tấp. Tôi nghĩ các nhà lý luận của Đảng đang cơn giận mà ...

Sep 05, 2013
Chủ quán còn dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách phản ánh đúng thứ triết lý hổ lốn, đạo đức giả, duy ý trí mà Đảng cộng sản Việt Nam lầm lũi cắm cúi nghe theo.

Aug 20, 2013
Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng. Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, ...

Aug 08, 2013
Sau một thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng như tiếp xúc với thực tế qua các đảng viên, tôi thấy rằng với quan điểm sống và phương pháp tư duy của tôi, tôi không thích hợp với đảng này. Từ đó tôi từ bỏ ý định ...

Jul 09, 2013
Chuyện “không chống nổi” đã được các viên chức đảng và nhà nước nói đi nói lại nhiều năm như một điệp khúc : “tiến được một bước nhưng vẫn còn nghiệm trọng”. Nhưng tình hình đã “hết thuốc chữa” thì cũng qúa rõ bởi ...

Mar 19, 2013
Theo dõi đợt huy động người dân góp ý kiến cho tu sửa Hiến pháp 1992 mà nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam đang chủ xướng hiện nay, tôi thấy Đảng cộng sản đang bộc lộ một số giới hạn là lực cản của mình trong ...

Mar 02, 2012
Hôm thứ Hai vừa qua, khoảng 1,000 đại biểu của đảng Cộng Sản Việt Nam, trong đó có các thành viên Bộ Chính trị, đã khai mạc một phiên họp tại Hà Nội để bàn về những phương cách nhằm giải quyết các vấn đề tham ...

Feb 08, 2013
Một giáo sư gốc Việt giảng dạy ở Pháp nói đã đến lúc Đảng cộng sản cần "nới lỏng" để trao trả quyền lực cho nhân dân, chứ không chỉ giới hạn ở việc lấy ý kiến cho bản Dự thảo Hiến pháp chính thức mà chính quyền đang ...

Feb 28, 2012
'Nồi canh đảng' ngày càng có nhiều sâu, sâu ngày càng to và mập hơn. Dân hoan hô nghị quyết, hoan hô đảng công khai trong các buổi họp tổ dân phố, nhưng 'chửi đảng' thậm tệ nơi riêng tư, với nhau, trong gia đình, ngoài ...

Apr 16, 2012
Nếu theo đúng truyền thống lãnh chỉ thị từ Thiên Triều về thi hành, thì chỉ nội trong năm 2012 này, luật sư Việt Nam sẽ phải xếp hàng giơ tay thề “còn đảng còn mình”. Số là vào cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Tư Pháp Trung Quốc ...

Nov 09, 2012
Đáng lo cho Đảng. image. Điều 88 được dùng liên tục để bắt và xử thanh niên. Trong vòng chỉ bốn ngày trong một tuần đã có đến ba vụ 'Tuyên truyền chống nhà nước' ở Việt Nam. Ngày 30/10, tại thành phố Hồ Chí Minh, hai ...

Sep 13, 2012
Nguyễn Chí Đức, người biểu tình chống Trung Quốc bị công an hành xử thô bạo hồi năm ngoái, vừa nộp đơn xin ra khỏi Đảng CSVN sau 12 năm làm Đảng viên. Đúng ngày sinh nhật lần thứ 36 của mình, ông Đức đã gửi ...

Feb 27, 2013
Không biết vì lẽ gì mà chưa khi nào tôi có ý tưởng được đứng trong hàng ngũ của ĐCS, cho dù bố mẹ tôi, rất nhiều bạn bè yêu quí của tôi đều là đảng viên? Từ rất trẻ tôi đã không lấy việc vào đảng để làm mục tiêu phấn đấu, ...

Dec 14, 2012
Đối phó trước hành động xâm lăng ngày càng leo thang và ngang ngược đó, đảng và nhà nước đã làm gì? Hầu như là hoàn toàn nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn đến kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của lòng tự trọng và không biết đã ...

Oct 19, 2013
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành dộng nhằm phục vụ đất nước và dân ...

Feb 18, 2012
Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân? image. Trộm viếng nhà tướng công an, lộ ra tiền tỉ. Saturday, February 18, 2012 4:24:27 PM. HÀ NỘI (NV) - Công an thành phố Hà Nội hôm 15 tháng 2 bắt ...

Nov 06, 2013
Trong lần nói chuyện với Mặc Lâm đài RFA nhà văn Trần Mạnh Hảo người đã bị cho ra khỏi đảng CS và đuổi khỏi biên chế nhà nước nói về “Hiện tượng sám hối”của những người cộng sản phản tỉnh đã giác ngộ trước ...

Oct 25, 2013
Tờ Economist tuần này có bài trên mục bình luận Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là "những khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ, tranh luận về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ ...

Apr 11, 2012
Nhân dịp diễn ra hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ chính trị về việc mua và đọc báo Đảng diễn ra tại Hà Nội hôm thứ Tư ngày 11/4, BBC đã phỏng vấn một số người có liên quan để tìm hiểu về tờ báo ...

Oct 19, 2012
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội ...

image

Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác sĩ thẩm mỹ ĐVH (Đéo Vẫn Hát) Cát Tường
HISD Asian American College and Career Day
Please Join Us - MOL's "Love Without Border" Chris...
Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em ...
Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ
Chân dung 10 người quyền lực và những khu chợ tuyệ...
6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Nói sự thật sẽ không tồn tại
Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyề...
Công ty ớt Sriracha bị kiện vì gây mùi khó chịu, c...
Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Từ Mark tới Uy
Làng dưỡng lão Việt kiều
Lịch sử và các bí ẩn của tượng Nữ Thần Tự Do
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giớ...
Tàu có đáng sợ không?
Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
Chợ cóc và an toàn thực phẩm
Sạn mật
Khi 'đất nước' lười đọc
Huyền Chip và thói dối trá của người Việt trẻ!
Cộng sản Indonesia bị tiêu diệt trong những năm 60...
Lột da, hút mỡ bụng
Những đám đông Việt Nam
Phản ứng về phiên xử Đinh Nhật Uy
Cõi già trên đất lạ
Thánh chiến tình dục
Câu cá trên trời
Hạm đội Hoa Kỳ cứu tàu tỵ nạn VN
Xăng ôm
Hẻm sâu sài gòn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.