Lễ
viếng Tổng thống Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngày 1/11
Ngày
1/11, hàng chục người đã công khai đến viếng mộ cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
Ngô Đình Diệm nhân 50 năm ngày mất của ông tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Lái
Thiêu, Bình Dương.
Thông
tin từ trang chuacuuthe.com cho biết buổi lễ có sự góp mặt của các giáo dân ở
miền Nam
và do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ trì.
Blogger
Nguyễn Hoàng Vi, người đi dự buổi lễ, nói với BBC trước đó đã nhận được thông
báo về thời gian và địa điểm tổ chức lễ viếng từ linh mục Thanh.
Lực
lượng an ninh đã có mặt để theo dõi và giám sát, nhưng không gây khó dễ gì cho
khoảng 50-60 người đến dự, blogger này cho biết thêm.
Hình
ảnh được đăng tải trên tài khoản Youtube của Dòng chúa Cứu thế Việt Nam cho thấy
nhiều giáo dân và các cha xứ đứng chắp tay và mang theo hoa, vây quanh phần mộ
của ông Ngô Đình Diệm và em trai ông, Ngô Đình Nhu.
Trong
bài phát biểu được ghi hình, linh mục Thanh cũng lên tiếng phản đối cách nhìn
về Tổng thống Diệm trong chương trình lịch sử của Việt Nam ngày nay.
"Hiện
nay, trong chương trình môn sử thuộc bậc đại học cũng như trung học, khi nhắc
đến ông Diệm, họ vẫn lên án ông là một người độc ác và phản quốc," ông nói.
"Tuy
nhiên, cả các học sinh cũng lười biếng nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng làm cho
xã hội nối tiếp nhau cả một sự gian dối".
"Khi
nhà cầm quyền không dám đối diện và trung thực với sự thật lịch sử thì sẽ làm
cho đất nước Việt Nam ngày càng trở nên gian dối và băng hoại nhân cách con
người, vì nhân cách con người không thể xây dựng khi không có nền móng.”
'Chấp nhận cái chết'
Linh
mục Thanh cũng nói Tổng thống Diệm đã chống lại lời khuyên đánh phủ đầu các
tướng lĩnh muốn đảo chính và chấp nhận cái chết của mình.
"Biến
cố chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay là ngày ông Ngô Đình Diệm, và cố vấn Ngô Đình
Nhu bị sát hại vì chủ trương tuyệt đối không cho một quân ngoại bang nào được
quyền chi phối đất nước Việt Nam," ông nói.
"Bối
cảnh khi đó là người Mỹ muốn đưa quân vào, nhưng ông Diệm nói rõ là chúng tôi
rất cần những người cố vấn, nhưng để lo liệu cho đất nước chúng tôi thì phải là
người Việt."
Vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha ông là quan đại thần Ngô Đình Khả và ông là một trong chín người con của gia đình họ Ngô. Người anh cả của ông, Ngô Đình Khôi, từng là Tổng đốc Quảng Nam , đã bị Việt Minh giết năm 1945.
"Vài
ngày trước khi Tổng thống bị sát hại, ông Vỹ, một người thân cận với Tổng
thống, đã xin lệnh đánh phủ đầu những nhóm [muốn đảo chính]".
"Tổng
thống trả lời tại sao lại lấy quân Việt Nam
đi đánh quân Việt Nam ?"
"Chết
thì đã sao, không thể vì mình mà để huynh đệ tương tàn, quân đội náo loạn, quốc
gia ngày càng suy kiệt."
Đi
tìm sự thật
Blogger
Nguyễn Hoàng Vi nói lý do cô dự lễ viếng vì muốn "đi tìm sự thật" về
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
"Là
một người sinh sau năm 75, tôi học lịch sử về Tổng thống thì không có một ấn
tượng gì tốt về ông hết," cô Vi nói.
"Có
những sự thật về Tổng thống không như những người trẻ được học từ sách sử của
mái trường xã hội chủ nghĩa."
Blogger
cho biết nhóm của cô bắt gặp tại lễ viếng một cụ già 90 tuổi, người năm nào
cũng đi từ Biên Hòa xuống viếng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nhân ngày giỗ của
ông.
Ông
Diệm trở thành quan tri huyện khi mới ngoài 20 tuổi và trở thành Thượng thư Bộ
lại phụ trách nội các khi ngoài 30 vào năm 1933, cũng là năm ông từ chức khi
các đề xuất canh tân không được Pháp chấp nhận. Phải tới năm 1954 ông mới nhận
lời mời của Vua Bảo Đại về làm Thủ tướng sau khi chu du tới nhiều nước trong đó
có Hoa Kỳ. Ông trở thành tổng thống một năm sau đó. Trong ảnh ông cùng Thứ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Quarles duyệt đội danh dự ở Bộ Quốc Phòng Mỹ
khi ông tới thăm hồi năm 1957.
"Ông
nói là ông biết ơn Tổng thống", blogger này thuật lại. "Chắc chắn
rằng ký ức của ông cụ đó về Tổng thống Diệm phải rất tốt đẹp, ông mới không
ngại đường xa và tuổi tác để đến viếng như thế."
"Tôi
nghĩ rằng lớp trẻ nên đi tìm hiểu sự thật ngoài những gì mình được học, được
đọc, qua những nhân chứng còn sống tới bây giờ như cụ già mà tôi gặp trong buổi
lễ ngày hôm qua."
Ông
Diệm được cho là muốn xây dựng một quốc gia với đường lối dân tộc chủ nghĩa
cộng với ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo và Khổng giáo. Nhưng ông cũng bị chỉ
trích vì hành xử theo lối "gia đình trị" và gây ra cái chết của hàng
loạt những người không cùng chí hướng với ông. Trong ảnh ông Diệm đang được
Tổng thống Philippines Carlos Carcia và phu nhân tiếp tại Phủ Tổng thống ở Manila hồi năm 1958.
Hoa
Kỳ kỳ vọng nhiều vào ông Diệm và hy vọng ông sẽ xây dựng được một nhà nước phi
cộng sản vốn có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác noi theo. Tuy
nhiên ông Diệm không muốn Hoa Kỳ can thiệp quá xâu vào việc trị quốc. Đây được
cho là lý do Washington không còn ủng hộ ông về sau. Trong ảnh ông Diệm tiếp
Tổng thống Nam Hàn Syngman Rhee tại Sài Gòn.
Các
chính sách không khoan nhượng của ông Diệm ở miền nam đã khiến ông có nhiều kẻ
thù. Trong ảnh ông Diệm xuất hiện tại một buổi lễ chỉ ít phút sau một lần ông
bị ám sát hụt hồi cuối thập niên 1950.
Sang
đầu thập niên 1960, ông Diệm thêm một lần bị ám sát bất thành. Ngoài việc tuyên
chiến với phe cộng sản qua Luật 10-59 với việc xét xử chóng vánh và xử tử nhiều
người chống chế độ, ông Diệm cũng bỏ tù nhiều người phản đối chính sách của ông.
Những
phản đối với ông Diệm không chỉ tới từ trong nước. Nhiều người Mỹ cũng biểu
tình phản đối ông Diệm, người họ gọi là "bù nhìn" của Hoa Kỳ và người
đã trì hoãn tổng tuyển cử. Trong ảnh những người biểu tình cũng dẫn lời của
Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower nói "Nếu bầu cử được tổ chức vào thời
điểm giao tranh hồi năm 1954 thì 80% dân số đã bỏ phiếu cho lãnh đạo cộng sản
HCM."
Ngày
1/11/1963, Tướng Dương Văn Minh cùng các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khác đã
tổ chức đảo chính. Cuộc đảo chính diễn ra sau khi chiến dịch chống cộng của ông
Diệm bất thành một phần do sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam
Việt Nam. Hơn nữa căng thẳng giữa chính quyền ông Diệm và Phật giáo lên cao
khiến hàng chục người bị chết, hàng trăm người bị thương trong các đụng độ giữa
Phật giáo và chính quyền. Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu trốn
thoát khỏi Dinh Độc lập trong ngày 1/11 nhưng bị giết trong ngày hôm sau khi ra
đầu hàng.
Tháng
11 và cái chết của hai tổng thống
Cái
chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc
50
năm về trước. 1-11-1963 là một ngày nắng đẹp ở Sài Gòn.
Tôi
và mấy đứa trẻ đang quây quần bên sân nhà đứa bạn hàng xóm để xem bố và bác của
nó xây chiếc bể cá. Với đám trẻ con như chúng tôi lúc đó, nếu trong nhà có được
một chiếc bể nuôi mấy con cá vàng, cá chim, cá bảy mầu thì đó là niềm mơ ước
lớn của tuổi thơ.
Bỗng
dưng nghe tiếng súng nổ liên thanh. Nhìn lên trời có khói hình nấm nổ ra. Người
lớn bảo đó là súng phòng không và bàn tán với nhau không biết chuyện gì đang
xảy ra. Tin đồn về đảo chánh đã râm ran trong dân chúng lúc gần đây.
Những
tháng qua, nhiều cuộc xuống đường chống chính phủ diễn ra tại Sài Gòn và những
thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế. Đoàn biểu tình với nhiều nhà sư, sinh viên đòi
Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt đàn áp và tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Ông
Diệm đã đặt người thân vào những vị trí lãnh đạo vì thế chính quyền của ông bị
cho là mang tính độc tài, gia đình trị. Đây là điều không đẹp đối với người Mỹ
đang yểm trợ miền Nam Việt Nam
xây dựng dân chủ và đấu tranh chống cộng sản độc tài từ phía Bắc muốn tràn
xuống phiá Nam
vĩ tuyến 17.
Sau
khi đảo chánh thành công, báo chí Sài Gòn dưới sự kiểm soát của Hội đồng Quân
nhân Cách mạng đưa tin Tổng thống Diệm và bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tự
tử. Nhưng tôi nghe hàng xóm nói là ông Diệm chưa chết mà đã được đưa ra nước
ngoài, ở Phi Luật Tân hay Úc. Một ngày nào đó ông sẽ trở về.
Diễn
biến thật sự?
Sau
đọc sách vở mới biết chuyện anh em họ Ngô tự tử là một cố gắng che dấu sự thực
của những tướng lãnh đạo đảo chính.
Anh
em nhà Ngô đã bị giết vào sáng ngày 2-11-1963 trong một xe thiết giáp khi hai
tay bị trói chặt.
Theo
tác phẩm President Kennedy của Richard Reeves thì Đại sứ mới nhận chức Henry
Cabot Lodge biết về việc giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Khi
được các tướng lãnh yêu cầu đưa ông Diệm và Nhu ra nước ngoài, nhà ngoại giao
Mỹ đã trả lời rằng phải mất 24 tiếng đồng hồ mới có máy bay. Không lâu sau khi
nghe được những lời này từ Đại sứ Lodge, anh em nhà Ngô bị thảm sát.
Một
người anh em khác là Ngô Đình Cẩn, Đại biểu miền Trung của chế độ, đã vào Tòa
Tổng lãnh sự Mỹ ở Huế xin tị nạn nhưng ông đã bị giao lại cho các tướng lãnh.
Hệ quả là ông Cẩn lãnh án tử hình ít tháng sau đảo chánh. Giới quân nhân cầm
quyền lúc bấy giờ đã nhanh chóng xử bắn ông trong nhà giam Chí Hòa. Sự việc
đánh dấu việc loại bỏ ngay toàn bộ gia đình họ Ngô ra khỏi sân khấu chính trị
Việt Nam .
Cho
đến ngày nay, các tài liệu lịch sử vẫn chưa soi rõ ai trực tiếp ra lệnh giết
anh em nhà Ngô khi họ đã đầu hàng phe đảo chánh.
Diễn
biến xảy ra theo nhiều sách vở ghi lại là sau khi Tổng thống Diệm gọi điện báo
cho các tướng phe đảo chánh biết ông đang ở đâu, Tướng Dương Văn Minh đã ra
lệnh cho Tướng Mai Hữu Xuân và người cận vệ là Đại úy Nhảy dù Nguyễn Văn Nhung
đến đón anh em ông Diệm ở nhà thờ Cha Tam trong khu vực người Hoa ở Chợ Lớn.
Chuyện
gì thực sự xảy ra sau khi anh em nhà Ngô lên chiếc thiết vận xa M-113 để được
giới quân đội đưa về Bộ Tổng tham mưu thì đến nay cũng chưa rõ. Có phải Tướng
Mai Hữu Xuân đã ra lệnh giết Tổng thống Diệm vì cho đến lúc lên xe, ông Diệm
còn nói với những người đến đón là ông vẫn còn là tổng thống? Hay Tướng Xuân
muốn chiếm đoạt cặp xách tay của ông Diệm với của cải trong đó? Những người có
mặt trong đoàn đi đón, như Đại úy Nhung đã chính tay nổ súng, dùng dao đâm hai
ông, hay đại úy chỉ là tòng phạm nhận lệnh từ cấp trên? Mà ai là cấp trên đã ra
lệnh giết anh em nhà Ngô, Tướng Dương Văn Minh trực tiếp ra lệnh cho Đại úy
Nhung hay Đại úy Nhung nhận lệnh từ Tướng Xuân?
Sau
khi đảo chánh thành công, Đại tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền chỉ được vài
tháng. Tướng Minh xuống, Đại úy Nhung cũng chết một cách khó hiểu, bị cho là
treo cổ chết trong khi đang bị những sĩ quan an ninh quân đội thẩm vấn.
Đại
úy Nhung chết bí hiểm. Sau này Đại tướng Dương Văn Minh cũng qua đời đem theo
những bí mật về cái chết của gia đình họ Ngô.
Trong
một lần tham dự hội nghị về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Hoa Kỳ vào thập
niên 1990, gặp cựu giám đốc CIA William Colby và cũng là trưởng cơ quan tình
báo Mỹ ở Sài Gòn từ 1959 đến 1962, tôi có nêu câu hỏi ai ra lệnh giết ông Diệm,
ông trả lời là Big Minh, tức Đại tướng Dương Văn Minh. Tôi nghe nhưng cũng chỉ
coi đó như là một câu trả lời chạy tội cho người Mỹ vì sau khi đảo chánh thành
công, Mỹ đã thưởng cho các tướng nhiều nghìn đô-la.
'Chung
định mệnh'
Tổng
thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cũng bị ám sát trong tháng 11 năm 1963
Ai
đã ra lệnh giết anh em nhà Ngô cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi. Cái chết
của Tổng thống Diệm cũng còn nhiều bí ẩn, như cái chết của Tổng thống John F.
Kennedy ba tuần sau đó.
Sau
khi anh em nhà Ngô bị giết, Kennedy cũng gặp chung một định mệnh bởi những viên
đạn của Lee Harvey Oswald trong một ngày thứ Sáu nắng đẹp 22-11-1963 ở Thành
phố Dallas , Texas .
Khi
hay tin Kennedy bị ám sát chết, các tướng lãnh cầm quyền ở Sài Gòn đã đặt tên
một quảng trường ở trung tâm thành phố, ngay sau lưng Nhà thờ Đức Bà, là “Công
trường Kennedy” để tưởng nhớ ông.
Về
cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm, ở Việt Nam không có những nỗ lực điều tra
cho đến ngọn nguồn. Với Tổng thống John F. Kennedy đã có Ủy ban Warren được lập ra nhưng
cũng chỉ đưa đến kết luận là Oswald hành động một mình.
Tuy
nhiên, đã có nhiều giả thuyết. Như là cái chết của Kennedy có liên hệ với Cuba , với các
băng đảng mafia ở Mỹ hay với giới tài phiệt quân sự. Cũng có luận cứ cho rằng
không chỉ một mình Oswald nổ súng từ lầu cao của tòa nhà dùng làm kho sách mà
còn có tay súng thứ hai đã tham gia vào việc ám sát Kennedy.
Với
hệ quả của thất bại trong cuộc chiến Việt Nam ,
dư luận Mỹ vẫn thường tranh luận nếu Kennedy còn sống thì cuộc diện chiến tranh
Việt Nam
sẽ ra sao. Có luận cứ tin rằng với bản lĩnh cuốn hút dân chúng, nếu còn sống
Tổng thống John F. Kennedy đã có thể rút 16 nghìn cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam và
chấm dứt trong danh dự sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vùng đất này.
Đối
với người Việt, cũng có luận cứ rằng Tổng thống Diệm là người ái quốc được kính
trọng, nếu không bị lật đổ và giết chết, ông đã có thể bảo vệ miền Nam khỏi bị
cộng sản xâm lăng.
Tuy
nhiên cũng có luận điểm rằng dù còn hay mất Tổng thống Diệm thì miền Nam trước
sau cũng rơi vào tay cộng sản, vì những người lãnh đạo Hà Nội đã ra quyết nghị,
nhiều năm trước khi cuộc đảo chánh xảy ra, là lập đường mòn Hồ Chí Minh và phải
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng mọi giá.
Bất
cứ vì nguyên do nào đã đưa đến cái chết của Tổng thống Diệm và Tổng thống
Kennedy trong tháng Mười Một oan nghiệt nửa thế kỷ trước, hệ quả là Hoa Kỳ và
Việt Nam
đã rơi vào một cơn lốc chính trị và một cuộc chiến mãi mãi làm thay đổi lịch sử
hai quốc gia.
Riêng
tôi vẫn tự hỏi, nếu không có tháng Mười Một oan nghiệt đó, bạn bè tuổi thơ của
tôi nhiều đứa có phải chết trên chiến trường. Và tôi bây giờ là ai trên quê hương
mình.
Jun
01, 2011
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã gầy dựng nước Việt Nam Cộng Hoà từ một đống tro tàn và
những hệ lụy của những năm tháng chinh chiến điêu linh, những tàn tích của thực
dân phong kiến. image. Chỉ trong một thời gian ...
Apr
28, 2011
Dù
không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là
“Đệ Nhất Phu Nhân”, vì tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong
cái tước vị Đệ Nhất Phu Nhân, để thay mặt T.T. Diệm ...
Apr
25, 2011
Trên
tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, Đức Cha Ngô Đình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ
Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng.
Oct
23, 2013
Cá
nhân một số tướng tá đảo-chánh đã phản chủ, phản thầy, phản đảng trưởng, nhưng
toàn thể những người liên hệ xa gần với đảo-chánh đã phản bội chính thể dân
chủ. Chế độ Ngô đình Diệm vào 2, 3 năm cuối có thể bắt ...
Oct
03, 2012
Gia
đình họ Ngô, CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam,
1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt
động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ...
Sep
12, 2013
Bảy
Viễn, thủ lãnh Bình Xuyên chống chính phủ Ngô Đình Diệm, bị dẹp tan năm 1955.
Bảy Viễn chạy sang Pháp lánh nạn và mất năm 1970. Lê Văn Viễn sinh năm 1904 tại
Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Cha ...
Sep
10, 2013
Biểu
tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối
chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam , mà cao điểm là ngày 11/6/1963
với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Sep
08, 2013
Lúc
chúng tôi đứng chụp hình thì anh xe ôm lội cùng khắp mà không kiếm ra mộ ông
Ngô Đình Diệm, anh ta tẽn tò nói tụi tôi ra ngồi chờ ở quán cà phê rồi xách xe
đi kiếm. Cả tiếng đồng hồ sau mới quay trở lại và cho biết ...
Sep
03, 2013
Vụ
việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng sục sôi giữa Phật giáo miền Nam và chính
quyền Ngô Đình Diệm, một người theo Công giáo và bị cho là có những hành động
đàn áp Phật giáo. image. Sự kiện này có thể đã không ...
Jul
25, 2013
Ngược
lại lịch sử phải kể đến Tổng thống Ngô Đình Diệm đến Hoa Kỳ năm 1957 với tư
cách Nguyên thủ Quốc gia của VNCH. Trong hình: ông Diệm duyệt đội danh dự trước
Ngũ Giác Đài ngày 16/5/1957. image.
Dec
31, 2012
Và
ví dụ gần đây nhất là bài giảng của ngài ngày lễ các thánh 2012 và cũng là ngày
giỗ thứ 49 của cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Đức cha Long đã nói về cố tổng
thống Diệm như sau : “Ở một góc cạnh nào đó, cụ là một con ...
Jul
25, 2011
Với
người miền Nam, một tướng Kỳ nắm quyền còn được ghi nhớ qua chính biến lật đổ
Tổng thống Ngô Đình Diệm, cuộc đấu đá với Tướng Nguyễn Khánh, vụ loại Tướng
Nguyễn Chánh Thi, trấn áp Phật giáo miền Trung, ...
Nov
21, 2011
Chẳng
biết truyền thuyết và đồn đại này thật giả bao nhiêu phần trăm, nhưng chính
Tổng thống Ngô Đình Diệm ông cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một
thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này ...
Jul
26, 2013
... họ
thường “xem mặt để bắt hình dong” nhìn vào bộ mặt ổn định chính trị của chính
quyền, của quốc gia để họ duyệt xét viện trợ và duy trì mối bang giao, đó là lý
do họ (Hoa Kỳ) phải triệt chính quyền do TT Ngô Đình Diệm ...
Aug
13, 2013
Sau
ngày VGCS trong nước làm lễ suy tôn nhà sư Thích Quảng Đức, người mà chúng coi
là lập công đầu trong việc triệt hạ TT Ngô Đình Diệm, làm sụp đố chế độ Đệ I
VNCH, và cuối cùng đưa đất nước vào vòng thống trị ...
Aug
01, 2013
Ông
bị chuyển đổi từ miền Nam
ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm
Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển
ra ngoài Bắc. Trong thời gian ...
Jun
26, 2013
Một
nhân vật chính, có tên công khai trong sổ lương của CIA Mỹ, đã khuynh loát,
quậy nát chính trị miền Nam :
đảo chính TT Ngô Đình Diệm nền Đệ nhất Cộng hòa, giữ rất dài hạn vai trò quan
trọng thứ hai (Đại tướng Thủ ...
Jul
13, 2011
Số
là thời bấy giờ, Tổng thống Ngô đình Diệm hình như thích cưỡi ngựa thì phải. Ấy
vậy cho nên người ta mới nuôi ngựa trong dinh Độc lập. Chính mắt gã đã nhìn
thấy những con ngựa vừa cao, vừa to lại vừa khỏe...vào ...
Jun
15, 2011
Sau
này, không ngờ câu hỏi cay cú đó lại được sử dụng ở các chợ người, hay còn gọi
là 'chợ lao động'. image. Cán ngố bên những chiếc xe đạp thồ trước dinh Độc
Lập. Ở gần khu vực tôi sinh sống có chợ trời Lăng Cha Cả.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.