Rượu
được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam
Có
thể nói, tôi có một tuổi thơ êm ả như bất cứ một đứa trẻ miền quê nghèo ở miền
Bắc. Tôi sẽ chẳng nghĩ đến rượu nhiều cho đến khi bố tôi ra khỏi quân đội và
chuyển ngành về sống với gia đình.
Bình
thường, bố tôi rất ít nói, nhưng khi có rượu vào, ông là người khác hẳn, nói
nhiều và trở nên hung hãn. Ông nói về những thất vọng về người xung quanh như
cha mẹ, vợ con, đồng nghiệp, bạn bè, lãnh đạo…
Nhưng
cha mẹ thì chẳng còn, đồng nghiệp, lãnh đạo thì không ở cùng, vợ con là những
người lãnh đủ những trận võ mồm của ông…ngày nọ qua ngày kia, không khí gia
đình tôi nặng nề, oi nồng bởi mùi rượu và những lời nói cay nghiêt….
Tôi
là con gái, ít bị đánh hơn, nhưng khổ nhất là anh và em trai của tôi. Tuổi mới
lớn, lại ham chơi nên trở thành tâm điểm của những trận đòn roi như thời trung
cổ.
Những hình trong bài này là
hình minh họa
Bố
tôi dùng cả dây diện để đánh anh trai tôi chỉ vì anh ấy đi chơi về muộn. Em
trai tôi, lúc đó mới 6-7 tuổi không biết bao nhiêu lần đã ngã dúi khi bố tôi đi
đôi dày nhà binh đá con không thương tiếc …Còn mẹ tôi, mặt mày thỉnh thoảng lại
sưng lên vì bị "ngã xe".
Giá
rượu thì không đắt đỏ, nhưng nếu mang tiền đi mua rượu cho bố mà dùng vào việc
khác thì mẹ tôi không phải suốt ngày cháy nắng đi bán hàng, còn tôi, không phải
một buổi đi học, một buổi đi làm. Mẹ con tôi, vốn đã quen làm từ trước, chưa
bao giờ phải hỏi tiền của bố, nhưng chẳng bao giờ bố đưa tiền cho mẹ với lý
do…phải để lo việc lớn.
Rượu
quê tôi
Quê
tôi, nổi tiếng là vùng đất nấu rượu ngon. Nhưng chắc chưa có ai thống kê những
mất mát do cái tiếng tăm đó mang lại.
Người
làng tôi vô số người biết nấu rượu, và ai cũng biết uống rượu, già trẻ, gái
trai…một người ở quê tôi cho biết, bây giờ đến chơi nhà, mọi người lấy rượu mời
thay nước, thay trà…
Nhưng
có lẽ, chẳng có ai trong làng tôi đếm nổi số người chết do rượu hoặc liên quan
đến rượu, mà điển hình nhất là những người đi thoát ly (chủ yếu là bộ đội, công
an, hoặc công chức)…có ít tiền lương, nghỉ hưu, về nhà nướng cho những quán
rượu.
Nào
là xơ gan cổ chướng, nào là ngã xe do tai nạn, say rượu rồi ngã chết…
Điều
mà chưa ai nói đến là phụ nữ, trẻ con làng tôi khổ thế nào vì rượu.
Làm
ăn đầu tắt mặt tối, về nhà không cẩn thận chồng sẽ đánh, bỏ quê hương đi làm
thuê xứ khác để nuôi con, nuôi chồng và làm đầy những chai rượu của chồng.
Những ông bố ngất ngư bên chai rượu không còn thời gian dạy con, hoặc chỉ biết
dạy con cách uống rượu…
Nhìn
về rượu
Rượu
xuất hiện tại nhiều sự kiện xã hội
Văn
hóa là một cái gì đẹp, có ích, nhưng có nhiều lúc, những thứ không đẹp, không
có ích cũng được coi là văn hóa. Rượu là một ví dụ.
Rượu
đi vào thơ ca như một thú chơi tao nhã, rượu có mặt ở các bàn tiệc như một
phương tiện để giao lưu, kết nối xã hội, rượu cũng được nhìn như một công cụ đo
bản lĩnh của người đàn ông.
Nhưng
có lẽ, chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc rằng rượu là một chất gây
nghiện, có tác dụng không chỉ đối với người sử dụng mà đối với những người sống
xung quanh người đó ở góc độ sức khỏe, bạo lực, kinh tế, và phát triển xã hội.
Tác
động của rượu đến sức khỏe …mọi người sẽ có câu trả lời rất nhanh khi gõ vào
google với từ khóa tác động của rượu.
Đối
với gia đình, xã hội, rượu là một tác nhân gây bạo lực gia đình, và bất ổn
trong xã hội.
Về
góc độ kinh tế, rượu gây ra thiếu thốn tiền bạc, hao hụt sức lao động. Đối với
sự phát triển xã hội, rượu kéo con người vào vòng xoáy của bệnh tật, thất vọng,
và lộn xộn.
Ấy
thế mà, ít người nói đến nói một cách nghiêm túc, quan trọng hơn, chẳng ai nói
phải làm gì với nó.
Rượu
và nghề
Trong
một khóa học được lựa chọn ở chương trình sau đại học tại Hoa Kỳ, tôi chọn khóa
học về tư vấn cai nghiện.
Nhưng
thực tình, đến đó để giải quyết vấn đề cá nhân của mình, tôi khóc, chia sẻ
những ám ảnh tuổi thơ sống chung với một người cha nghiện rượu.
Cô
giáo của tôi, cũng là người đã giúp trị liệu cho tôi dặn tôi "không thay
đổi được quá khứ đâu, việc có thể làm là cố gắng đừng để quá khứ …ảnh hưởng đến
cuộc sống của mình".
Tôi
đi làm, tranh thủ học về vấn đề nghiện, và nghiện rượu.
Những
nước tiên tiến như Úc, Hoa Kỳ…hay kể cả những nước rất gần Việt Nam (Indonexia,
Thái Lan)..người ta đã đặt rượu vào đúng ví trị của nó.
Một
chất gây nghiện có tác hại cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống, cần có chương
trình điều tổng thể từ y tế, tâm lý, xã hội đối với người cai nghiện.
Người
ta áp dụng chương trình cắt cơn tập trung cho người nghiện rượu, nhưng quan
trọng hơn, là sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, giúp cho những người nghiện
rượu nhận ra tác hại của rượu đối với bản thân và người khác, học về những cách
ứng phó có lợi, và rèn luyện những thói quen tích cực cho bản thân.
Tôi
nói với bố mình những gì đã được học, đưa ông đi cai nghiện, và áp dụng nhiều
biện pháp "ngăn cản" không cho ông có cơ hội tiếp xúc với rượu.
Việc
ông ấy nhận thức được vấn đề của mình, không còn cho đó là "chuyện bình
thường", phần nào hợp tác với gia đình để chữa trị bệnh…đã giúp tôi tự tin
và nghĩ xa hơn về việc điều trị cho những người nghiện rượu ở xung quanh tôi.
Mai
Thị Việt Thắng
Nov
01, 2011
Nhưng
hơn 80% khách nhậu bình dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm... Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo,
hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho ...
Nov
09, 2013
Họ
nấu cơm, đổ cơm xuống đất gọi là hạ thổ, rồi rắc men, chờ vài ngày cho lên men,
sau đó cho vào nồi đun. Một ống đồng sẽ chạy qua một cái bể nước để hơi ngưng
tụ thành rượu; một vòi nhỏ rượu vẫn đang bốc hơi chảy ...
Nov
09, 2013
image.
Dân số bộ lạc Bonda đang sụt giảm nghiêm trọng bởi tình trạng nghiện rượu.
image. Không chỉ đàn ông mà cả tất cả phụ nữ, trẻ em của bộ lạc Bonda đều có
thể uống rượu thay nước. Rượu chính là nguyên do khiến ...
Nov
06, 2013
Say
sỉn hoặc quá chén là sau một chầu “túy lúy càn khôn” , liên tục “dô! dô!” với
bạn bè. vào tối hôm trước thì sáng hôm sau thấy trong người vật vờ khó chịu mệt
mỏi, tiếng Anh gọi là Hangover, tàn dư của quá chén.
Apr
16, 2011
Cắm
sào giữa vũng hồn ta. Thuyền cô đơn đợi trăng ngà đêm nay. Rượu vài chén, dễ gì
say? Đêm chưa chịu đến bởi ngày chưa đi! Dăm chén nữa, chả thấm chi. Thiếu vắng
tri kỷ có gì vui đâu! Ừ cũng uống chứ nhịn sao?
Nov
02, 2012
Những
giai đoạn chế biến các món ăn gọi là bắt mồi cho dân nhậu, chế biến các chân
gà, chân bò, gân bò . . . hôi thối thành những món ngon vật lạ khoái khẩu cho
dân nhậu lai rai ở các quán cốc hay hai bên đường. Gân bò ...
Jul
11, 2011
Nhìn
thấy vầng trăng lung linh dưới đáy nước mà cứ ngỡ là lơ lửng trên bàu trời, ông
liền giang tay nhảy xuống ôm lấy trọn vầng trăng và bị thế là…dòng nước cuốn
trôi. Từ đó cho đến nay, dân bợm nhậu vốn thường được ...
May
20, 2012
Có
một đặc điểm hẳn là bạn còn nhớ: dân Sài Gòn mình ngồi đâu cũng nhậu được, từ
trong nhà ra tới hàng quán cũng thoải maí, từ tiệm sang hèn đủ cấp cho tới hè
phố hay bờ bụi công viên... Tại sao như thế? Bởi vì dân Sài ...
Aug
17, 2012
image.
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM đã trở thành quá quen thuộc với người
dân tại Việt Nam. Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất ...
Jun
02, 2011
Dân
nhậu thấy thức ăn ngon thì chém chết cũng đòi rượu mà đòi rượu coi như sụp bẫy
các bà. Đốt than nướng cá cho vàng. Lấy tiền mua rượu cho chàng nhậu chơi. Dân
nhậu có tính thảo ăn. Có thức ăn ngon thì nghĩ ngay ...
Apr
14, 2011
Một
số bạn bè của người viết là dân ăn nhậu chuyên nghiệp, họ có tật hay nổ dữ lắm
và cả quyết, thề thốt rằng thịt dê rất trợ dương. Effet ít hay nhiều tùy cũng
tùy thuộc vào tuổi tác của con dê hai cẳng, dê đực hay dê cái, dê ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.