Doanh
nhân Lanvy và những người phụ nữ dân tộc A Lưới
Tiếp
nối câu chuyện phần một về nữ doanh nhân gốc Việt Lanvy Nguyễn với cách mà hãng
thiết kế của chị áp dụng việc kinh doanh để tìm ra những giải pháp mang tính xã
hội là những chia sẻ về các dự án được thực hiện ở Việt Nam với sự hợp tác giữa
F4F và các doanh nghiệp Việt Nam. Và trong số những dự án này là câu chuyện về
những người phụ nữ A Lưới dệt thổ cẩm để giao tiếp với xã hội, câu chuyện của
hai hộ duy nhất còn làm chiếu ở làng Cẩm Xe, và câu chuyện đằng sau những đôi
guốc gỗ được chạm khắc hình rồng.
Người A Lưới giao tiếp qua những tấm vải thổ cẩm
Trong suốt buổi phỏng vấn với VOA, nữ doanh nhân Lanvy Nguyễn đã dành rất nhiều thời gian để kể câu chuyện về những người phụ nữ dân tộc A Lưới, một dân tộc nằm trong số 28 dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có hệ thống chữ viết. Cách mà họ giao tiếp với nhau và cả với những người bên ngoài là qua những tấm vải thổ cẩm mà họ dệt hay những tác phẩm, sản phẩm thủ cô ng, nghệ thuật khác. Màu sắc, hình vẽ, tất cả đều có một ý nghĩa đặc biệt nào đó với họ. Nhưng trước đó, làm cách nào mà F4F đã biết tới và gặp những người phụ nữ này? Chị Lanvy nói:
Người A Lưới giao tiếp qua những tấm vải thổ cẩm
Trong suốt buổi phỏng vấn với VOA, nữ doanh nhân Lanvy Nguyễn đã dành rất nhiều thời gian để kể câu chuyện về những người phụ nữ dân tộc A Lưới, một dân tộc nằm trong số 28 dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có hệ thống chữ viết. Cách mà họ giao tiếp với nhau và cả với những người bên ngoài là qua những tấm vải thổ cẩm mà họ dệt hay những tác phẩm, sản phẩm thủ cô ng, nghệ thuật khác. Màu sắc, hình vẽ, tất cả đều có một ý nghĩa đặc biệt nào đó với họ. Nhưng trước đó, làm cách nào mà F4F đã biết tới và gặp những người phụ nữ này? Chị Lanvy nói:
Một người phụ nữ A Lưới
đang dệt một tấm vải thổ cẩm
Họ
dệt những tấm vải này bằng cách cột những thanh tre vào trước người và làm
thành một chiếc máy dệt, thay vì một chiếc máy dệt đứng thông thường. Như vậy,
những sản phẩm mà họ dệt tùy thuộc vào việc họ có thể dang rộng chân đến cỡ
nào. Đây là lý do vì sao mà tôi đã nói những gì họ làm ra là câu chuyện của
cuộc đời họ. Những sản phẩm đó được kết nối với cơ thể họ, từ tay, chân, lưng,
bàn chân, rồi ngay cả miền đất mà họ đang sinh sống, bởi lẽ những tấm vải được
làm ra từ cây, từ gốc rễ, từ những bông hoa được trồng ngay trên chính miền đất
đó. Những người cao tuổi thậm chí có thể phân biệt được các loại cây khác nhau
từ những màu sắc này.
“Trong 30 năm trở lại đây, những nhóm người dân tộc thiểu số ở A Lưới hay ở Sapa, cùng đều tạo ra những sản phẩm thổ cẩm như thế này, đơn giản là bởi vì có nhu cầu từ phía khách du lịch. Tuy nhiên trong thực tế, trên những tấm vải như thế này, đã có một thứ ngôn ngữ được viết trên đó nhưng đã bị biến mất. Điều mà chúng tôi cố gắng làm đó là có thể đem thứ ngôn ngữ này quay trở lại lần nữa và biến chúng trở nên phổ biến trở lại cho những người dân tộc thiểu số. Bởi lẽ, một khi những tấm vải như thế này có thể được đem bán và được tái tạo trong thị trường thiết kế hiện đại và thời trang hiện đại của chúng ta, cùng lúc, những người dân tộc thiểu số này có thể cất tiếng nói trở lại để họ có thể kể cho chúng ta nghe cuộc sống của họ, câu chuyện của họ, bởi lẽ chúng đều được viết trên những tấm vải như thế này.”
Trẻ em dân tộc A Lưới
Làng chiếu Cẩm Xe
Không giống như vải thổ cẩm của dân tộc A Lưới khi có nét gì đó mang tính chất địa phương, chiếu lại là một sản phẩm rất phổ biến và gần gũi với đại đa số người dân Việt Nam. Trong số nhiều làng làm chiếu xuyên suốt Việt
“Đó là làng chiếu Cẩm Xe. Đây là nơi mà thậm chí nhiều người Việt
Khi đến đây, tôi đã gặp được hai chị em. Họ làm chiếu từ khi họ còn trẻ. Bây giờ thì họ sang ngôi làng chuyên bán cỏ voi bên cạnh để thu mua cỏ voi, tự tay nhuộm chúng và làm thành những tấm chiếu. Trong những năm 60 khi chiến tranh vẫn đang xảy ra, người chị đã từng bị một viên đạn bắn vào đầu khi đang sinh đứa con gái của mình. Hiện nay, viên đạn vẫn ở nguyên trong đầu bà ấy nhưng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người chị cả. Tuy nhiên, chúng tôi không thể trực tiếp chụp ảnh bà ấy được vì nó gợi nhớ lại ký ức kinh hoàng sau lần đó. Tuy nhiên thì chúng tôi vẫn mua được một tấm chiếu duy nhất mà hai người chị em này dệt ra để bán, và người bạn của tôi giờ vẫn treo nó ở trong căn hộ của anh ấy ở
Những đôi guốc đế hình rồng
'Những
đôi guốc được chạm khắc hình rồng là thứ mà khi có ai đó nhìn thấy chúng, họ sẽ
hỏi tôi bạn đến từ đâu, và tôi có thể tự hào nói tôi đến từ Việt Nam ' - Doanh
nhân Lanvy Nguyễn
Làm việc trong ngành thiết kế bao gồm việc thiết kế thời trang, đã thực hiện
nhiều dự án tại Việt Nam, và bản thân cũng là một người phụ nữ Việt, có lẽ sẽ
có nhiều người thắc mắc tại sao chị chưa làm một dự án nào đó liên quan tới áo
dài Việt Nam. Nhắc tới vấn đề này, chị Lanvy nói:
“Điều
mà tôi cảm thấy có gì đó thiêu thiếu và hơi bối rối đó là khi xem những thí
sinh trong các cuộc thi về sắc đẹp được tổ chức tại Mỹ mặc những chiếc áo dài.
Tôi cảm thấy có một điều rất mỉa mai là khi nhìn những thí sinh này rất xinh
xắn với tà áo dài ở phía trên, nhưng ở dưới thì họ lại đi những đôi giày cao
gót hiện đại rất không phù hợp với những tà áo dài truyền thống, bởi lẽ những
đôi giày cao gót này thể hiện hình ảnh người phụ nữ một cách rất khác biệt. Áo
dài là thơ ca và bản thân nó có sự chuyển động. Trong lịch sử, áo dài luôn đi
cùng với những đôi guốc được làm thủ công, cũng giống như những chiếc nón lá
vậy. Ở Huế lúc trước, rất nhiều nam thanh nữ tú làm rất nhiều những bài thơ và
gửi cho nhau qua những chiếc nón lá. Ở Việt Nam khi đó, nhất là ở khu vực nông
thôn, nơi mà không có nhiều hình thức giải trí, thì người ta thường phải nghĩ
ra một thứ gì đó để thay thế, và đó là nghệ thuật, đó là thủ công, đó là những
kỹ thuật chạm khắc của các nghệ nhân.
Và để giữ cho tảng băng ấy ngừng tan chảy, như chị Lanvy chia sẻ lúc trước, áo dài cần phải có guốc. Để tạo ra những đôi guốc vừa phù hợp và tôn lên giá trị của những tà áo dài, đồng thời vẫn có thể đưa vào cuộc sống hiện đại hàng ngày, F4F đã hợp tác với một xưởng chạm khắc gỗ để tạo ra những đôi guốc gỗ được chạm khắc hình rồng:
Một
người thợ đang chạm khắc một đôi guốc đế hình rồng
“Chúng
tôi ban đầu đã không có ý định thiết kế những đôi guốc như thế này. Bởi vì
chúng tôi đã tạo quỹ cho một người thợ mộc. Việc kinh doanh của ông ấy vốn dĩ
chỉ xoay quanh tạc những con rồng, những cây cột cao 2m, hay những cây cột trụ
trong các ngôi chùa. Và ông ấy cần tới những thiết bị mới. Khi tôi tới thăm cơ
sở của ông ấy, tôi thấy đó là một ngôi nhà rất nhỏ. Ở đó có hai cậu bé con
và vợ của ông ấy giúp đỡ công việc của ông ấy. Tất cả bọn họ sống trong một
ngôi lán chỉ có duy nhất một phòng nhưng ông ấy đúc ra những sản phẩm tuyệt vời
không thể tin nổi.
Cùng
thời điểm đó, chị Lanvy ở Việt Nam
và cũng đang cố gắng tìm kiếm những nơi sản xuất guốc nhưng cũng không thể tìm
thấy nơi nào có, và đó là điều mà chị nói là chúng ta còn thiếu. Lúc đó chị đã
nghĩ là tại sao chúng ta không tự mình làm và sản xuất những đôi guốc làm sao
để giúp được người thợ mộc này và giúp ông ấy tiếp tục giúp đỡ được ngôi làng
nơi ông ấy sống. Rồi sau đó, làm sao chúng ta có thể thúc đẩy nền kinh tế mà
chỉ dựa trên việc vực dậy những ngành nghề thủ công Việt Nam theo cách
mà vẫn tạo ra được những sản phẩm đẹp và tôn trọng giá trị truyền thống cốt lõi
bên trong các sản phẩm đó. Chị nói chúng ta không thể nào chỉ có gắn hai thứ
vào với nhau rồi tung ra thị trường. Điều chị nhấn mạnh là phải trung thành và
tôn trọng sự chân thật của những sản phẩm đó.
Trách nhiệm xã hội của một doanh nhân
Ngoài xưởng thủ công mà chị vừa kể, chị cho biết F4F của chị còn đang làm việc với ba ngôi làng khác vì cuối cùng, chị và F4F muốn xây dựng một hệ thống có một nghệ nhân bậc thầy có thể truyền lại phương pháp chế tạo các sản phẩm truyền thống cho các nhóm người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng mà F4F của chị muốn thực hiện bây giờ là làm việc với một kỹ sư để hiểu được quá trình sản xuất một sản phẩm như thế này có thể gây ảnh hưởng gì tới hệ sinh thái mà người thợ mộc đang sinh sống hay không:
“Bởi vì hiện nay, thực tế thì có một số thợ mộc đang thu mua lại những sản phẫm gỗ quý trái phép từ Lào. Điều mà chúng tôi muốn làm đó là muốn những người thợ mộc thử tìm hiểu những loại cây có thể trồng lại được và sử dụng ngay những loại cây mà họ vốn có sẵn trong vườn để có thể tạo ra những sản phẩm gỗ không gây ảnh hưởng tới môi trường. Một số loại cây mà chúng tôi nhờ những người thợ mộc này tìm hiểu là gỗ từ cây mít, cây vải, cây xoài, và một số loại cây khác nữa mà chúng ta có thể mua lại từ những vườn cây.
Trách nhiệm xã hội của một doanh nhân
Ngoài xưởng thủ công mà chị vừa kể, chị cho biết F4F của chị còn đang làm việc với ba ngôi làng khác vì cuối cùng, chị và F4F muốn xây dựng một hệ thống có một nghệ nhân bậc thầy có thể truyền lại phương pháp chế tạo các sản phẩm truyền thống cho các nhóm người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng mà F4F của chị muốn thực hiện bây giờ là làm việc với một kỹ sư để hiểu được quá trình sản xuất một sản phẩm như thế này có thể gây ảnh hưởng gì tới hệ sinh thái mà người thợ mộc đang sinh sống hay không:
“Bởi vì hiện nay, thực tế thì có một số thợ mộc đang thu mua lại những sản phẫm gỗ quý trái phép từ Lào. Điều mà chúng tôi muốn làm đó là muốn những người thợ mộc thử tìm hiểu những loại cây có thể trồng lại được và sử dụng ngay những loại cây mà họ vốn có sẵn trong vườn để có thể tạo ra những sản phẩm gỗ không gây ảnh hưởng tới môi trường. Một số loại cây mà chúng tôi nhờ những người thợ mộc này tìm hiểu là gỗ từ cây mít, cây vải, cây xoài, và một số loại cây khác nữa mà chúng ta có thể mua lại từ những vườn cây.
Một
người thợ mộc đang bào một miếng gỗ tạo hình đôi guốc
Nói
tóm gọn lại, điều mà chúng tôi muốn nghĩ tới đó là làm cách nào để những người
thợ mộc có thể cứu được tình hình kinh tế của chính bản thân họ, tức là cũng
giúp được một nền kinh tế khác, và đồng thời tìm cách để vẫn thân thiện được
với môi trường. Như vậy, thách thức đặt ra cho chúng tôi là thực sự lớn, bởi
lẽ, đối với tôi, chọn một con đường tạo ra một điều gì đó mới mẻ, khác biệt, có
nghĩa là nó sẽ phải đạt được nhiều mục đích. Khối lượng thời gian và số tiền mà
tổ chức của chúng tôi đầu tư vào khu vực này phải thực hiện được nhiều nhiệm vụ
cùng một lúc.”
“Chúng ta thường không nghĩ tới những tác động từ môi trường cho tới khi chúng trực tiếp ảnh hưởng tới chúng ta, trong khi chúng ta đang tận hưởng những ngày nghỉ phép ở bờ biển Hawaii. Bất ngờ chúng ta trông thấy rất nhiều rác thải bị trôi tới đó và giật mình tự hỏi những thứ này đến từ đâu. Và tôi nghĩ, chúng ta cần phải thay đổi điều này.”
“Trong những điều mà chúng tôi đang làm cũng có một phần liên quan tới những di sản văn hóa bởi lẽ tôi không thể chối bỏ việc mình là một người Việt Nam. Và những đôi guốc được chạm khắc hình rồng là thứ mà khi có ai đó nhìn thấy chúng, họ sẽ hỏi tôi bạn đến từ đâu, và tôi có thể tự hào nói tôi đến từ Việt
Xuyên suốt buổi trò chuyện với rất rất nhiều câu chuyện mà chị Lanvy chia sẻ, có một điều mà chị Lanvy không quên nhấn mạnh: Chị và F4F của chị không phải là những người tìm ra giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp hay người nghèo ở Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo đói, mà đơn giản chị và F4F chỉ muốn cộng tác với những doanh nghiệp ở Việt Nam để cùng tìm ra những giải pháp giải quyết những vấn đề xã hội như nghèo đói, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, hay bảo vệ hệ sinh thái.
Hồng
Hoa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.