Note:
Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Chiều
30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như
tiêu tan cái tết.
Chiếc bàn ủi bằng đồng chưa đầy một ký nhưng sức nặng của ký ức khi nghĩ đến nó mỗi lúc xuân về thì luôn trĩu lòng một lớp người trên dưới năm mươi tuổi như tôi.
Của hiếm ở làng
Những năm sau 4/75, miếng ăn đã khó, cái mặc lại càng khó khăn hơn. Nếu là cán bộ nhà nước thì còn kiếm được tấm phiếu 5 mét vải, còn những người ở quê, hầu như phiếu vải là một khái niệm quá xa vời với họ. Để có cái mặc, lớp người già thì tận dụng đồ cũ của đám cháu con thải ra để vá víu lại cho ra tấm áo, mảnh quần mà mặc tạm. Đám thanh niên thì chắt chiu dành dụm hoặc xin cha mẹ ít tiền để đến các “chợ trời” mua lại đồ cũ của người nhưng mới của ta về xúng xính với chúng bạn mỗi dịp tết về.
Chiếc bàn ủi bằng đồng chưa đầy một ký nhưng sức nặng của ký ức khi nghĩ đến nó mỗi lúc xuân về thì luôn trĩu lòng một lớp người trên dưới năm mươi tuổi như tôi.
Của hiếm ở làng
Những năm sau 4/75, miếng ăn đã khó, cái mặc lại càng khó khăn hơn. Nếu là cán bộ nhà nước thì còn kiếm được tấm phiếu 5 mét vải, còn những người ở quê, hầu như phiếu vải là một khái niệm quá xa vời với họ. Để có cái mặc, lớp người già thì tận dụng đồ cũ của đám cháu con thải ra để vá víu lại cho ra tấm áo, mảnh quần mà mặc tạm. Đám thanh niên thì chắt chiu dành dụm hoặc xin cha mẹ ít tiền để đến các “chợ trời” mua lại đồ cũ của người nhưng mới của ta về xúng xính với chúng bạn mỗi dịp tết về.
Một năm hai thước vải thô
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra
May áo thì hở lá đa
Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ
Vội đem cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm
Ca dao XHCN
Mà đâu phải năm nào cũng có tiền để đi “chợ trời” mua sắm! Hai ba năm mới dành
được ít tiền mua “bộ cánh” để du xuân. Vì vậy, việc lộn ngược đồ cũ (phần bên
trong, ít phai màu) để may lại cho thành “mới” là chuyện khá phổ biến của thời
đó. Để tiết kiệm chi phí trả công thợ may, nhiều bà mẹ quê phải làm cái việc
cực chẳng đã là may tay, sau khi xả chiếc quần cũ ấy ra. Việc may lại số vải cũ
ấy không quá khó nhưng làm sao xóa được dấu vết của đường li đã bị “ủi chết” từ
chiếc quần cũ mới là điều gian nan. Lúc này, chiếc bàn ủi như vị cứu tinh để
vừa xóa dấu vết của li quần cũ lại vừa góp phần làm mới chiếc quần vừa được may
lại để có cái mà mặc chơi tết với chúng bạn.
Đốm lửa ký ức
Ngày 29 tết, việc đồng áng coi như tạm gác lại, những người đàn bà chuẩn bị đổ bánh thuẩn hoặc làm bánh in, đàn ông thì đóng bánh nổ. Đám thanh niên thì chuẩn bị ủi quần áo. Nhà tôi bấy giờ trở thành “điểm hẹn” của đám trai gái trong làng đến ủi nhờ đồ. Những cục than hồng rực đỏ được lấy ra từ bếp đang nấu các loại bánh, bỏ thẳng vào lòng chiếc bàn ủi. Quanh năm lạnh ngắt, chiếc bàn ủi bỗng chốc hực lên vì nóng. Thực ra thời ấy, quần áo có nhiều nhặn gì cho cam, nhưng vì đông người xin ủi quá nên chiếc bàn ủi không lúc nào yên. Hễ than sắp tàn lớp này, lập tức được thay lớp than hồng khác. Đám thanh niên chen nhau, ai cũng “xin” được ủi cho mình trước. Vì vậy, có bao chuyện khóc cười xung quanh câu chuyện ủi đồ để đi chơi tết thời ấy.
Trần Đăng
sau 75, bàn ủi con gà rất là thông dụng.
ReplyDelete