Nhà
mặt tiền có giá cao hơn nhiều nhờ điều kiện kinh doanh.
Nếu
như ai đó sống ở Anh quốc, họ có thể đi xe ô tô chạy tới 120 km/h.
Sau
khi đi ra khỏi nhà, hòa vào đường cao tốc, đáp ứng phù hợp di chuyển các công
việc thường ngày. Đơn giản được như vậy nhờ sự quy hoạch tập trung cho các nhu
cầu phục vụ xã hội như các siêu thị, cao ốc, văn phòng.
Các
xí nghiệp, nhà máy được xây dựng xa trung tâm thành phố. Các khu dân cư, trường
học bố trí hợp lý.
Nếu
như ai đó nhận định xe máy cản trở quy hoạch đô thị thì ngược lại, chính tính
ưu việt nhà mặt tiền tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiết thực của người
sử dụng xe máy dẫn đến phát triển “nền văn hóa xe máy”.
Khác
với các quốc gia đang phát triển, tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có
giá rất cao. Sở dĩ như vậy vì nhà mặt tiền tận dụng, khai thác tối đa cho việc
kinh doanh. Từ mua bán lẻ tất cả các mặt hàng “thượng vàng hạ cám”, các dịch vụ
ăn uống, văn phòng công ty, trường học,… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn
hóa nhà mặt tiền”.
Việc
dàn trải kinh doanh trên phục vụ đa số cho các nhu cầu cấp thiết sinh hoạt hàng
ngày của người dân, từ thôn quê, vùng ven vào thành phố, từ thành phố nhỏ đến
thành phố lớn và những người có nhu cầu trong khu vực.
Thực
tế người ta mua sắm theo yêu cầu hàng ngày không thể đi bộ một vài cây số,
không thể đi phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, mà chỉ có văn minh
xe máy mới đáp ứng hữu hiệu và thuận tiện. Kéo theo hình thành những vỉa hè làm
nơi để xe máy, tiện lợi cho việc mua sắm nhưng lại cản trở giao thông, người đi
lại.
Thực
tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí rải
rác, manh mún ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao
thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày thì việc sử dụng xe
máy là nhu cầu tất yếu.
Chưa
kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt
tiền trong thành phố. Việc chở con đi học trong một vài cây số nếu không sử
dụng xe máy thì dùng phương tiện gì cho phù hợp. Giờ tan học là ác mộng của tất
cả các phương tiện giao thông đi qua khu vực này.
"Văn
minh mặt tiền"
Nguyên
nhân sâu xa dẫn đến nạn kẹt xe, văn hóa mặt tiền góp phần không nhỏ.
Khẳng
định rằng, nếu quy hoạch đô thị tập trung, hợp lý cho các đối tượng trên, khai
thác chiều cao, bỏ văn hóa mặt tiền, tăng cường phương tiện giao thông công
cộng và lộ trình các phương tiện này đáp ứng di chuyển hợp lý, cũng như hình
thành tập trung các khu vực buôn bán lẻ, áp dụng và nhân rộng mô hình tương tự
cửa hàng tạp hóa 7 Eleven cho các khu vực dân cư thì sẽ không có các vấn nạn
trên.
Cần
thực hiện một cách đồng bộ và quyết tâm thì lượng xe máy tham gia giao thông
trong thành phố sẽ giảm rõ rệt, giảm ách tắc giao thông, phát huy dịch vụ giao
thông công cộng, tạo thói quen mới cho người dân đi bộ khoảng cách gần.
Sự
thay đổi này là khả thi, không tốn nhiếu thời gian, xuất hiện thêm nhiều quỹ
đất phục vụ dân sinh, môi trường.
Nhất
là tạo năng lực thông hành cao, giảm kẹt xe, làm tiền đề cho việc loại dần “nền
văn minh xe máy, văn minh mặt tiền”.
Nhưng
ở Việt nam hiện tại, có thể chẳng ai ủng hộ việc này. Quan chức có địa vị cao
trong xã hội họ cũng mang nặng tư tưởng mặt tiền, tậu vài nhà mặt tiền và muốn
giữ bầu trời riêng cho cơ quan mình giữa trung tâm thành phố.
Chính
"Nền văn hóa nhà mặt tiền" của Việt nam đã tạo ra nền “văn minh xe
máy” và cản trở sự phát triển của cộng đồng.
Nguyễn
Văn Đặng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.