Tuesday, November 5, 2013

Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em mại dâm

image
Cô Somaly Mam, người sáng lập tổ chức Somaly Mam Foundation. Photo courtesy Somaly Mam Foundation.

image
Sina Vann, từng là nạn nhân của tệ nạn mãi dâm trẻ em. Nay trở thành cộng tác viên đắc lực trong việc phòng chống và cứu vớt những nạn nhân của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi ở Campuchia.
Sina Vann  tên thật  là Nguyễn Thị Bích, quê ở Cần Thơ. Năm mười ba  tuổi, Nguyễn Thị Bích bị một bà hàng xóm gạt dẫn sang Kampuchia, bán cô vào động mãi dâm.

Ổ nhện tăm tối

image
Phụ nữ và trẻ em ở một khu ổ chuột tại Phnom Penh, Campuchia.
Suốt hai năm trời Sina Vann phải phục vụ đủ mọi loại khách du lịch từ nước ngoài đến Kampuchia để mua dâm với trẻ vị thành niên. Được hai tổ chức ngoài chính phủ giải thoát, Sina Vann trở thành cộng tác viên đắc lực trong việc phòng chống và cứu vớt những nạn nhân của tệ nạn mãi dâm thiếu nhi ở Kampuchia , trong đó có rất nhiều trẻ Việt ở đất nước này hoặc bị bán từ Việt Nam sang.

Từ một đứa trẻ ít học, bị lạm dụng bị  đày đọa trong các ổ nhện tăm tối ở Kampuchia, Sina Vann tự phấn đầu để thoát khỏi cơn ác mộng và trở thành một  thiếu nữ chín chắn, biết suy nghĩ, biết chống lại tệ nạn buôn bán trẻ thơ vào con đường nô lệ tình dục.

Tháng  Mười năm 2009, Sina Vann đến Hoa Kỳ để nhận giải thưởng Frederick Douglas vì nổ lực tự phục hồi bản thân và quyết tâm chống nạn buôn người mà cô từng là nạn nhân.

image
Sina Vann trong buổi lễ nhận giải thưởng Frederick Douglas tại Hoa Kỳ, vì nổ lực tự phục hồi bản thân và quyết tâm chống nạn buôn người mà cô từng là nạn nhân. Photo courtesy Somaly Mam Foundation.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, Sina Vann mong ước trao gởi và chia sẻ cảm nghĩ đơn sơ nhưng sâu sắc về công việc mà cô phải đối diện hàng ngày. Mong quí vị lượng thứ cho những từ ngữ dung tục chẳng đặng đừng phải sử dụng trong bài này:

Sina Vann: Bây giờ em làm cái chuyện giúp phụ nữ từ Việt Nam bị bán qua Kampuchia, từ Kampuchia qua Thái. Em mới nhận được cô gái Việt Nam mười bốn tuổi mà mẹ bán cho người nước ngoài. Mới cứu được cô gái đó ở trong center, giờ cô đang gắng học. Gặp cô đó em hỏi thì cô nói “mẹ em nói là cha mẹ nghèo, con phải giúp đỡ”, rồi dẫn cô đi bán cho người  ta vậy đó.

image
Cái nữa thì em mới nhận được chín đứa con gái Việt Nam mà người ta bán đi Thái, sáu tuổi, tám chín tuổi, mười một tuổi, còn một người thôi là hai chục tuổi. Cha mẹ thì ở Kampuchia này, cho con đi làm bên Thái, người ta bắt được rồi người ta đưa lại. Mà em cũng  rất là buồn, nhiều nhất là ba mẹ Việt Nam mình, đem con gái ra mà cho đi nước người ta, đi mần ăn kiểu này.

Thanh Trúc: Khi cứu những người con gái này về thì em nghĩ là những đưa bé đó có bình thường không?

Sina Vann: Không có dễ giúp đỡ cô được. Cô rất là sợ. Tại  vì cha mẹ mà còn bán cô, cô không biết tin tưởng ai nữa. Cô lại đây cô khóc hoài, cô buồn lắm.
Em nói với cô hồi đó em cũng bị người ta bán vô trong quán gái giống cô. Em muốn nói hồi đó em cũng một phụ nữ bị người ta bán như vậy. Cô nói “chị ơi mẹ em bán em, em còn nhỏ lắm, mà em không biết là ai còn giúp đỡ em nữa. Tại vì cha mẹ em nói cha mẹ nghèo lắm, em phải kiếm tiền để giúp mẹ tại  vì em là con của mẹ”
Cô nói tiếng đó thì em rất là buồn, tại sao mẹ cứ tính cái lễ nghĩa này ra mà đi bán con. Cô lại  đây mà một tiếng Kampuchia cũng không biết nói.

image
Thanh Trúc: Rồi bây giờ mỗi ngày Sina Vann giúp đỡ cho mấy cô đó như thế nào?

Sina Vann: Chín người đó bây giờ đi trường học Kampuchia rồi. Bình thường lại rồi tại vì  lên đây (trung tâm) hai ba tháng rồi. Còn cô mười bốn tuổi mới lại khoảng một tháng thì cô chưa bình thường, tại cô còn tính cái nỗi mà cô đi làm mà người ta bắt cô làm này làm nọ, cô tính cái chuyện xưa lại hoài. Cô nói “con hết rồi không còn gì nữa, hết trơn rồi không có cha mẹ nào thương con nữa”.

Thanh Trúc: Sina Vann có thể nói cho Thanh Trúc cô đã kể cho Sina Vann là người ta bắt cô làm cái gì không?

image
Somaly Mam with a group of girls who are supported by the Somaly Mam Foundation 
Sina Vann: Em nói được chị. Tại vì người ta bán cô là bán làm gái, người ta bắt cô đi dù. Tại cô còn nhỏ, đi dù với người ta  không phải là đi bình thường. Em nói là nói mười bốn tuổi, chín tuổi cũng đi dù mà đi dù theo miệng, đi dù theo chỗ hai cái chân mình khép lại, rồi đi dù theo cửa mình. Nếu không đi dù là người ta không cho ăn cơm rồi người ta uýnh (đánh).Vì đó mà cô phải đi dù.

Thanh Trúc: Còn cô bé sáu tuổi trong nhóm bị bán qua Thái Lan thì sao?

Sina Vann: Sáu tuổi thì đi dù theo miệng, đi dù theo hai cái chân mà nó kéo lại rồi đi dù nơi đó, rồi đi dù ở cửa mình. Chí tính coi cô có sáu tuổi thôi, cô rất là đau , cứu về đem vô bác sĩ nói cô sưng…Cô rất là đau, lại đây cô khóc hoài luôn. Em hỏi “sao cưng khóc nhiều vậy cưng”,“em đau cửa mình quá chị ơi, em đau quá trời đau, ngày em đi dù hai ba đứa sáu bảy đứa… hoài luôn” …
Chị nghĩ đi, em không biết cha mẹ cái đầu óc tính sao mà cho con sáu bảy tuổi đi làm cái nghề đó để lấy tiền chơi bài, lấy tiền ăn uống, lấy tiền đánh số đề, rồi con sáu bảy tuổi đi làm cái nghề đó. Hay là sanh con ra là con phải kiếm tiền cho? Con gái mình sanh ra cũng cần cha mẹ thương, không có cha mẹ thương thì ai thương mình? Con đau thì kiếm cha mẹ, con buồn thì kiếm cha mẹ. Nếu cha mẹ bán con như vậy thì con còn người nào mà giúp đỡ nữa. Hết người giúp cô rồi.
Cô nói tới chuyện đó em khóc hoài luôn, em nhớ tới chuyện em. Mẹ em không bán em đâu, mà tới người ta uýnh đập em em còn kêu mẹ ơi cha ơi ngoại ơi cứu con với. Chớ còn cô thì kêu ai? Mẹ biết mà mẹ bán cô vô đó, sao mà kêu mẹ giúp được nữa.

Cha Mẹ bán con

image
Thanh Trúc: Tệ nạn con nít, trẻ nhỏ, con gái nhỏ Việt Nam, bị bán từ Việt Nam qua Kampuchia, cha mẹ ở Kampuchia cũng bán con vô mấy động mãi dâm, rồi lại bán qua Thái Lan, Sina nghĩ có bớt phần nào hay cứ vậy hoài?

Sina Vann: Nó bớt hay không bớt thì em không biết. Bớt không bớt thì bên nhà nước người ta  biết. Em chỉ biết là mỗi ngày nó cũng còn buôn bán như vậy.

Thanh Trúc: Để mấy em đó đừng trở lại con đường khủng khiếp đó nữa Sina Vann nghĩ như thế nào?

image
Sina Vann: Mình biết cô còn nhỏ, cô cần cha mẹ, trước nhất phải  nói với cha mẹ phải nuôi con làm sao. Tới cô học hành về rồi cô cũng quay lại ở với cha mẹ thôi. Mình không thể cho cô ở chỗ khác được đâu, tại vì mình nói với cô rồi, cô chịu học, cô học đàng hoàng, cô lớn lên cô cũng quay về với cha mẹ thôi. Phải nói với cha mẹ cho rõ ràng là con sanh ra không phải để buôn bán, nếu buôn bán thì có pháp luật đàng hoàng, để bà vô trong tù thôi. Phải biết là sanh con ra là nuôi con làm sao chứ không có quyền nào mà bán con được.

Thanh Trúc: Cha mẹ Việt Nam ở Kampuchia có con gái nhỏ thì đem bán lấy tiền, hình như là nhiều lắm.

Sina Vann: Nhiều lắm. Hồi năm hai ngàn lẻ sáu, lẻ bảy, lẻ tám, ở bên Svay Pak, chị có nghe từ Svay Pak không vậy, Việt Nam không…

Thanh Trúc: Svay Pak là khu đèn đỏ mà ở đó toàn động mãi dâm?

image
Sina Vann: Toàn Việt Nam , khu đó là toàn Việt nam không luôn, quán gái cũng nhiều. Chị biết cha mẹ làm gì không? Đánh số đề, đánh bài, hút thuốc, uống cà phê, làm móng tay  móng chân,  sửa soan mình mẩy… Còn con , con trai con gái , không phải con gái không nghen mà con trai đem bán cho đi dù với khách. Sáu tuổi, bảy tuổi, tám tuổi, chín tuổi… làm cái nghề đó. Khách vô thì cha mẹ kêu khách cho con . Cha mẹ ngồi uống cà phê đánh bài mà con sáu bảy tuổi đi tiếp khách lấy tiền nuôi cha mẹ. Đó là vùng Svay Pak đó, toàn Việt Nam không.
Em đi làm bên Svay Pak em rất là buồn, em thấy con nít là em khóc. Tội nghiệp lắm, tại mình từng qua cái đường đó mà, từng qua cái đường người ta  ta đi dù với mình, từng qua cái đường  người ta ép mình, buộc mình, đánh mình, mà gặp cha mẹ thì kêu khách cho con đi ngủ, chị tính coi…

Những Em Trai…

Thanh Trúc: Nãy giờ mình nói về những em gái nhỏ sáu tuổi bảy tuổi tám tuổi chín tuổi. Nhưng Sina có thấy những đứa con trai nhỏ mà phải đi làm cái nghề đó?

image
Sina Vann: Bên  Svay Pak không phải chỉ bán phụ nữ mà bán tới con trai nữa. Con trai sáu bảy tuổi đi dù với khách theo miệng, theo đít… Hồi đó mình cứu được cả con trai con gái…
Cứu được khoảng mười  mấy người , khoảng mười sáu mười bảy tuổi không hà, mình hỏi cô lên đây làm sao thì cô nói cô đi mình ên (một mình). Hỏi mấy tuổi cô nói cô hai mươi mấy tuổi. Chị  biết Việt Nam mình lên Kampuchia không có pháp luật mình phải dính vô tù đúng không. Em nói với cô là phải nói sự thật, nếu nói hai mươi  mấy tuổi mà tuổi thật của cưng có mười mấy thôi. Tại đem chụp hình xương tay mình biết cô mười mấy không à. Cô cứ nói cô hai mấy thôi… Sau lần đó cô phải vô tù sáu tháng vì bên công an Kampuchia nói cô lên đây không đúng pháp luật. Mình cứu được mà cô còn nói cô hai mươi  mấy không hà.

Thanh Trúc: Tức là những cô  hơi lớn mà mình cứu được thì họ không bao giờ nói thật với mình?

image
Sina Vann: Tại Việt Nam mình là  thương cha  mẹ dữ lắm. Dù làm gì làm chỉ cho tiền  cha mẹ sống sướng được rồi. Có thời gian lên Kampuchia coi Việt Nam mình nghèo quá trời nghèo.

Thanh Trúc: Có phải tại nghèo nên mới bán con?

image
There in those back rooms our investigators were introduced to dozens of little girls … 12 years old, 10 years old, 8 years old… even 5 years old.
Sina Vann: Không,  không có xài tiếng nghèo được. Ai cũng nghèo hết, có ai giàu đâu. Không phải sanh ra giàu được liền, mần ăn mới kiếm tiền được. Không phải nói nghèo cái đi bán con. Không nói vậy được. Nếu xài tiếng đó  thì trên này bán con hết trơn để lấy tiền làm giàu được rồi. Có nhiều người nghèo lắm tại sao người ta  không bán  con mà mình đi bán con? Nếu không có người  mua cũng không có người bán, mà không có người bán cũng không có người  mua, phải không? Em tính một cái thôi, cha mẹ chưa biết con là cái gì của mình, mình là cái gì của con. Mình là người đi trước cho con, em cũng thấy nhiều người Việt Nam nghèo dữ lắm mà sao không bán con mà làm cái này cái nọ để nuôi con. Em dòm người bán con toàn là chơi bài, số đề, đi chơi… đó là người bán con. Còn người nghèo con sáu bảy đưa người ta  nuôi hết. Người ta đi làm mướn, đi bán ve chai cũng nuôi con được. Mình lên xứ người  ta mình cũng phải mần ăn, bán con không phải là điều tốt.

Thanh Trúc: Những đứa bé bị bán đi như vậy, kể cả những cô lớn, rốt cuộc người nào người nấy bị  SIDA bị AIDS hết . 

image
Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho các em vừa được tổ chức Somaly Mam cứu thoát. Photo courtesy Somaly Mam Foundation.
Sina Vann: Cô gái làm trong quán gái, một là bị người ta giết chết, hai là bị  SIDA giết chết. Có hai đường đó cho cô đi thôi. Nếu cứu cô không kịp thì  cô phải chết ngày nào thôi. Hồi đó nếu người  ta không cứu em kịp em  không chết vì SIDA cũng chết vì bị người ta  đánh đập. Tại ngày ngày em ăn ớt mỗi ngày luôn, để roi điện giật em ngày này không chết ngày khác cũng chết. Có nhiêu đó thôi.

Thanh Trúc: Bây giờ em đang làm việc cho tổ chức Somaly Mam để cứu những người đó, vừa rồi em đi Seam Reap làm gì?

image
Sian Vann: Em đi Seam Reap em học. Có khách bên Washington lại coi trung tâm rồi em dẫn người ta đi. Rồi em đi coi (thăm) phụ nữ quay về cha mẹ. Coi cô mần ăn sao rồi, ở với cha mẹ được không, hàng xóm  có giúp đỡ cô không …Phụ nữ mình giúp được rồi không phải là đem cô về nhà mà mình còn  theo cô sáu năm, bảy năm, năm năm, ba năm, không bỏ cô đâu tại vì cô giống như cây nhỏ xíu thôi. Cây nhỏ xíu mình để ra ngoài gặp mưa nắng gió là phải ngã thôi. Nếu mình vô gặp cô hoài, nói chuyện với cô, cái gì giúp được thì giúp thì cây đó sẽ sống sẽ lớn lên rồi mình buông được. Cây còn nhỏ mình không thể buông được, nếu buông thì cô quay lại chỗ cũ.
Nếu cô nói cha mẹ không giúp cô thì mình đi nói với cha mẹ vì cô quay về với cha mẹ rồi. Cha mẹ không giúp thì ai giúp. Không giúp thì con quay lại chỗ cũ, con là nạn nhân thôi.
Đó là  Sina Vann Nguyễn Thị Bích với giải thưởng Frederick Douglas mà trọn số tiền thưởng cô đã trao lại cho tổ chức ngoài chính phủ Somaly Mam ở Kampuchia mà cô đang phục vụ.
Xứ Chùa Tháp, với những di tích lịch sử vào hàng kỳ quan thế giới  mà ai cũng trầm trồ thán phục, nhưng nơi nào người ta cũng bắt gặp những tấm biển viết bằng tiếng Anh và tiếng bản xứ, là “đừng  làm ngơ trước những kẻ đi mua dâm thiếu nhi, hãy đương đầu với chúng”.
Và như Sina Vann Nguyễn Thị Bích kể, quá  nhiều trẻ em bị buộc bán dâm ở Xứ Chùa Tháp là thiếu nhi Việt Nam.  Thanh Trúc kính chào, xin hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
image

Jul 02, 2013
Các bà xấu hổ giùm cho những người bước vào thế giới mại dâm bất cứ vì lý do nào. Nhưng tình trạng này ở VN hiện nay đã nổi lên “rầm rộ” trở thành một “vấn nạn” hầu như không có lối thoát và ngày càng lan rộng từ thành ...

Oct 17, 2013
Cụm từ “bán trôn nuôi miệng” dành cho giới chị em ta, còn bọn mãi dâm nam bán cái gì nuôi miệng đây? Nghĩ hoài mà không ra, chẳng lẽ dùng từ “bán ... nuôi miệng”? Mà “heo độc” khác với “heo bầy” và “heo 4 Đ” như thế ...

May 23, 2012
Cuộc chiến chống buôn lậu người và mại dâm gây nhiều tranh cãi tại các nước Đông Nam Á, trong đó có câu hỏi liệu tất cả các cô gái mại dâm có phải đều là nạn nhân hay không. image. Theo Somaly Mam, nhà hoạt động ...

Oct 27, 2013
“Đạo Hồi cấm những hành vi như vậy vốn được xem như là mại dâm tự nguyện,” ông nói. Ở một đất nước có tính thế tục và tự do như Tunisia thì việc 'thánh chiến bằng tình dục' là một cú sốc. Nhiều người cho rằng đây là ...

May 11, 2012
Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò ...

Jan 09, 2013
Công việc của cô hiện nay là 'hỗ trợ trẻ em hành nghề mại dâm ở Hà Nội, hỗ trợ chị em bán dâm ngoài đường phố và các ở các cơ sở'. image. Một quán bar ở Hà Nội - hình chỉ có tính minh họa cho chủ đề sinh hoạt về đêm ...

Jun 08, 2012
Mình bỗng thương Mỹ Xuân, Hồng Hà, Thiên Kim và các cô gái bị chà đạp thêm nhiều lần sau các chuyên án điều tra, bóc dỡ đường dây mại dâm này. Chính xã hội là nguyên nhân gây nên cơn “thèm tiền” đến điên loạn.

Aug 09, 2013
Mấy cái tụ điểm cá độ đá banh, đánh bạc, mại dâm trong khu phố nơi Thùy Linh đang sống, người dân nào chẳng biết, chẳng lẽ CA lại không biết ? Nói đến đây chắc hẳn mọi người đã hiểu ! Mối quan hệ này dựa trên lợi ích ...

Aug 25, 2013

Quỹ cứu giúp trẻ em bị buộc phải làm đủ việc từ mại dâm tới ăn xin nhưng trong năm ngoái hơn 25% trẻ em được giải cứ từ các xưởng may ở thành phố HCM. image. Điều kiện làm việc tại các xưởng may thường ...

image

Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ
Chân dung 10 người quyền lực và những khu chợ tuyệ...
6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Nói sự thật sẽ không tồn tại
Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyề...
Công ty ớt Sriracha bị kiện vì gây mùi khó chịu, c...
Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Từ Mark tới Uy
Làng dưỡng lão Việt kiều
Lịch sử và các bí ẩn của tượng Nữ Thần Tự Do
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giớ...
Tàu có đáng sợ không?
Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
Chợ cóc và an toàn thực phẩm
Sạn mật
Khi 'đất nước' lười đọc
Huyền Chip và thói dối trá của người Việt trẻ!
Cộng sản Indonesia bị tiêu diệt trong những năm 60...
Lột da, hút mỡ bụng
Những đám đông Việt Nam
Phản ứng về phiên xử Đinh Nhật Uy
Cõi già trên đất lạ
Thánh chiến tình dục
Câu cá trên trời
Hạm đội Hoa Kỳ cứu tàu tỵ nạn VN
Xăng ôm
Hẻm sâu sài gòn
Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới
Mặc cảm của phụ nữ không con
Chính trị VN 'không rõ ai đang cầm lái' & Tranh ch...
Quý bà nghĩ gì về Viagra, Cialis….
Thành phố không có ai mặc quần áo
Cô gái kéo xác máy bay Mỹ
Trai Nhật 'ưa gái ảo và trốn tình dục'
Vì sao nước Mỹ không có "lãnh tụ vĩ đại"?
Sáng đôi mắt mù
Bội Phản

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.