Pages

Friday, March 21, 2014

Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người

image
Ăn là nhu cầu bản năng của loài người kể từ khi xuất hiện trên Trái đất này. Nếu như thời nguyên thủy, con người ăn theo kiểu săn bắt, hái lượm là chính yếu thì hiện nay, trong thế giới hiện đại, chúng ta ăn theo phong cách “công nghiệp”.

Từ A tới Z, mọi giai đoạn sản xuất thực phẩm đều được tự động hóa ở quy mô rộng lớn. Thức ăn được chế biến sẵn, và công việc của ta chỉ là nhai và nuốt mà thôi. Đó là biểu hiện của tiến bộ văn minh, nhưng nếu nhìn lại một chút, bạn sẽ không khỏi rùng mình trước sản lượng khổng lồ mà chúng ta tiêu thụ, cũng như những mặt trái của lối sống “công nghiệp”.

image
Thịt (chính yếu là thịt gà, bò, lợn) là nguồn cung cấp protein chánh trong mỗi bữa ăn của chúng ta.

image
Chỉ tính riêng gà, mỗi ngày đã có hơn 130 triệu con bị giết làm thịt. Trong một năm, con số ấy sẽ đạt tới ngưỡng là 49 tỷ, tương đương với việc một người ăn 7 con gà/năm.

image
Để thỏa mãn nhu cầu khổng lồ ấy, các phương pháp nuôi gà công nghiệp ra đời. Nếu như 40 năm về trước, phải mất gần 3 tháng để nuôi được một con gà ở mức 2kg thì giờ đây, con số ấy giảm đi đáng kể, chỉ còn mất 41 ngày cho một lứa gà hàng chục ngàn con xuất chuồng.

image
Sau công tác chọn giống kỹ lưỡng, gà được nuôi trong những chuồng quy mô lớn, lên tới hàng chục ngàn con. Chúng được cho ăn cám, các loại thức ăn giúp lớn nhanh, và tiêm phòng các bệnh thông thường. Đặc biệt, gà được “thu hoạch” bằng một cỗ máy kỳ lạ. Một đầu máy có những trục quay lớn giúp “bắt” gà, đầu còn lại nối tới những chiếc thùng nhựa đựng gà.

image
Hoàn tất công việc này, gà được chuyển về những xí nghiệp chế biến với hàng ngàn nhân công, và dây chuyền sản xuất chuyên biệt. Từ việc mổ gà, vặt lông cho đến phân loại, đóng hộp, tất cả đều được tự động hóa một cách đáng kinh ngạc. Từ đây, hàng ngàn con gà được xuất xưởng, chia đều đến các mối, siêu thị… rồi đến tay người tiêu dùng.

image
Câu chuyện về những con bò sữa công nghiệp cũng đáng ngạc nhiên không kém. Bạn có giật mình không khi biết một năm, con người sản xuất tới gần 600 triệu tấn sữa bò (số liệu 2010) để phục vụ nhu cầu của mình. Trong quy trình chăn nuôi công nghiệp, một con bò sữa sẽ bị lấy sữa vào thời điểm có nhiều sữa nhất (khoảng 40 ngày sau khi đẻ) và chúng sẽ được “vắt kiệt” cho tới hết đời.

image
Trong những trang trại nuôi bò hiện đại, hình ảnh người vắt sữa bò đã được thay thế bằng những chiếc máy hút chân không tự động. Những thiết bị này giúp tăng năng suất đáng kể, tạo ra một loại sữa có chất lượng thống nhất, làm tăng số lần vắt sữa bò lên tới mức 3 lần/ngày. Và quy trình vắt sữa này cũng khiến sữa thu hoạch được bảo đảm vệ sinh hơn.

image
Không dừng lại ở đó, quy trình công nghiệp còn giúp ích cho con người trong việc nuôi lợn với quy mô lớn. Thay vì việc phải nuôi cả năm mới được một đôi lợn như trước kia, giờ đây chỉ sau 3 tháng, hàng ngàn con lợn thịt với trọng lượng cỡ 80kg có thể xuất chuồng, và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

image

image
Đây là hình ảnh những chuồng lợn trong một trang trại quy mô lớn ở Trung Cộng. Những con lợn nái mẹ với kích thước đáng mơ ước đang cho đàn con bú. Chúng được nuôi lớn bằng các loại thức ăn công nghiệp, chứa khá nhiều hóa chất tăng cân.

image

image
Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, những đàn lợn này sẽ xuất chuồng và bước vào quy trình chế biến công nghiệp. Điểm đến cuối cùng của chúng là các hộp thịt ở siêu thị, trong các loại đồ ăn sẵn như patê, thịt hun khói, xúc xích…

image
Nhưng tất cả cũng chỉ đáp ứng được tương đối nhu cầu tiêu thụ khổng lồ của con người chúng ta. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày ta chỉ nên ăn khoảng 150g thịt nói chung. Thế nhưng ngay tại một quốc gia phát triển như Mỹ, lượng thịt một người tiêu thụ trung bình mỗi ngày đã là 230g, trong đó bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt gà, và thịt gà tây.

image
Đáng lo ngại hơn, nhu cầu ăn uống của con người lại không hề đồng đều. Trong khi ở những nước phát triển, người ta có thể ăn thừa mứa, và bỏ phí đồ ăn, thì có những nơi, đồ ăn là một thứ gì đó xa xỉ.

image
Hiện nay, cứ 7 người thì có một người bị đói thường xuyên. Nếu so sánh với thống kê ở trên, chỉ cần 2 người Mỹ ăn với lượng thịt tiêu chuẩn mỗi ngày, thì đã có thể tiết kiệm được lượng thịt cứu sống một người bị đói.

image
Như một hệ quả của sự không đồng đều ấy, thế giới đang phải đối mặt với hai vấn nạn trái ngược nhưng mức độ nguy hiểm ngang nhau: béo phì và suy dinh dưỡng. Trong số 7 tỷ người đang sống trên hành tinh này, có 1,7 tỷ người thừa cân, và 870 triệu người hàng ngày đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Phải chăng đây cũng chính là mặt trái mà là lối sống công nghiệp vũ bão gây ra đối với xã hội chúng ta?

image


Sep 02, 2013
Nói đến Sóc Trăng sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những món ăn dân dã truyền thống đã góp phần làm rạng danh văn hóa ẩm thực cộng đồng người Khmer. Và thứ bánh đã ăn sâu vào ký ức tuổi thơ tôi chính là bánh ống.

Mar 20, 2013
Thoạt đọc qua tựa đề, tôi không thể không liên tưởng đến bữa ăn cuối cùng của các tử tội trước khi bị đem đi hành quyết. Mà suy cho cùng, dường như cái lối ăn uống của nhiều người Việt Nam trong nước hiện nay chẳng ...

Mar 28, 2012
Hiện nay có hàng triệu người ăn chay trên thế giới sống lâu và khỏe mạnh hơn những người không ăn chay. Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê cho biết có 9 triệu người ăn chay trong năm 1989 theo hội North American Vegetarian ...

Sep 10, 2012
Tác hại của ăn tối muộn. image. baomai.blogspot. Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu… Ăn tối muộn hay ăn trước giờ đi ngủ đều không tốt cho sức khỏe. 1.

May 30, 2011
Không giống như thời tiền sử, con người chỉ biết ăn tươi nuốt sống bất cứ cái gì có thể ăn được và chỉ có thể ăn khi kiếm được thức ăn, vì thế mà hầu như không có sự phân biệt giữa những con người với nhau vì ăn. Nhưng ...

Jan 06, 2013
Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là ...

Jan 04, 2013
Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Bang, đánh ...


image

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?
Không có toa-lét thì không có cô dâu
Hai khung trời...
Ðịnh kiến 'thiểu số gương mẫu': Một vấn đề đối với...
Cuộc xâm lăng êm thấm nhất của Nga
Câu chuyện người thợ xây nhà
Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?
Thành quả và tương lai quỹ VEF
Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và tr...
Chứng chảy máu mũi ở trẻ em
Một sự hiểu lầm tai hại
EU 'cấm đi lại' với quan chức Nga
Tập yoga giảm đau lưng
Có nên phá dỡ cầu Long Biên?
Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
Đường độc hơn trứng
Sự đáng sợ của nước Mỹ
10 vụ tai nạn hàng không bí ẩn nhất
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng...
Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ
Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Có bài học nào cho nhà cầm quyền CSVN?
Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin
Chúng tôi không là Việt Kiều
Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina
Ô danh nước Nga
Bằng Cấp hay Bằng Cắp
Xin Lỗi Tháng Tư !
Lệ rơi trên đôi nạng gỗ
Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.