Pages

Tuesday, August 12, 2014

Đồng minh với Mỹ

image
Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Cộng không ai khác hơn là Mỹ.
Các sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như gần kề. Ba sự kiện chính có thể sẽ xảy ra như là hệ quả của việc nâng cấp này là: Một, hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết sớm; hai, Việt Nam có thể sẽ được phép mua các loại vũ khí sát thương của Mỹ; và ba, quan trọng nhất, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ Việt Nam đối phó với những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Cộng trên Biển Đông.

image
Nếu tất cả các điều trên được diễn ra một cách suôn sẻ thì quả là một việc đáng mừng cho Việt Nam. Lý do đơn giản là Việt Nam không thể chống cự lại Trung Cộng một cách có hiệu quả nếu không có, một, vũ khí tối tân, và hai, sự giúp đỡ từ Mỹ.

Về vũ khí, lâu nay Việt Nam chủ yếu mua từ Nga, nhưng ở đây lại có vấn đề: Nga không phải chỉ bán vũ khí cho Việt Nam mà còn bán cho cả Trung Cộng nữa. Hậu quả là những gì Việt Nam có, Trung Cộng cũng đều có. Hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Cộng có thể mua vũ khí từ Nga với số lượng lớn hơn hẳn Việt Nam. Đó là chưa kể, sau mấy chục năm tập trung vào việc phát triển kỹ thuật quân sự, vũ khí do Trung Cộng tự chế tạo cũng có trình độ kỹ thuật rất cao. Đứng về khía cạnh vũ khí, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua ấy sẽ không thể thành hiện thực được nếu chính phủ Mỹ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh hạn chế bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam vốn kéo dài từ mấy chục năm nay.

image
Về đồng minh, lâu nay có vẻ như Việt Nam cố gắng ve vãn nhiều quốc gia nhưng thành thực mà nói, một, không có nước nào sẵn sàng đứng bên cạnh Việt Nam và chia lửa với Việt Nam trong trận đối đầu với Trung Cộng; và, hai, nếu muốn, họ cũng không đủ sức. Ngay trong khối ASEAN, những nước có thể đứng về phía Việt Nam cũng rất ít ỏi. Việt Nam chỉ có thể đi với những quốc gia có quyền lợi xung đột với Trung Cộng như Philippines, MalaysiaBrunei. Nhưng cả bốn nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ với Trung Cộng. Đó là chưa kể giữa bốn nước này, mâu thuẫn về chủ quyền trên biển và đảo vẫn khá gay gắt. Ở châu Á, chỉ có hai quốc gia thực sự mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng do những ràng buộc về pháp lý, Nhật Bản không thể đưa quân sang giúp Việt Nam trong trường hợp có chiến tranh. Trong khi đó, Hàn Quốc ở cái thế cũng rất bấp bênh: Trung Cộng có thể sử dụng Bắc Hàn để ngăn chận mọi nỗ lực quân sự của Hàn Quốc trong việc chống cự lại Trung Cộng.

Bởi vậy, dù thích hay không thích, Việt Nam cũng nên thừa nhận một điều: quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Cộng không ai khác hơn là Mỹ. Quan hệ đồng minh với Mỹ là con đường duy nhất để tự vệ của Việt Nam.
Lấn cấn duy nhất của mối quan hệ ấy là quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Đối với chính phủ Mỹ, thật ra, đó không phải là vấn đề. Tất cả các chính khách Mỹ đều theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) và thực tế (realism). Câu châm ngôn cửa miệng của họ là: không có bạn vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn. Do đó, chính phủ Mỹ sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, kẻ thù cũ của họ, để bảo vệ Biển Đông. Họ không bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ bảo vệ Biển Đông. Và vì Biển Đông, họ sẵn sàng xem Việt Nam là một đồng minh chiến  lược.

image
Nhưng trên thế giới, quan hệ đồng minh nào cũng dựa trên hai hoặc một trong hai nền tảng: quyền lợi và sự tin cậy.
Giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay có rất nhiều điểm chung về quyền lợi: Cả hai đều cần Biển Đông. Với Việt Nam, đó là vùng biển của Việt Nam, là một trong những nguồn lợi tức lớn của Việt Nam về phương diện kinh tế đồng thời cũng là danh dự và lòng tự hào dân tộc của Việt Nam về phương diện tinh thần. Với Mỹ, đó là con đường hàng hải quan trọng vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về quân sự. Mỹ cần bảo vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ đó trở thành khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả nếu Việt Nam chấp nhận nhượng bộ hoặc đầu hàng Trung Cộng.

Tuy nhiên, một thứ quan hệ dựa trên quyền lợi không thể kéo dài và cũng không đủ mạnh để lôi kéo Mỹ. Nền tảng thứ hai của quan hệ đồng minh bao giờ cũng là sự tin cậy. Sự tin cậy trong chính trị khác với sự tin cậy giữa hai cá nhân vốn chỉ dựa vào tính cách. Trong chính trị, sự tin cậy chỉ được xây dựng trên nền tảng của những bảng giá trị chung cả hai quốc gia đều chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên mà các quan hệ đồng minh sâu sắc và bền vững chỉ có thể tìm thấy giữa các quốc gia gần gũi với nhau về văn hóa, như giữa Mỹ và Anh, Úc, Tân Tây Lan, hoặc nhạt hơn một chút, giữa Mỹ và các quốc gia khác ở Âu châu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lâu nay, Mỹ luôn luôn đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện. Không phải Mỹ muốn cứu một số cá nhân đang bị giam giữ trong nhà tù. Với chính phủ Mỹ, những cá nhân ấy hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn thấy ở Việt Nam những sự chia sẻ chung về các bảng giá trị văn hóa: tôn trọng quyền con người. Hơn nữa, chính phủ Mỹ cũng muốn dân chúng Mỹ nhận thấy điều đó.

image
Có thể nói trở ngại chính trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ không phải ở Trung Cộng hay bất cứ nước nào khác mà chính là dân chúng Mỹ. Không nên quên vết thương của nhiều người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với 58.000 người chết vẫn chưa lành hẳn. Cái gọi là hội chứng Việt Nam trong một số thành phần dân chúng Mỹ vẫn còn sâu đậm. Những người ấy không dễ dàng để mặc cho chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Họ có những yêu sách của họ. Một trong những yêu sách ấy là: Việt Nam xứng đáng để làm bạn và để được bảo vệ. Việc tôn trọng nhân quyền là một thước đo chính. Không có một chính trị gia nào ở Mỹ dám bất chấp yêu sách chính đáng ấy của dân chúng Mỹ.

Chắc chắn Việt Nam sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. 

Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc


image

Nhìn về phong trào 'thoát Trung'
Vĩnh biệt Robin Williams
Thằng ăn hại
Mỹ: Tách xa TC, lại gần VN
Cô gái bán báo xinh đẹp ở Sài Gòn
Thiết bị chống trộm của cảnh sát Anh
Bộ máy thuần hóa của CSVN
Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và ...
Lớp học ngoại ngữ miễn phí của chàng trai bán bóng...
Tòa Án Úc: Tố cáo tham nhũng tiền polymer Việt Nam...
Không biết CSVN chơi trò bần tiện gì với Điếu Cầy ...
Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990
Việt-Mỹ: Vũ khí đổi lại cải cách?
Tại sao chúng ta cần nhà văn?
Tháng bảy ngát mùa hoa yêu thương
Sự thật về Thanh Hải Vô Thượng sư
Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”
Hai thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội...
Vì sao phải thoát Trung?
Lê Hoàng Trúc: Hồi Trống Tự Do
Lễ nhậm chức: Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Một Lễ rửa tội
Con đường phản động
Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp
Tây Nguyên và sự phát triển của Việt Nam
Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá
Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố
Mùa hè đỏ lửa
Người bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Mùa thu cuộc tình
Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt?
Hoàng Hoa Thám: Hùm thiêng Yên Thế
Quyền được biết

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.